- Phương thức thanh toán
b. Sức sinh lợi của lao động
Bảng 2.6. Sức sinh lợi của lao động tại Công ty qua 3 năm 2011 – 2013
CHỈ TIÊU ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Lợi nhuận sau thuế (1) Nghìn đồng 6,246,997 6,909,946 8,738,427
Tổng số LĐ bình quân (2) Người 19 19 20
Sức sinh lợi của lao động (3)=(1)/(2)
Nghìn đồng/
người 328,789 363,681 436,921
(Nguồn: Phịng kế tốn Cơng ty cổ phần BVTV 1 TW – CN Nam Trung Bộ)
Khi xem xét đến khả năng sinh lợi của một lao động là xét tới khả năng một lao động đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Dựa vào bảng 2.6, ta thấy sức sinh lợi của lao động tại công ty cổ phần BVTV 1 Trung ương – CN Nam Trung Bộ có xu hướng tăng qua 3 năm 2011 – 2013. Cụ thể, năm 2011 một lao động tạo ra 328,789 nghìn đồng lợi nhuận, năm 2012 một lao động tạo ra 363,681 nghìn đồng lợi nhuận, tăng 34,892 nghìn đồng so với năm 2011 ứng với tỷ lệ tăng 10.61%. Đến năm 2013, một lao động tạo ra 436,921 nghìn đồng lợi nhuận, tức tăng 73,240 nghìn đồng ứng với tỷ lệ tăng là 20.14% so với năm 2012. Sức sinh lợi của một lao động được tính dựa vào lợi nhuận sau thuế mà công ty đã đạt được, mà sức sinh lợi của công ty tăng mạnh qua 3 năm 2011 – 2013, điều này cho thấy công ty sử dụng hiệu quả nguồn lao động qua các năm, tình hình hoạt động khá khả quan và cần được phát huy hơn nữa kết quả này.
Tóm lại, qua việc phân tích một số chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động, cho thấy công ty đang sử dụng lao động rất tốt, việc phân tích này giúp cho cơng ty thấy được những mặt đã đạt được và những mặt còn hạn chế trong quá trình quản lý, điều hành và sử dụng lao động. Từ đó cơng ty cần tìm ra ngun nhân và đưa ra biện pháp để khắc phục các hạn chế đó nhằm đạt được mục tiêu cao nhất của bản thân cơng ty.
2.2.2.2. Hiệu quả sử dụng chi phía. Hiệu quả sử dụng tổng chi phí a. Hiệu quả sử dụng tổng chi phí
Sức sản xuất của tổng chi phí
Bảng 2.7. Sức sản xuất của tổng chi phí tại cơng ty qua 3 năm 2011 – 2013
CHỈ TIÊU ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tổng doanh thu (1) Nghìn đồng 44,123,901 54,240,408 56,136,562 Tổng chi phí (2) Nghìn đồng 37,876,903 47,330,461 47,398,134 Sức sản xuất của chi phí
(3)=(1)/(2) % 116.5 114.5 118.4
(Nguồn: Phịng kế tốn Cơng ty cổ phần BVTV 1 TW – CN Nam Trung Bộ)
Qua bảng 2.7, ta thấy cứ một đồng chi phí đầu vào năm 2011 tạo ra được 1.165 đồng doanh thu đầu ra, năm 2012 tạo ra được 1.145 đồng doanh thu. Nhận thấy năm 2012, sức sản xuất của chi phí giảm xuống 0.02 đồng doanh thu trên một đồng chi phí, chứng tỏ chi phí trong giai đoạn này khơng được kiểm sốt tốt, các loại chi phí tăng cao hơn tốc độ tăng doanh thu.
Tuy nhiên, đến năm 2013, công ty đã giảm được mức tăng của các loại chi phí làm cho sức sản xuất của chi phí tăng lên 0.039 đồng so với năm 2012. Cụ thể là năm 2013, một đồng chi phí tạo ra được 1.184 đồng doanh thu, chỉ số này tăng chứng tỏ cơng ty hoạt động ngày càng hiệu quả, góp phần làm cho tổng doanh thu tăng lên với tốc độ nhanh hơn so với tổng chi phí từ đó làm tăng lợi nhuận của cơng ty.
Bảng 2.8. Sức sinh lợi của tổng chi phí tại cơng ty qua 3 năm 2011 – 2013
CHỈ TIÊU ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Lợi nhuận sau thuế (1) Nghìn đồng 6,246,997 6,909,946 8,738,427 Tổng chi phí (2) Nghìn đồng 37,876,903 47,330,461 47,398,134 Sức sinh lợi của tổng
chi phí (3)=(1)/(2) % 16.49 14.59 18.44
(Nguồn: Phịng kế tốn Công ty cổ phần BVTV 1 TW – CN Nam Trung Bộ)
Qua bảng trên ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên chi phí của cơng ty tăng giảm qua các năm, cụ thể năm 2011 tỷ suất này là 16.49%, tức một đồng chi phí đầu vào bỏ ra thu được 0.1649 đồng lợi nhuận; năm 2012 tỷ suất này giảm xuống còn 14.59%, tức trong một đồng chi phí bỏ ra thu được 0.1459 đồng lợi nhuận, thấp hơn năm 2011 là 0.019 đồng. Năm 2013, tỷ suất này tăng lên 18.44%, tức một đồng chi phí bỏ ra thu được 0.1844 đồng lợi nhuận, cao hơn so với năm 2012 là 0.0385 đồng.
Nguyên nhân là do trong năm 2012, tổng chi phí và lợi nhuận đều tăng nhưng tốc độ tăng của lợi nhuận thấp hơn tốc độ tăng của chi phí nên làm cho sức sinh lợi này giảm so với năm 2011. Bên cạnh đó, sự biến động giá cả thị trường đã làm ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh của cơng ty trong 3 năm qua, làm cho tổng chi phí tăng lên; tuy vậy cơng ty vẫn duy trì tốt hoạt động kinh doanh, vẫn thu được khoản lợi nhuận cao. Sức sinh lợi của tổng chi phí giảm nhẹ vào năm 2012 và tăng trở lại vào năm 2013, điều này cho thấy cơng ty đang hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên chi phí của cơng ty cịn khá lớn do đó cơng ty cần có phương án quản lý chi phí cho hợp lý để có thể tăng cao hơn nữa lợi nhuận của công ty.
Một số chỉ số khác liên quan đến chi phí
Bảng 2.9. Các chỉ tiêu khác liên quan đến chi phí của cơng ty qua 3 năm 2011 – 2013
CHỈ TIÊU ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Doanh thu thuần (1) Nghìn đồng 44,123,901 54,240,408 56,136,562 Giá vốn hàng bán (2) Nghìn đồng 34,884,051 43,401,710 43,773,039 Chi phí QLDN (3) Nghìn đồng 2,223,115 2,979,114 2,846,672 Chi phí bán hàng (4) Nghìn đồng 769,737 949,637 778,423 Tỷ suất giá vốn hàng bán trên DTT (5)=(2)/(1) % 79.06 80.02 77.98 Tỷ suất chi phí QLDN trên DTT (6)=(3)/(1) % 5.04 5.49 5.07 Tỷ suất chi phí bán hàng trên DTT (7)=(4)/(1) % 1.744 1.751 1.387
(Nguồn: Phịng kế tốn Cơng ty cổ phần BVTV 1 TW – CN Nam Trung Bộ)
Thông qua bảng 2.9, ta nhận thấy:
+ Tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần
Tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần của cơng ty khá cao và có sự biến động qua các năm. Năm 2011, tỷ suất này là 79.06% thì sang năm 2012 tỷ suất này tăng lên 80.02%, tức tăng 0.96%. Tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần trong năm 2012 tăng lên với tỷ lệ tương đối thấp, cho thấy tốc độ tăng của doanh thu thuần chậm hơn so với tốc độ tăng của giá vốn hàng bán. Đến năm 2013, tỷ suất này giảm xuống còn 77.98%, tức giảm 2.04% so với năm 2012. Giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng doanh thu nên việc liên tục tăng giá vốn hàng bán qua các năm làm ảnh hưởng rất nhiều đến mức tăng lợi nhuận của cơng ty. Ngun nhân là do tình hình kinh tế có nhiều bất ổn, công ty phải chịu sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt dẫn đến giá vốn hàng bán liên tục tăng qua các năm. Trong thời gian tới công ty cần chú trọng quản lý tốt
loại chi phí này để góp phần làm tăng mức lợi nhuận chung của cơng ty.
+ Tỷ suất chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần
Tương tự như tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần thì tỷ suất chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần cũng có sự biến động qua 3 năm 2011 – 2013. Tỷ suất chi phí QLDN trên doanh thu thuần năm 2011 là 5.04%, đến năm 2012 tỷ suất này tăng lên 5.49% và sang năm 2013 thì giảm xuống cịn 5.07%. Năm 2012, chi phí QLDN của cơng ty tăng cao hơn so với tốc độ tăng của doanh thu thuần, do trong năm này hoạt động kinh doanh của công ty tăng cao nên đẩy các loại chi phí tăng theo, làm cho tỷ suất này ở năm 2012 vì thế mà tăng cao so với năm 2011. Tuy nhiên, vào năm 2013 thì tỷ suất này có xu hướng giảm so với năm 2012, điều này cho thấy dấu hiệu khả quan hơn, công ty quản lý chi phí QLDN tốt và làm cho loại chi phí này tăng chậm hơn nhiều so với mức tăng của doanh thu thuần, dẫn đến tỷ suất chi phí QLDN trên doanh thu thuần vào năm 2013 giảm. Mặt khác, tỷ suất giảm cho thấy cơng ty quản lý chi phí QLDN tốt hơn so với các năm trước và cần tiếp tục phát huy trong những năm tới để góp phần tăng lợi nhuận chung của cơng ty.
+ Tỷ suất chi phí bán hàng trên doanh thu thuần
Tỷ suất chi phí bán hàng trên doanh thu thuần của cơng ty có xu hướng tăng vào năm 2012 và giảm dần vào năm 2013. Cụ thể, năm 2011, cơng ty phải cần 0.01744 đồng chi phí để tạo ra một đồng doanh thu, trong khi đó thì năm 2012 để tạo ra một đồng doanh thu thì phải cần đến 0.01751 đồng, tức tăng 0.00003 đồng chi phí. Tốc độ tăng rất thấp vì thế cơng ty cần phải kiểm sốt lại chi phí để hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn. Tuy nhiên, đến năm 2013, công ty đã kiểm sốt lại được mức biến động của chi phí bán hàng làm cho loại chi phí này giảm so với năm 2012 nhưng doanh thu vẫn tăng, do đó tỷ suất chi phí bán hàng trên doanh thu thuần năm 2013 giảm còn 0.01387 đồng, tức chỉ cần 0.01387 đồng chi phí thì sẽ tạo ra được một đồng doanh thu, tương ứng với mức
giảm 0.00364 đồng chi phí. Tuy tỷ lệ tăng thấp nhưng đây có thể được xem là dấu hiệu khả quan đối với cơng ty vì chi phí bán hàng của cơng ty đã được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả hơn.