Những tồn tại và hạn chế

Một phần của tài liệu Luận văn: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh hà nam giai đoạn 1997 2010 (Trang 100 - 106)

- Tuy cơ cấu nông nghiệp của tỉnh Hà Nam đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực như giá trị sản xuất lâm nghiệp, thủy sản chưa cao và chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu kinh tế chung của tỉnh.

- Quy mô sản xuất nhỏ lẻ, chủ yếu theo hình thức hộ gia đình, chưa có nhiều mô hình sản xuất theo quy mô trang trại. Chất lượng sản phẩm nông nghiệp còn thấp, sức cạnh tranh trên thị trường chưa cao.

- Dịch vụ nông - lâm - ngư nghiệp tuy đã phát triển nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất, nhất là khâu làm đất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

- Bình quân đất sản xuất nông nghiệp cho các hộ thấp (khoảng 0,25 - 0,3 ha/hộ), diện tích đất manh mún, chất lượng đất ngày càng suy giảm do hệ số quay vòng cao, sử dụng nhiều phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật đã hạn chế khả năng áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, hạn chế khả năng tổ chức sản xuất hàng hóa với quy mô lớn và chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi.

- Việc thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp chưa đồng bộ. Mối liên kết giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chưa được chú ý đúng mức. Vấn đề dự báo, thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm, công tác xúc tiến thương mại còn yếu.

- Vấn đề ô nhiễm do rác thải, nước thải từ sinh hoạt và chăn nuôi ở khu vực nông thôn, nhất là những nơi tập trung đông dân cư, chăn nuôi phát triển đang là những bức xúc hiện nay.

- Tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng tới tăng trưởng ngành chăn nuôi. Các mặt hàng chủ lực trong sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp còn ít, chất lượng chưa cao, khâu tổ chức và phân phối sản phẩm còn yếu đã giảm khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản hàng hóa mà tỉnh có thế mạnh. Những sản phẩm vừa là lợi thế, vừa là sản phẩm chiến lược của ngành nông nghiệp tỉnh như lúa, rau, ngô, đỗ tương, dâu tằm, lợn, cá, gia cầm đều còn ở thời kỳ sản xuất hàng hóa nhỏ, chất lượng thấp.

- Lực lượng cán bộ quản lý kỹ thuật nông nghiệp từ tỉnh tới cơ sở còn mỏng, nên một số chủ trương, chính sách chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Nhà nước chậm được cụ thể hóa hoặc chưa đến được với người nông dân và các đơn vị sản xuất kinh doanh nông nghiệp.

- Trình độ khoa học, kỹ thuật và công nghệ trong sản xuất nông nghiệp tuy đã được chú trọng, nhưng còn ở mức thấp so với yêu cầu phát triển. Do vậy chi phí sản xuất còn cao, chất lượng sản phẩm thấp và giá trị hàng hóa ít, tính cạnh tranh còn hạn chế.

- Trình độ của lao động nông nghiệp, nông thôn còn thấp, khả năng ứng dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất còn hạn chế. Theo kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2001 tỷ lệ lao động trong độ tuổi qua đào tạo đạt 6,98%, đến năm 2006 sau 5 năm mới đạt 10,52% [9;59].

- Hệ thống CSVCKT đã được tăng cường nhưng nhìn chung còn quy mô nhỏ, lạc hậu, thiếu đồng bộ, hiệu quả và tác dụng còn chưa cao. Vốn đầu tư cho ngành nông nghiệp còn thấp và chưa khai thác được nhiều nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp (như vốn của doanh nghiệp, của xã hội và vốn nước ngoài)

- Trong nôi dung CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Hà Nam có đề cập đến phát triển các cụm công nghiệp, làng nghề truyền thống mặc dù đã thu được nhiều thành tựu nhưng bên cạnh đó lại có hạn chế đó là tình trạng ô

nhiễm môi trường. Hàng năm nhân dân sống 2 bên bờ sông đáy, nhân dân sống gần nhà máy, xí nghiệp, làng nghề đều chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tình trạng ô nhiễm môi trường do nước thải của các nhà máy, làng nghề thải ra. Tình trạng này kéo dài nhiều năm nhưng chưa có biên pháp giải quyết thỏa đáng nên gây ra tâm lý bất mãn trong quần chúng nhân dân.

Tiểu kết chương 3

Quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ trọng tâm, có ý nghĩa chiến lược trong phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Hà Nam, phát huy tiềm năng và lợi thế của tỉnh. Thông qua CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn để nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng nông thôn mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế của tỉnh phát triển. Trước hết, đó là sự phát triển của sản xuất nông nghiệp: Cơ cấu các ngành kinh tế đều có sự chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH. Ngay trong nội bộ các ngành nông nghiệp, ngư nghiệp, thủy sản đều có sự phát triển theo hướng hiện đại. CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn không chỉ thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển mà còn góp phần thúc đẩy công nghiêp, dịch vụ, thương mại phát triển hơn thời kỳ trước. Đây là nguyên nhân lí giải vì sao Hà Nam là một trong những tỉnh có diện tích nhỏ, tài nguyên thiên nhiên không phong phú như những tỉnh khác nhưng tốc độ phát triển kinh tế cũng không kém các tỉnh ở đồng bằng sông Hồng.

Bên cạnh đó, CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn còn có tác động tích cực đến văn hóa, xã hội của tỉnh. Đầu tiên, ta nhận thấy CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đã góp phần giải quyết tốt vấn đề về lao động, việc làm đây là điều kiện tiên quyết giữ vững ổn định chính trị, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Tiếp đến CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn còn có tác động tích

giáo viên không ngừng tăng lên về số lượng và chất lượng. Hà Nam là một trong những tỉnh có chất lượng giáo dục cao trong cả nước. Chính điều này đã làm cho trình độ dân trí của người dân Hà Nam ngày càng được nâng cao và người lao động ngày càng có tay nghề vững vàng. Không những vậy, CNH, HĐH còn giúp ngành y tế tăng nhanh về cơ sở khám chữa bệnh và đảm bảo khá tốt về chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân trong tỉnh.

Một tác động quan trọng khác của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là tác động đến đời sống dân cư được biểu hiện trên các mặt như: Hệ thống điện, giao thông, hệ thống thông tin liên lạc ngày càng được xây dựng và trang bị đầy đủ hơn làm thay đổi bộ mặt của nông thôn. Đồng thời, công tác xóa đói giảm nghèo, bảo hiểm y tế cho nông dân, phong trào xây dựng nông thôn mới cũng gặt hái được nhiều thành tựu.

Tuy nhiên, quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn của tỉnh vẫn còn những tồn tại hạn chế như: Giá trị sản xuất lâm nghiệp, thủy sản chưa cao và chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu kinh tế chung của tỉnh; quy mô sản xuất nhỏ lẻ, chủ yếu theo hình thức hộ gia đình, chưa có nhiều mô hình sản xuất theo quy mô trang trại; dịch vụ nông - lâm - ngư nghiệp tuy đã phát triển nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất, nhất là khâu làm đất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; tình trạng ô nhiểm môi trường…

Với việc nhận thức được những tác động to lớn của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đối với sự phát triển KT – XH của tỉnh nên Đảng bộ, tỉnh ủy Hà Nam đã đưa ra nhiều chính sách để thúc đẩy nhanh chóng, mạnh mẽ, hiệu quả hơn nữa quá trình CNH, HĐH trên cơ sở phát huy những điểm mạnh và khắc phục những tồn tại, hạn chế.

KẾT LUẬN

Bằng những phương pháp nghiên cứu khoa học, luận văn đã giải quyết được những nội dung cơ bản của đề tài đặt ra đó là: Tình hình nông nghiêp,

nông thôn Hà Nam trước năm 1997, Hà Nam thực hiện chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của Đảng, Nhà nước và Tỉnh ủy Hà Nam trên nhiều măt như chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng hiện đại; thực hiện cơ giới hóa, điện khí hóa, hóa học hóa và sinh học hóa trong sản xuất nông nghiệp; phát triển công nghiệp nông thôn trong đó chú trọng phát triển các làng nghề truyền thống và làng nghề mới; Phát triển nguồn nhân lực cho nông nghiệp nông thôn và xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, kinh tế - xã hội nông thôn, đưa nông thôn phát triển ngày càng văn minh hiện đại. Đặc biệt tác giả cũng đánh giá được những mặt tích cực và hạn chế của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đến kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Đồng thời tác giả cũng đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế và phát huy những ưu điểm để thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Hà Nam được rõ nét hơn.

Như vậy, Tỉnh ủy Hà Nam đã nắm vững tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (4- 2001) của Đảng, với mục tiêu tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện để xây dựng nước ta thành một nước “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” đến năm 2020 cơ bản là một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Chính vì vậy, Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã chủ trương phát huy mọi nội lực, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng tỉnh Hà Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh. “Trước hết là phải đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên tất cả các lĩnh vực nông nghiệp – lâm nghiệp – thủy sản, công nghiệp – dịch vụ, lưu thông – phân phối, văn hóa – xã hội, giáo dục – đào tạo, quốc phòng – an ninh [2;487]. Nhân dân toàn tỉnh đã hưởng ứng tích cực, thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT - XH do Đảng bộ đề ra và gặt hái được rất nhiều thành tựu như đã đề cập ở trên nhưng cũng còn nhiều hạn chế do những nguyên nhân chủ yếu sau: Hệ thống chính sách, pháp luật về nông nghiệp, nông thôn và nông dân ban hành nhiều

nhưng chưa hệ thống và đồng bộ; một số chủ trương, chính sách còn chưa hợp lý, thiếu tính khả thi nhưng chậm được điều chỉnh, bổ sung. Như Luật đất đai, Luật Hợp tác xã; các văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, việc xử lý môi trường làng nghề, an toàn vệ sinh thực phẩm; về nhận thức, hành động của một bộ phận không ít cán bộ ở tất cả các cấp, các ngành về chính sách đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn còn chưa đầy đủ, từ đó tổ chức thực hiện chưa tốt. Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đầu tư xây dựng ở các huyện, thành phố, các xã, phường, thị trấn nhìn chung còn thiếu và hạn chế về trình độ, do vậy công tác quản lý đầu tư xây dựng trên địa bàn còn gặp khó khăn; nguồn kinh phí đầu tư từ ngân sách có hạn trong khi đó kinh phí đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn là rất lớn đặc biệt là nguồn kinh phí dành cho xây dựng nông thôn mới. Nguồn huy động đóng góp của người dân nông thôn để thực hiện đối ứng là rất khó khăn; diễn biến bất thường của điều kiện thời tiết khí hậu, cùng với suy thoái kinh tế, giá cả thị trường ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc gia cầm, dịch hại trên cây trồng diễn biến phức tạp và luôn có chiều hướng phát sinh đặc biệt là dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng, tai xanh trên đàn gia súc gây khó khăn và thiệt hại sản xuất, ảnh hưởng đến kinh tế hộ nông dân; tư tưởng bảo thủ, thoã mãn, ngại khó trong một bộ phận nông dân chậm khắc phục sữa chữa.

Từ đó có thể rút ra một số bài học như: Một là, phải có sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, việc chỉ đạo phải thực sự quyết liệt, sâu sát. Hai là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động; công tác tuyên truyền phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, đi vào chiều sâu với nhiều hình thức phong phú, đa dạng; Ba là, phải xây dựng được các đề án, kế hoạch, chương trình hành động cụ thể, phù hợp với địa phương, đơn vị, phát huy được vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng và thực hiện các đề án; Bốn là, thực hiện tốt việc xã hội hoá, huy

động mọi nguồn lực đóng góp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Ngoài nguồn vốn hỗ trợ của cấp trên, sự đóng góp của nhân dân cần huy động thêm nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân vào việc xây dựng các công trình, dự án trên địa bàn; Năm là, làm tốt công tác kiểm tra, giám sát, tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai tổ chức thực hiện.

Cuối cùng, tác giả xin có một số kiến nghị, đề xuất như sau: Tăng nguồn ngân sách đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới đặc biệt xây dựng hạ tầng thiết yếu cho nông thôn, nhất là giao thông nông thôn, thủy lợi nội đồng, y tế, giáo dục; xây dựng các quy hoạch, định hướng chiến lược về vùng, sản phẩm nông nghiệp gắn với chế biến, thị trường tiêu thụ sản phẩm và các chính sách hỗ trợ lâu dài để người dân đầu tư sản xuất quy mô lớn. Tăng cường công tác chuyển giao khoa học công nghệ trong lĩnh vực sản xuất, chế biến nông sản; Sớm rà soát, sửa đổi Nghị định số 61/2010/NĐ-CP về chính sách khuyến kích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn; Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg về chính sách liên kết thúc đẩy sản xuất chế biến tiêu thụ nông sản giữa nông dân với doanh nghiệp và các đối tác kinh tế khác; Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh; có chính sách khen thưởng kịp thời, đúng dắn những cá nhân, tập thể đạt thành tích trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của tỉnh.

Có thể khẳng định, nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, nông thôn là địa bàn chiến lược trong ổn định xã hội và tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Không thể làm giàu bằng nông nghiệp nhưng cũng không thể ổn định KT – XH nếu không đủ lương thực và nông thôn không phát triển. Đất nước ta vẫn có thể đi lên từ nông nghiệp nếu thực hiện tốt CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Một phần của tài liệu Luận văn: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh hà nam giai đoạn 1997 2010 (Trang 100 - 106)