Điều chỉnh thức ăn

Một phần của tài liệu giáo trình chăm sóc cá nuôi nghề nuôi cá lồng bè nước ngọt (Trang 61)

4.1. Điều chỉnh lượng thức ăn

Căn cứ vào lượng thức ăn còn dư trong lồng nuôi để điều chỉnh lượng thức ăn cho lần sau:

- Nếu thức ăn còn thừa một ít nghĩa là lượng thức ăn đủ cho nhu cầu của cá thì giữ nguyên lượng thức ăn;

- Nếu thức ăn hết nhanh (khoảng <2 giờ) sau khi cho ăn, nghĩa là cá ăn thiếu thì tăng thêm lượng thức ăn;

- Nếu sau khoảng 3 giờ kiểm tra thức ăn còn thừa trong lồng, nghĩa là thức ăn đang dư thừa so với nhu cầu thì giảm lượng thức ăn.

Ghi nhớ

- Trong thời gian nuôi cá, khi nhiệt độ trong ao quá cao hoặc quá thấp, hoặc khi có dấu hiệu bệnh… cần điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp để tránh thức ăn thừa gây ô nhiễm ao nuôi

- Nếu thừa thức ăn cũng không giảm quá 10% so với bữa kiểm tra; nếu thức ăn thiếu cũng tăng không quá 5% so với bữa kiểm tra

4.2. Điều chỉnh loại thức ăn

- Cần cho cá ăn đúng loại thức ăn qui định;

- Cho cá có kích thước nhỏ ăn thức ăn cá có kích thước lớn sẽ thiếu dinh dưỡng, chậm lớn;

- Cho cá có kích thước lớn ăn thức ăn cá có kích thước nhỏ sẽ không hấp thu hết đạm trong thức ăn, lượng; đạm thừa sẽ đưa ra ngoài gây ô nhiễm nước ao đồng thời tăng giá thành sản phẩm; mặt khác cá sẽ không thích bắt mồi vì kích thước viên thức ăn không phù hợp cỡ miệng cá.

- Khi chuyển sang thức ăn mới nên chuyển từ từ để cá quen dần; - Nên phối hợp nhiều loại thức ăn theo tỉ lệ phân đàn của cá.

Ở giai đoạn 1 tháng đầu của quá trình nuôi (do đây là thời gian ương cá, cá dễ hao hụt nhất), nên thức ăn sử dụng 100% là thức ăn viên công nghiệp có hàm lượng đạm cao. Đến giai đoạn còn lại của chu kỳ nuôi 4 - 5 tháng nên cho cá ăn bằng thức ăn tự chế biến kết hợp thức ăn viên công nghiệp. Lượng thức ăn công nghiệp chiếm từ 10-20 % trên tổng lượng thức ăn tự chế biến nhằm đảm bảo thức ăn cung cấp đủ mỗi ngày, để tránh cá thiếu thức ăn dẫn đến tình trạng cá lớn dành thức ăn với cá nhỏ làm cá nhỏ thiếu thức ăn, cá chậm lớn và làm giảm tỷ lệ sống của cá nuôi, ảnh hưởng đến năng suất của cá nuôi.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành

1. Câu hỏi: Trình bày phương pháp cho cá ăn theo “ba xem, bốn định” 2. Bài tập thực hành:

2.1. Bài tập thực hành 1. Tính lượng thức ăn cho lồng nuôi cá chép

2.2. Bài thực hành số 2. Thực hành cho cá trong lồng ăn bằng thức ăn tự chế

C. Ghi nhớ:

- Cho cá ăn ngày 2 lần; 8-9 giờ sáng và 15-16 giờ chiều. - Trộn thức ăn phải đều

như tình hình tăng trưởng để tính chính xác lượng thức ăn mỗi ngày theo lượng thức ăn thực tế, tránh tình trạng thừa hoặc thiếu thức ăn.

- Cần theo dõi tình hình sức khỏe của cá, khi phát hiện cá bị bệnh thì ngưng cho ăn để chữa trị.

- Không được cho cá ăn thức ăn tự chế biến đã để lâu hoặc bị ôi thiu vì dễ làm cá bệnh.

- Thức ăn của cá phải đảm bảo không chứa các loại hóa chất hay thuốc kháng sinh đã bị cấm.

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN

Một phần của tài liệu giáo trình chăm sóc cá nuôi nghề nuôi cá lồng bè nước ngọt (Trang 61)