Tác động tới xã hộ

Một phần của tài liệu Luận văn: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh hà nam giai đoạn 1997 2010 (Trang 95 - 100)

đông tích cực đến kinh tế mà còn tác động lớn đến văn hóa, xã hội của tỉnh.

Dân cư, lao động, việc làm: Trước sự thành công của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Hà Nam góp phần làm cho chất lượng lao động được cải thiện rõ nét, thực hiện các chỉ tiêu phát triển về dân số, việc làm đều đạt hoặc vượt mức mục tiêu hàng năm cũng như các giai đoạn 5 năm trong thời kỳ 1997 - 2010. Do thường xuyên quan tâm, duy trì công tác tuyên truyền, vận động nên nhận thức của nhân dân đặc biệt là nông dân về công tác kế hoạch hóa gia đình có sự chuyển biến sâu sắc. Mô hình mỗi cặp vợ chồng chỉ có 1 đến 2 con trở nên phổ biến; công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe phụ nữ và trẻ em ngày càng được quan tâm. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm từ 39,0% năm 1997 xuống 32,0% năm 2000 và giảm còn 19,0% năm 2010.

Giáo dục và đào tạo: Giáo dục phổ thông có sự phát triển cả về cơ sở vật chất, trình độ giáo viên, chất lượng dạy và học. Thực hiện chủ trương xã hội hóa trong xây dựng cơ sở vật chất trường học, tỷ lệ kiên cố hóa trường học không ngừng được tăng lên, tính đến năm hoạc 2009 – 2010 tỷ lệ trường kiên cố hóa, cao tầng đạt 74,02%, so với 58,8% năm học 2004 – 2005, tỷ lệ đạt ở bậc mầm non là 20%, bậc tiểu học 98,56%, bậc trung học cơ sở 99,17%, bậc trung học phổ thông 83,33% [9;47].

Hà Nam là một trong những tỉnh đầu tiên của cả nước hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục bậc tiểu học vào năm 1999, bậc trung học cơ sở năm 2002. Mục tiêu phổ cập bậc trung học phổ thông và chương trình xây dựng trường chuẩn quốc gia được quan tâm và tích cự triển khai thực hiện và đạt được kết quả nhất định. Tổng số trường đạt chuẩn quốc gia ở 4 bậc học là 210, chiếm 51,85%. Chất lượng kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông của tỉnh Hà Nam luôn nằm trong tốp dẫn đầu các tỉnh trong cả nước.

Tính đến năm học 2009 – 2010, tỉnh Hà Nam có 9 trường đang hoạt động đào tạo, trong đó có 1 trường đại học, 6 trường cao đẳng và cao đẳng

nghề, 2 trường trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề. Tổng số học sinh, sinh viên đang học tại các trường năm học 2009- 2010 gấp 3,1 lần năm học 1995 – 1996. Tổng số cán bộ giáo viên trực tiếp giảng dạy ở các trường gấp 2,28 lần năm học 1995 – 1996 [9;49].

Y tế: Hoạt động ngành y tế trong những năm qua đã duy trì và đảm bảo tốt công tác phòng chống dịch bệnh, khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Cơ sở vật chất, trang thiết bị bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh và tuyến huyện, thành phố được tập trung đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa; trình độ chuyên môn của thầy thuốc nâng lên, tạo điều kiện áp dụng phương pháp chẩn đoán, điều trị tiên tiến đạt hiệu quả cao trong công tác khám chữa bệnh cho nhân dân. Mạng lưới y tế cơ sở xã, thôn tiếp tục được củng cố, kiện toàn đảm bảo phát hiện kịp thời dịch bệnh và chăm sóc sức khỏe tại chỗ. Xã hội hóa công tác khám chữa bệnh cho nhân dân tiếp tục được đẩy mạnh. Tính đến năm 2010, 100% số thôn và tương đương trên địa bàn tỉnh có cán bộ y tế thôn. Chủ trương xây dựng trạm y tế xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế được đẩy mạnh, đến nay đã có 102 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn. Bên cạnh các cơ sở y tế nhà nước, số lượng cơ sở khám chữa bệnh tư nhân phát triển ở trung tâm huyện, thành phố. Năm 2010 có 74 phòng khám đa khoa và chuyên khoa tư nhân [9;51].

Đời sống dân cư: Với xuất phát của quá trình phát triển từ một nền kinh tế nông nghiệp, dân cư nông thôn chiếm 90% dân số, nên kết quả của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn có ý nghĩa quyết định nâng cao đời sống của dân cư nông thôn nói riêng và nhân dân cả tỉnh nói chung. Sản lượng lương thực phát triển đi đôi với thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình, đã đưa sản lượng lương thực bình quân đầu người của tỉnh Hà Nam đạt khá cao so với cả nước và các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Hồng. Năm 2010 đạt 567kg/người/năm gấp 1,23 lần năm

1997, đạt tốc độ phát triển bình quân 1,62%/năm so với 0,72%/năm của các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Lương thực bình quân đầu người năm 2010 của Hà nam cao hơn bình quân của tỉnh là 90kg/người/năm và cao hơn cả nước 60kg/người/năm [9;53].

Hệ thống điện, đường giao thông, trường học, trạm y tế ở nông thôn được đặc biệt quan tâm đầu tư, ngày càng hoàn thiện. Đến năm 2010 gần như 100% cư dân nông thôn được sử dụng điện lưới quốc gia. Mạng lưới đường giao thông nông thôn được nhựa/bê tông hóa từ 50% trở lên, nhiều xã đường liên thôn nhựa/bê tông hóa 100%. Tỷ lệ trường kiên cố hóa,cao tầng chiếm đa số. Mạng lưới cơ sở y tế được tăng cường và củng cố, mục tiêu xây dựng trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia vượt mục tiêu, thực hiện tốt yêu cầu chăm sóc sức khỏe tại chỗ cho nhân dân, phát hiện và ngăn ngừa kịp thời bệnh dịch.

Sản xuất nông nghiệp liên tục thắng lợi và chuyển hướng sản xuất hàng hóa, mô hình kinh tế trang trại hình thành và khẳng định ưu thế thu nhập vượt trội kinh tế hộ, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, nghề mới được củng cố mở rộng đã góp phần tạo thêm nhiều việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ. Đó là những nhân tố quyết định tăng thu nhập dân cư. Theo kết quả khảo sát mức sống, thu nhập bình quân khẩu/tháng tăng từ 258,5 nghìn đồng năm 2002 lên 1.237,0 nghìn đồng năm 2010 [9;54]. Với thu nhập trên đã tạo điều kiện cho các hộ gia đình mua sắm đồ dùng lâu bền, phương tiện phục vụ đời sống, xây dựng cải thiện điều kiện nhà ở và đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội. Chỉ tính đến năm 2006 ở khu vực nông thôn đã có 44,0% số hộ có xe máy, gấp 11 lần năm 1994 và 3,4 lần năm 2001; 6,5% số hộ có bình tắm nóng lạnh, 4,7% số hộ có tủ lạnh. Theo kết quả Tổng điều tra dân số, nhà ở năm 2009, tỷ lệ nhà ở xây dựng kiên cố toàn tỉnh chiếm 46,2%, cũng tỷ lệ này năm 1999 chỉ là 22,0%. Các điều kiện vệ sinh môi trường, nguồn nước ăn, uống được tỉnh quan tâm đầu tư, đã có

75% số hộ, 100% hộ thành thị sử dụng nước máy [9;54]

Hệ thống thông tin liên lạc, phát thanh truyền hình, hoạt động văn hóa thể thao phát triển nhanh, đa dạng và phong phú, không chỉ đáp ứng tốt nhu cầu hưởng thụ văn hóa, nâng cao mặt bằng dân trí mà còn chuyển tải kịp thời, hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các tiến bộ khoa học kĩ thuật phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân. Năm 2010 đạt 110 thuê bao điện thoại/100 người dân, 100% xã có thống loa truyền thanh đến thôn, 103 xã có điểm Bưu điện văn hóa xã được kết nối Internet, trên 60% số thôn có nhà văn hóa. Phong trào xây dựng đời sống văn hóa mới ở cơ sở được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp Ủy Đảng, chính quyền địa phương, góp phần lành mạnh hóa đời sống dân cư.

Đi đôi với phát triển kinh tế, các vấn đề xã hội được chú trọng, quan tâm giải quyết đạt hiệu quả. Đồng thời những thành tựu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn cũng tác động tích cực đến kết quả của công tác xóa đói giảm nghèo. Nhiều năm qua, Hà Nam cơ bản xóa hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm khá vững chắc qua từng năm, từ 15,4% năm 1997 giảm còn 0,7 % năm 2010; 100% thành viên hộ nghèo được cấp miễn phí thẻ bảo hiểm y tế, miễn giảm học phí, hỗ trợ giải quyết việc làm. Sự nghiệp giáo dục và chăm sóc trẻ em đạt hiệu quả tích cực, 100% trẻ em được tiêm chủng mở rộng đúng độ tuổi, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi từ 39,0% năm 1997 giảm còn 19,0% năm 2010 [9;56].

Đồng thời kết quả của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thon đã góp phần ổn định và nâng cao đời sóng nhân dân nên ngăn chặn từ gốc những bất ổn xuất phát từ khó khăn kinh tế, góp phần vào việc đem lại an ninh chính trị, anh ninh nông thôn, an ninh tôn giáo...

Bên cạnh đó, CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn cũng góp phần quan trọng vào xây dựng nếp sống văn minh ở nông thôn. Người dân nông thôn có nếp sống văn mnh, lành mạnh hơn khi cảnh quan môi trường ngày càng xanh,

sạch, đẹp, cơ sở hạ tầng nông thôn ngày càng khang trang hơn, người dân có ý thức chấp hành các chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước, phấn đấu sản xuất kinh doanh giỏi... Đây là lí do trên địa bàn tỉnh Hà Nam ngày càng xuất hiện nhiều những thôn văn hóa, làng văn hóa, phường văn hóa và các gia đình văn hóa.

Một phần của tài liệu Luận văn: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh hà nam giai đoạn 1997 2010 (Trang 95 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w