Nghệ An là tỉnh thuộc Bắc trung bộ, có toạ độ địa lý từ 18033’10” đến 19024’43” vĩ độ Bắc và từ 1030
52’53’’ đến 1050
45’50’’ kinh độ đông, phía Bắc giáp Thanh Hoá với đường biên dài 196,13km; phía Nam giáp Hà Tĩnh với đường biên dài 92,6 km; phía Tây giáp nước bạn Lào với đường biên dài 419 km, đã có lịch sử quan hệ hữu nghị lâu đời, là điều kiện thuận lợi để mở rộng hợp tác quốc tế và khai thác những tiềm năng phát triển của nước bạn Lào; phía Đông giáp biển Đông với bờ biển dài 82 km; Diện tích đất tự nhiên: 1.648.729 ha; Nghệ An có 1 thành phố loại một, 1 thị xã và 17 huyện, thành phố Vinh, Thị xã Cửa Lò, 10 huyện miền núi…
Về địa hình: Nghệ An là tỉnh nằm ở Đông Bắc dãy Trường Sơn, địa hình đa dạng, phức tạp và bị chia cắt bởi hệ thống các đồi núi, sông suối hướng nghiêng từ Tây - Bắc xuống Đông - Nam, đỉnh núi cao nhất là đỉnh Pulaileng (2.711m) ở huyện Kỳ Sơn, thấp nhất là vùng đồng bằng huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành có nơi chỉ cao đến 0,2m so với mặt nước biển (đó là xã Quỳnh Thanh - huyện Quỳnh Lưu). Đồi núi chiếm 83% diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh.
Về khí hậu - Thời tiết: Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, Nghệ An chịu sự tác động trực tiếp của gió mùa Tây - Nam khô và nóng (từ tháng 4 đến tháng 8) và gió mùa Đông Bắc lạnh, ẩm ướt (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau). Độ ẩm trung bình hàng năm là: 84%, độ ẩm thấp nhất là 42% vào tháng 7.
Sông ngòi: Cả tỉnh có tổng chiều dài sông suối là 9.828 km, mật độ trung bình là 0,7 km/km2. Tổng lượng nước hàng năm khoảng 28.109 m3 trong đó 14,4.109 là nước mặn. Nhìn chung nguồn nước khá dồi dào, đủ để đáp ứng cho sản xuất và phục vụ cho đời sống sinh hoạt của nhân dân.
Biển, bờ biển: Hải phận rộng 4.230 hải lý vuông, từ độ sâu 40m trở vào, nói chung đáy biển tương đối bằng phẳng, từ độ sâu 40m trở ra có nhiều đá ngầm, cồn cát. Vùng biển Nghệ An là nơi tập trung nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao. Bãi biển Cửa Lò là một trong những bãi tắm đẹp và hấp dẫn, đó là lợi thế cho việc phát triển ngành du lịch.
Tài nguyên đất: Tổng quỹ đất đã sử dụng là 956.250 ha/tổng diện tích
đất tự nhiên: 1.648.729 ha, chiếm 58%. Trong đó đất nông nghiệp chiếm gần 196.000 ha chiếm 11,9%, đất lâm nghiệp trên 685.000 ha, chiếm 41,8%, đất chuyên dùng trên 59.000 ha chiếm 3,6%, đất ở gần 15.000 ha chiếm 0,9%.
Quỹ đất chưa sử dụng còn trên 600 ngàn ha chiếm 37% diện tích tự nhiên, chủ yếu là đất trống đồi núi trọc. Khả năng có thể khai thác đưa vào sử dụng sản xuất nông nghiệp trồng cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày và cây ăn quả 20 - 30 ngàn ha, lâm nghiệp trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ, tái sinh rừng trên 500 ngàn ha (phần lớn tập trung ở các huyện miền núi vùng Tây Nam Nghệ An).
Tài nguyên rừng: Tổng diện tích đất có rừng trên 685.000 ha, trong đó
rừng phòng hộ trên 320.000 ha, rừng đặc dụng gần 188.000 ha, rừng kinh tế trên 176.000 ha. Tổng trữ lượng gỗ trên 50 triệu m3; nứa, mét 1.050 triệu cây. Trong đó trữ lượng rừng gỗ kinh tế gần 8 triệu m3; nứa 415 triệu cây, mét 19 triệu cây. Khả năng khai thác gỗ rừng tự nhiên hàng năm 19 - 20 ngàn m3; gỗ rừng trồng là 55 - 60 ngàn m3; nứa khoảng 40 triệu cây; mét 3 - 4 triệu cây. Ngoài ra còn có các loại lâm sản: song, mây, dược liệu tự nhiên phong phú để phát triển các mặt hàng xuất khẩu.
Tài nguyên biển: Bờ biển Nghệ An dài 82 km, có 6 cửa lạch (Lạch Cờn, lạch Vạn, Lạch Thơi, lạch Quèn, Cửa Lò, Cửa Hội). Trong đó Cửa Lò, Cửa Hội có khả năng thuận lợi cho xây dựng cảng biển. Cảng biển Cửa Lò được xác định là cảng biển Quốc tế quan trọng của vùng Bắc Trung bộ, là cửa ngõ vận tải cho nước bạn Lào và vùng đông bắc Thái Lan.
Hải phận Nghệ An có khoảng 4.230 hải lý vuông, biển có nhiều loại động vật phù du, là nguồn thức ăn tốt cho các loại hải sản sinh sống và phát triển.
Tổng trữ lượng cá biển có trên 80.000 tấn, khả năng khai thác cho phép khoảng từ 35 - 37 ngàn tấn/năm; Tôm trữ lượng 250 - 300 tấn; Mực trữ lượng khoảng 2500 - 3000 tấn; ngoài ra còn có các loại: moi, rắn biển, sò…
có giá trị kinh tế cao.
Ven biển có trên 3.000 ha diện tích mặt nước mặn lợ, có khả năng nuôi tôm, cua, nhuyễn thể… và có trên 1.000 ha diện tích phát triển đồng muối.
Bờ biển Nghệ An có nhiều bãi tắm đẹp và hấp dẫn: bãi tắm biển Cửa Lò (thị xã Cửa Lò), bãi Nghi Thiết (Nghi Lộc), bãi biển Diễn Thành, Cửa Hiền (Diễn Châu), bãi biển Quỳnh Phương (Quỳnh Lưu). Nổi bật là bãi tắm biển Cửa Lò nước sạch, sóng không lớn, độ sâu vừa và thoải, độ mặn thích hợp là một trong những bái tắm hấp dẫn của cả nước.
Vùng biển có đảo Ngư, đảo Lan Châu và đảo Mắt. Riêng đảo Ngư cách bờ biển 4km có diện tích trên 100 ha, mực nước quanh đảo có độ sâu 8 - 12m, có điều kiện xây dựng thành cảng nước sâu trong tương lai, rất thuận lợi cho việc giao lưu hàng hoá giữa nước ta và các nước trong khu vực.
Tài nguyên khoáng sản: Đa dạng, phong phú trong đó có nhiều loại khoáng sản quý hiếm như vàng, đá quý Rubi, thiếc, đá trắng, đá granit, đá bazan… Đá vôi (nguyên liệu sản xuất xi măng) có trữ lượng 1 tỷ m3
(vùng Hoàng Mai - huyện Quỳnh Lưu) có 340 triệu m3. Hiện có nhà máy sản xuất Xi măng Hoàng Mai công suất 1,4 triệu tấn/năm; vùng Tràng Sơn, Giang Sơn, Bài Sơn (Huyện Đô Lương) trữ lượng trên 400 triệu m3
chưa khai thác; vùng Lèn Kim Nhan xã Long Sơn, Phúc Sơn, Hồi Sơn (huyện Anh Sơn) đã khảo sát có trên 250 triệu m3. Hiện tại có 2 nhà máy sản xuất xi măng lò đứng tổng công suất 16 vạn tấn/năm; vùng Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp chưa được điều tra khảo sát (ước tính trên dưới 1 tỷ m3); tổng trữ lượng đá trắng (Quỳ Hợp) có trên 100 triệu m3; tổng trữ lượng đá xây dựng toàn tỉnh ước trên 1 tỷ m3
(phân bố nhiều ở các huyện Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Tân kỳ, Quỳnh Lưu).
Đá bazan trữ lượng trên 360 triệu m3, thiếc Quỳ Hợp trữ lượng trên 70.000 tấn; nước khoáng Bản Khạng trữ lượng lớn, chất lượng tốt; ngoài ra còn có một số khoáng sản khác như than bùn, sản xuất phân vi sinh, quặng Mănggan; muối sản xuất sôđa… là nguồn nguyên liệu để phát triển các ngành công nghiệp, vật liệu xây dựng, hoá chất, phân bón, công nghiệp hàng tiêu dùng và xuất khẩu.
Tài nguyên nước: Nghệ An có nguồn nước mặt dồi dào (trên 30 tỷ m3 ) thuận lợi cho phát triển sản xuất, dân sinh kinh tế. Hệ thống sông ngòi phân
bố dày đặc (mật độ lên tới 0,6 - 0,7 km/km2). Lớn nhất là sông Cả với lưu vực chiếm 80% diện tích tự nhiên. Có 117 thác lớn nhỏ có khả năng xây dựng thuỷ điện trong đó có thác Bản Lả đã được lập dự án khả thi xây dựng nhà máy thuỷ điện công suất 300MW, đã khởi công từ năm 2004.
Dân số: Đến năm 2007, dân số Nghệ An có khoảng 3.122.405 người,
trong đó thành thị 350.629 người, nông thôn 2.771.776 người. Nghệ An là tỉnh có quy mô dân số và lao động đứng thứ 4 trong cả nước, bình quân mỗi năm số lao động đến tuổi bổ sung vào nguồn hơn 3 vạn người và một bộ phận không nhỏ lao động nông nghiệp bị thu hồi đất, lao động thất nghiệp vào khu vực thành thị vẫn đang còn cao.
Giáo dục đào tạo chuyển biến tích cực. Hệ thống trường lớp được quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp, mua sắm các trang thiết bị đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu học tập. Chất lượng giáo dục toàn diện có tiến bộ, toàn tỉnh đã hoàn thành phổ cập tiểu học và trung học cơ sở. Các trường đào tạo chuyên nghiệp, dạy nghề và các trung tâm học tập cộng đồng phát triển khá nhanh, đã bước đầu đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của xã hội, do đó tỷ lệ lao động được đào tạo đạt chỉ tiêu đề ra (25%).
Công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, công tác dân số, gia đình và trẻ em có nhiều tiến bộ. Hệ thống cơ sở khám chữa bệnh từ tỉnh đến xã từng bước được củng cố nâng cấp. Chất lượng khám và điều trị bệnh được cải thiện. Công tác phòng chống dịch bệnh được quan tâm. Tỷ lệ trạm xã xã phường có bác sĩ đạt 70%. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm từ 41% năm 2000 xuống còn 28% năm 2005 [18, tr.17].
Mặc dù tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm gần đây đã có bước phát triển đáng kể, song Nghệ An vẫn còn là một tỉnh nghèo (thu nhập bình quân đầu người toàn tỉnh chỉ bằng 64% so với cả nước [18 - tr.96]), vì nơi đây đất đai kém màu mỡ, 3/4 diện tích của tỉnh là rừng núi, địa hình hiểm trở phức tạp, cơ sở vật chất hạ tầng chưa phát triển. Tài nguyên lâm, khoáng sản tuy nhiều chủng loại nhưng trữ lượng không lớn, thiên tai lại
thường xuyên rình rập đe doạ. Nghệ An có 19 huyện thành thị thì 10 huyện là miền núi, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Nghệ An chưa tạo được nghành kinh tế mũi nhọn, các cơ sở kinh tế quốc doanh nhìn chung còn nhỏ bé, làm ăn chưa có hiệu quả cao nên tác động định hướng chủ đạo đến các thành phần kinh tế khác còn hạn chế.
Tóm lại, những đặc điểm về kinh tế - xã hội nói trên có ảnh hưởng rất lớn đến sự vận dụng quy luật phù hợp của QHSX với tính chất và trình độ của LLSX vào phát triển các thành phần kinh tế ở Nghệ An nói riêng cũng như cả nước nói chung.