Nông thôn tỉnh Hà Nam trước năm

Một phần của tài liệu Luận văn: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh hà nam giai đoạn 1997 2010 (Trang 27 - 30)

Hà Nam trước đây là một tỉnh có điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, lại bị tàn phá nặng nề của chiến tranh, cùng những khó khăn phát sinh qua mỗi lần thay đổi địa giới hành chính. Tình hình khó khăn trên có thể nhìn thấy từ một số chỉ tiêu thống kê KT - XH của tỉnh như sau: GDP bình quân đầu người dưới 2,1 triệu đồng, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn dưới 70 tỷ đồng. Đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn, bộ mặt nông thôn Hà Nam chưa có sự thay đổi theo hướng mới.

Trong lĩnh vưc giáo dục: Theo số liệu thống kê của cục thống kê Hà Nam thì năm 1996 – 1997 Hà Nam có 1.095 lớp mẫu giáo, 2.705 lớp tiểu học, 1.440 lớp trung học cơ sở và 242 lớp trung hoc phổ thông. Cũng theo số liệu thống kê của cuc thống kê tỉnh thì trong năm 1996 - 1997 cả tỉnh có 1.225 giáo viên mẫu giáo, 3.122 giáo viên tiểu học, 2.346 giáo viên trung học cơ sở và 494 giáo viên trung học phổ thông [9;151]. Mặc dù, số lượng các lớp học, số giáo viên còn ít nhưng cũng đã phần nào đáp ứng về nâng cao trình độ dân trí cho người dân.

Đối với lĩnh vực y tế: Theo số lệu thống kê năm 1996 cả tỉnh có 139 cơ sở y tế, 2.059 giường bệnh, 1.621 cán bộ y tế. Qua số liệu này có thể thấy Hà Nam mặc dù là một tỉnh còn nghèo nhưng cũng đã xây dựng được mạng lưới y tế khá tốt nhằm phục vụ nhân dân. Mặc dù những số liệu ở trên còn khiêm tốn cả về cơ sở vật chất và đội ngũ bác sĩ.

Bưu chính viễn thông: Năm 1996 toàn tỉnh có 3.119 thuê bao cố định, chưa có thuê bao di động. Hệ thống bưu biện cấp cơ sở còn nghèo nàn chưa đáp ứng tốt nhu cầu cho nhân dân đặc biệt là các thôn xã ở xa trung tâm.

Về đào tạo nguồn nhân lực cho nông thôn cũng còn hạn chế: Tính từ năm học 1995 - 1996 trước khi tái lập tỉnh, trên địa bàn tỉnh chỉ có 5 cơ sở đào tạo nghề với qui mô rất nhỏ, gồm 2 trường trung cấp và 3 trường công nhân kĩ thuật, với tổng số 238 giáo viên và 2.763 học viên [9;49]. Trong những năm này do điều kiện kinh tế tỉnh nhà còn khó khăn nên tỉnh cũng chưa có những chính sách hấp dẫn để thu hút những người có trình độ cao đẳng, đại học về phục vụ cho ngành nông nghiệp tỉnh nhà nên nông nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế.

Trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho nông thôn còn nhiều hạn chế: Hệ thống cung cấp điện cho nông thôn, các công trình thủy lợi cũng chưa có điều kiện đầu tư thích đáng. Đặc biệt trong giai đoạn này Tỉnh cũng chưa có chính sách xây dựng giao thông nông thôn mà sau khi tái lập tỉnh mới làm được nên đường giao thông nông thôn chủ yếu là đường đất, đá rất khó khăn cho đi lai và sản xuất nông nghiệp. Hơn nữa, trong giai đoạn trước năm 1997 đất nước ta còn khó khăn, tỉnh Hà Nam cũng chưa nhận được nhiều vốn từ ngân sách của nhà nước. Chính vì vậy, tỉnh cũng không có điều kiện áp dụng cơ giới hóa, điện khí hóa, hóa học hóa, sinh học hóa trong nông nghiệp nên bộ mặt nông thôn chưa có sự thay đổi.

Sự phát triển của làng nghề đặc biệt là làng nghề truyền thống và những làng nghề mới là một trong những nhân tố quan trọng làm thay đổi bộ mặt nông thôn của Tỉnh. Nhưng trong những năm trước khi tái lập tỉnh những làng nghề ở Hà Nam còn ít về số lượng chủ yếu là những làng nghề truyền thống phục vụ nhu cầu trong tỉnh mà chưa có các làng nghề mới, chưa có những làng nghề có khả năng xuất khẩu ra nước ngoài nên thu nhập của người dân trong các làng nghề còn thấp.

Một vấn đề nữa về nông thôn Hà nam trước đổi mới đó là đời sống tinh thần của người dân lúc này chưa được quan tâm: Công tác xóa đói giảm nghèo còn nhiều hạn chế, bảo hiểm y tế cho nông dân chưa chú trọng. Hơn nữa các cơ sở văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao… cho người dân cũng chưa được quan tâm.

Tiểu kết chương 1

Với việc phân tích những điều kiện tự nhiện và KT – XH của tỉnh Hà Nam ở trên ta có thể nhận thấy Hà Nam không phải là một trong những tỉnh có nhiều thế mạnh phát triển nông nghiệp, nông thôn của cả nước như diện tích nhỏ, nhiều vùng trũng hay bị mất mùa do lũ lụt, trình độ dân trí của người dân còn thấp, việc quản lý kinh tế và tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất còn hạn chế, nguồn lao động mặc dù dồi dào song trình độ kĩ thật còn thấp, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo còn cao… nhưng đây không phải là nhữn vấn đề quá khó khăn với Hà Nam. Nếu như Hà Nam biết phát huy những lợi thế và khắc phục khó khăn thì Hà Nam sẽ đạt được nhiều thành tựu trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Trước khi tái lập tỉnh năm 1997, Hà Nam gặp nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp cũng như trong xây dựng nông thôn như: Năng suất và sản lượng các mặt hàng nông nghiệp còn thấp, chất lượng chưa cao. Sản xuất nông nghiệp vẫn mang tính thuần nông, cơ cấu ngành nông nghiệp chưa có sự chuyển dịch theo hướng hiện đại, chưa có mặt hàng mang tính hàng hóa, chưa áp dụng một cách sâu rộng cơ giới hóa, điện khí hóa, hóa học hóa, sinh học hóa vào sản xuất. Bộ mặt nông thôn vẫn lạc hậu biểu hiện: Cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm ở nông thôn vẫn nghèo nàn, những chính sách khuyến nông chưa nhiều, công tác xóa đói giảm nghèo chưa hiệu quả, phong trào văn nghệ, thể thao ở nông thôn chưa được quan tâm đúng mức…

Nhìn chung, sản xuất nông nghiệp và nông thôn Hà Nam trước năm 1997 ở một khía cạnh nào đó đã đáp ứng được nhu cầu sống, sinh hoạt cho nông dân nhưng vẫn còn khiêm tốn và nhiều hạn chế. Điều này đã được tỉnh Hà Nam tập trung khắc phục và cải thiện từ khi tái lập tỉnh và đã gặt hái được nhiều thành tựu quan trọng trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Chương 2

Một phần của tài liệu Luận văn: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh hà nam giai đoạn 1997 2010 (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w