Những khuyết điểm yếu kém

Một phần của tài liệu Vận dụng quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất vào phát triển các thành phần kinh tế ở tỉnh Nghệ An hiện nay đ (Trang 69 - 73)

- Đối với kinh tế quốc doanh: Tỉnh chủ trương tổ chức và sắp xếp lạ

2.3.2. Những khuyết điểm yếu kém

Mặc dù đã đạt được một số thành tựu quan trọng song nhìn chung Nghệ An vẫn còn là một tỉnh nghèo, mức tăng trưởng kinh tế dưới tiềm năng, khai thác nội lực cho đầu tư phát triển còn yếu, chưa phát huy thế mạnh tiềm năng của từng vùng, nhất là vùng miền núi và ven biển, chất lượng chưa được bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm; tích lũy từ nội bộ nền kinh tế còn thấp chưa có những nguồn thu ngân sách lớn và bền vững. Việc huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân để đầu tư phát triển còn ở mức độ thấp. Thu hút đầu tư bên ngoài còn ít và hiệu quả chưa cao.

Hoạt động dịch vụ, trong đó thương mại và du lịch phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người còn thấp thua nhiều so với bình quân chung toàn quốc.

Hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp còn thấp, sức cạnh tranh của sản phẩm còn hạn chế, hầu hết các doanh nghiệp chưa tích cực chuẩn bị các điều kiện để thích ứng với cơ chế thị trường khi hội nhập với khu vực và quốc tế. Hợp tác xã chậm được đổi mới, việc xây dựng phát triển các làng nghề và làng có nghề tiểu thủ công nghiệp còn chậm. Các thành phần kinh tế dân doanh chưa được quan tâm chỉ đạo đúng. Tiến độ xây dựng các khu công nghiệp chậm, hiệu quả chưa cao, một số dự án chưa thực hiện được.

Tốc độ đô thị hoá chậm, công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng ở các thị trấn, thị tứ chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Mức tăng cơ học dân cư đô thị thấp (tỷ lệ dân đô thị trong 5 năm chỉ tăng 3%), văn minh đô thị chưa được quan tâm đúng mức. Quản lý quy hoạch, kiến trúc, xây dựng ở một số địa phương còn yếu nên có tình trạng đô thị phát triển tự phát, tuỳ tiện, kiến trúc đơn điệu, rập khuôn.

Quản lý và xử lý môi trường ở một số nhà máy công trình xây dựng bệnh viện, khu đô thị… chưa tốt đã ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Đầu tư phát triển sản xuất, khai thác tài nguyên khoáng sản chưa gắn kết chặt chẽ với công tác bảo vệ môi trường.

- Những mặt hạn chế trong công tác chỉ đạo dẫn đến kết quả không cao trong nông nghiệp, đó là chỉ đạo mùa vụ chưa quyết liệt, đề án Hợp tác xã trang trại chưa nhân ra diện rộng, phát triển một số cây nguyên liệu chưa đảm bảo kế hoạch, phát triển kinh tế biển và sản xuất hàng thuỷ sản xuất khẩu không đảm bảo kế hoạch trên lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và quản lý đô thị hạn chế ở quản lý nhà nước về công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, công nghiệp ngoài quốc doanh, công nghiệp xây lắp, công tác khuyến nông để người dân nâng cao nhận thức về ngành nghề, làng nghề còn chậm, việc triển khai thực hiện quyết định 239 của Chính phủ còn chưa kịp thời.

- Nhìn chung, kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục có tốc độ tăng khá. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng chưa đạt yêu cầu, một số khoản thu nội địa chưa đạt kế hoạch, đầu tư xây dựng cơ bản vẫn còn chậm, chiến lược giáo dục thấp, còn quá chênh lệch giữa các vùng, miền, các loại trường lớp, giải quyết việc làm, khám chữa bệnh chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân. Vấn đề bức xúc về môi trường chưa giải quyết dứt điểm, công tác cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí thiếu cụ thể, khẩn trương, chưa quyết liệt và còn nhiều vướng mắc.

- Trên lĩnh vực kinh tế, tốc độ phát triển còn chậm, chất lượng tăng trưởng chưa bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và sức cạnh tranh của sản phẩm còn yếu. Hiệu quả xúc tiến đầu tư, tốc độ xây dựng cơ bản chưa đạt yêu cầu.

- Việc củng cố, xây dựng QHSX mới còn lúng túng, sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp, nhất là cổ phần hoá làm chậm. Việc tổng kết để cải tiến quản lý nông trường làm chậm, chỉ đạo thực hiện không kiên quyết. Doanh nghiệp

nhà nước hoạt động kém hiệu quả, chất lượng hàng hoá và sức cạnh tranh còn yếu; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh kém phát triển, nhiều khó khăn vướng mắc về thuê đất và giao quyền sử dụng đất, về vay vốn, về đầu tư chưa được tháo gỡ kịp thời.

Lĩnh vực văn hoá - xã hội còn nhiều vấn đề được giải quyết tốt. Chất lượng giáo dục toàn diện chưa cao, chênh lệch giữa miền núi và miền xuôi còn lớn, việc dạy thêm học thêm phát triển tràn lan. Cơ cấu đào tạo không hợp lý, còn mất cân đối giữa đào tạo đại học, cao đẳng, trung học kỹ thuật và dạy nghề. Tâm lý thích làm thầy hơn làm thợ còn nặng nề. Tỷ lệ lao động qua đào tạo còn quá thấp nên chất lượng lao động kém, chưa đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp hoá và xuất khẩu lao động.

Các cơ sở khám chữa bệnh, nhất là tuyến huyện chậm được đầu tư nâng cấp, quản lý hành nghề y dược tư nhân, thực hiện các quy định về y đức chưa chặt chẽ. Vấn đề việc làm cho người lao động, tai nạn giao thông, ma tuý, lây nhiễm HIV… chưa được giải quyết, ngăn chặn có hiệu quả.

Tỷ lệ tăng dân số ở vùng ven biển, vùng giáo, vùng dân tộc vẫn cao, lực lượng lao động tăng gây sức ép mạnh về vấn đề giải quyết việc làm.

*Những tồn taị yếu kém mà hiện nay Nghệ An đang mắc phải là do những nguyên nhân sau:

- Nghệ An là tỉnh có diện tích miền núi rộng lớn (chiếm 83,3%), địa hình hiểm trở và chia cắt, cơ sở hạ tầng còn thấp kém, lại là một tỉnh nằm xa các cực tăng trưởng và các trung tâm kinh tế văn hoá lớn của cả nước, xuất phát điểm của nền kinh tế. Bên cạnh đó tỉnh nhà chưa có sự nỗ lực thật cao, hơn nữa, trong thời gian qua, sự đầu tư của nhà nước cho vùng đất này để đẩy mạnh sản xuất ở một địa phương trọng yếu là chưa đúng mức.

- Năng lực sản xuất còn yếu, thiếu vốn, trình độ khoa học công nghệ còn lạc hậu, do đó quy mô và năng lực cạnh tranh kinh tế còn thấp; tệ quan

liêu, tham nhũng, lãng phí chưa được đẩy lùi, thiên tai, dịch bệnh vẫn diễn biến hết sức phức tạp.

- Sản xuất hàng hoá trên địa bàn tỉnh ta chưa phát triển, một số chương trình, đề án phục vụ xuất khẩu triển khai không đảm bảo tốc độ hoặc thấp so với mục tiêu đề ra.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp làm công tác nhập khẩu của tỉnh đều là doanh nghiệp nhỏ, chưa có doanh nghiệp đầu tàu, nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập, thiếu cán bộ giỏi nghiệp vụ, ngoại ngữ, thiếu đội ngũ thợ lành nghề, cán bộ quản lý năng động…

- Giá cả biến động, nguồn nguyên liệu không ổn định và trên thị trường cả nước sự cạnh tranh gay gắt.

Ngoài những nguyên nhân nói trên, những hạn chế mà Nghệ An gặp phải còn do các nguyên nhân sau:

- Công tác tuyên truyền quán triệt các nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước chưa đồng bộ nên cán bộ, Đảng viên và nhân dân chưa chuyển đổi kịp nhận thức và tư duy về kinh tế thị trường định hướng XHCN, về sự bình đẳng giữa phát triển các thành phần kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân… Tư tưởng trông chờ, ỷ lại, bảo thủ, trì trệ, hẹp hòi, níu kéo, chủ quan, nóng vội ở mức độ khác nhau vẫn còn biểu hiện ở các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở đang là lực cản lớn đối với quá trình phát triển của tỉnh nhà.

- Công tác chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện nghị quyết chưa phát triển tốt, sự phối hợp giữ các cấp các nghành chưa đồng bộ, phân công trách nhiệm, phân cấp quản lý chưa rõ ràng. Chưa có các giải pháp đủ mạnh và đồng bộ để khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế về lao động, đất đai, nguồn vốn trong dân cư nhằm tạo các mũi đột phá trong phát triển kinh tế.

Chỉ đạo công tác quy hoạch và triển khai thực hiện một số chương trình đề án chưa ráo riết quyết liệt, việc kiểm tra đôn đốc uốn nắn xử lý chưa kịp thời.

- Việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, cán bộ quản lý kinh doanh, chuyên gia kỹ thuật giỏi, doanh nhân năng động còn ít và chưa phát triển theo kịp yêu cầu phát triển khoa học kỹ thuật của tỉnh. Công tác quản lý, kiểm tra giám sát đội ngũ cán bộ, đảng viên chưa phát triển chặt chẽ.

Một phần của tài liệu Vận dụng quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất vào phát triển các thành phần kinh tế ở tỉnh Nghệ An hiện nay đ (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)