Đặc điểm dinh dưỡng của cá chép, trắm cỏ

Một phần của tài liệu giáo trình chăm sóc cá nuôi nghề nuôi cá lồng bè nước ngọt (Trang 29)

1.1. Đặc điểm dinh dưỡng của cá chép * Tính ăn của cá chép:

- Cá sống ở tầng sát đáy và tầng đáy, ăn sinh vật đáy là chủ yếu như: giun nước, ấu trùng, côn trùng, mùn bã hưu cơ, mầm non thực vật...

- Cá có khả năng sử dụng hiệu quả nguồn thức ăn nhân công như: cám gạo, bột mì, bã đậu, bột cá, khô dầu... tuy nhiên là loài ăn động vật nên yêu cầu hàm lượng đạm trong khẩu phần ăn cá tương đối cao 24- 32%

* Các loại thức ăn cho cá chép

Trong môi trường tự nhiên cá chép là loài ăn tạp, vì vậy thức ăn của chúng tương đối đa dạng và được chia thành các nhóm:

- Động vật đáy: Đây là nhóm thức ăn ưu thích của cá chép, trong thủy vực các chép thường sục bùn kiếm thức ăn làm đục nước

1.2. Đặc điểm dinh dưỡng của cá trắm cỏ * Tính ăn của cá trắm cỏ:

Cá trắm cỏ là loài ăn thực vật thủy sinh, cá hương cỡ 2- 3cm bắt đầu sử dụng các loại thực vật nhỏ làm thức ăn (bèo tấm)

Từ cỡ cá giống 4- 10cm cá có thể ăn thực vật thủy sinh non, cỡ nhỏ.

Cá trắm cỏ dài 20 - 25 cm, nặng 135 - 230g ăn thực vật trên cạn; thích ăn cỏ gà, cỏ mồi, cỏ chỉ, ít ăn cỏ dày, ăn thực vật thủy sinh, cá thích ăn rong lá vòng hơn rong đuôi chó.

Lượng thức ăn hàng ngày với thực vật trên cạn từ 22,1 - 28,7% khối lượng cơ thể. Hệ số thức ăn của cá trắm cỏ với cỏ gà 25,2, cỏ chỉ 26,6, cỏ mồi 32,7, cỏ dày 47,8, rong lá vòng 49, rong đuôi chó 153,3.

Nếu trong khẩu phần thức ăn có quá nhiều tinh bột cá sẽ béo nhanh và chậm lớn.

* Một số loại thức ăn của cá trắm cỏ

- Các loại thực vật thủy sinh thân lớn là thức ăn tự nhiên cho cá trắm cỏ giai đoạn cá trưởng thành:

+ Rong

+ Cây cỏ nước

Hình 3.3.2: Một số thực vật thủy sinh là thức ăn cho cá trắm cỏ

Một phần của tài liệu giáo trình chăm sóc cá nuôi nghề nuôi cá lồng bè nước ngọt (Trang 29)