Nhiệm vụ chủ yế u:

Một phần của tài liệu Vận dụng quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất vào phát triển các thành phần kinh tế ở tỉnh Nghệ An hiện nay đ (Trang 76 - 87)

- Đối với kinh tế quốc doanh: Tỉnh chủ trương tổ chức và sắp xếp lạ

3.1.3. Nhiệm vụ chủ yế u:

Ưu tiên phát triển công nghiệp nhằm tạo sự tăng trưởng cao để tăng nhanh tỷ trọng GDP, giải quyết nhiều việc làm cho người lao động, tăng thu ngân sách và kích thích các ngành Dịch vụ, Nông nghiệp phát triển.

Có các giải pháp tích cực nhằm đưa tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp hàng năm từ 19 - 20%. Tập trung chỉ đạo nhóm sản phẩm có lợi thế và khả năng cạnh tranh trên thị trường như: xi măng, điện, đường kính, sữa, dầu thực vật, bột đá trắng, đồ gỗ vật liệu ốp lát, dệt may,hải sản, đồ uống (bia rượu, nước giải khát); thực phẩm (chè dứa, bột sắn), lâm sản xuất khẩu; quan tâm nhóm sản phẩm tạo nguồn thu ngân sách cao như: xi măng, điện, bia, cồn, sữa, lắp ráp ôtô, xe máy, hàng điện tử v.v…

Ưu tiên phát triển các cơ sở sản xuất chế biến nông, lâm, hải sản, thực phẩm gắn với phát triển vùng nguyên liệu,sử dụng nhiều lao động và công nghiệp vật liệu xây dựng, thuỷ điện, mía đường, đồ uống v.v…

Phát triển mạnh và nhanh ngành sản xuất vật liệu xây dựng. Phấn đấu đến 2010 có tổng công suất 5,9 triệu tấn xi măng; trong đó nâng công suất nhà máy xi măng Hoàng Mai tăng gấp đôi để có công suất 2,8 triệu tấn/năm; mở rộng quy mô và đổi mới công nghệ sản xuất của hai nhà máy xi măng ở Anh Sơn để mỗi nhà máy có công suất 400.000 tấn/năm bằng công nghệ lò quay; xây dựng nhà máy xi măng Đô Lương I công suất 900.000 tấn/năm và nhà máy xi măng Đô Lương II công suất 1,4 triệu tấn/năm. Xây dựng nhà máy chế biến đá Granít công suất 1triệu m2/năm ở Tân Kỳ và một số cơ sở sản xuất tấm lợp với công suất 1 triệu m2/năm, xây dựng các cơ sở sản xuất gạch nung ở Thanh Chương, Anh Sơn, Tân Kỳ, Nghĩa Đàn... Đẩy nhanh tiếnm độ xây dựng 2 nhà máy thuỷ điện Bản Vẽ(320 MW), Bản Cốc (20 MW); hoàn thành các bước chuẩn bị và xúc tiến đầu tư để xây dựng một số nhà máy thuỷ điện quy mô vừa và nhỏ: Khe Bố (100 KW), Hủa Na (180 MW), Nhãn Hạc (45 MW), Nậm Pọng (90 MW), Thác Muối (40 MW), Bản

Mồng (54 MW), một số thuỷ điện nhỏ dọc tuyến đường 7A (60 MW), phấn đấu đến 2010 có tổng công suất đạt trên 950 MW.

Quan tâm đầu tư khoa học - công nghệ và tổ chức sản xuất hợp lý để phát triển các cơ sở dệt may và sản xuất hàng tiêu dùng, phấn đấu đến 2010 sản xuất đạt 1 vạn tấn sợi, 5 triệu sản phẩm dệt kim, 3 triệu sản phẩm may mặc. Đầu tư mở rộng xí nghiệp dược để nâng công suất và chất lượng sản phẩm dược đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Từ nay đến năm 2010 khuyến khích các nhà đầu tư lấp đầy các khu công nghiệp tập trung Bắc Vinh, Nam Cấm, Cửa Lò, theo quy hoạch được duyệt với các nghành nghề như lắp ráp ô tô, sản xuất máy nông nghiệp, chế biến khoáng sản, chế biến gỗ, hàng điện tử, hàng tiêu dùng xuất khẩu, đóng mới và sửa chữa tàu thuyền… Phát triển thêm các cụm, khu công nghiệp ở Nghi Lộc, Hoàng Mai, Phủ Quỳ, Đô Lương, Anh Sơn và các khu tiểu thủ công nghiệp ở các huyện, thành, thị và các đô thị mới. Phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề và làng có nghề tạo ra nhiều sản phẩm tiêu dùng và xuất khẩu.

Đảm bảo các điều kiện về môi trường ở các làng nghề, các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các khu, cụm công nghiệp.

* Các nghành dịch vụ:

Đẩy mạnh các nghành dịch vụ, tạo ra giá trị cao, giảI quyết nhiều việc làm, tăng thu ngân sách và tạo môi trường thu hút đầu tư. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư mở rộng thị trường, xây dựng Vinh, Cửa Lò thành trung tâm thương mại lớn, là đầu mối trung chuyển, buôn bán, xuất nhập khẩu hàng hoá của vùng Bắc Trung Bộ. Xây dựng trung tâm hội chợ triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội quy mô vùng, các khu thương mại lớn, hình thành các phố chuyên doanh ở thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, các thị trấn xung quanh huyện.

Quy hoạch đầu tư xây dựng, nâng cấp mạng lưới chợ bao gồm chợ huyện, chợ vùng, chợ thôn bảo đảm nhu cầu lưu thông hàng hoá phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân.

Hoàn thành việc xây dựng và khai thác có hiệu quả cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn (Kỳ Sơn), đẩy nhanh tiến độ xây dựng cửa khẩu quốc gia Thanh Thuỷ (Thanh Chương), chuẩn bị tốt các điều kiện để mở thêm cửa khẩu Thông Thụ (Quế Phong). Xây dựng hai chợ cửa khẩu để tăng nhanh quan hệ thương mại, trao đổi hàng hoá. Duy trì, mở rộng và phát triển thương mại, buôn bán với các nước trong khu vực và quốc tế, nâng cao chất lượng, số lượng các sản phẩm hàng hoá xuất khẩu truyền thống như lạc, cà phê, chè, hải sản… Xây dựng các thương hiệu hàng hoá mới để tham gia thị trường xuát khẩu như: Xi măng, bột đá trắng, đồ gỗ, đồ uống (bia, sữa), ô tô, thiết bị điện tử tin học. Nghiên cứu đề xuất Chính phủ cho xây dựng khu kinh tế mở ở Nghi Lộc (gần cảng Cửa Lò).

Phát triển mạnh các loại hình dịch vụ vận tải: Nâng cấp sân bay Vinh thành sân bay quốc tế mở các tuyến bay đi Trung Quốc, Thái Lan, Lào, nâng cấp ga Vinh thành ga loại I (có ga hành khách riêng). Mở thêm các tuyến vận tảI viễn dương.

Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế, nhất là tư nhân đầu tư vào các lĩnh vực dịch vụ: tư vấn lao động, xuất nhập khẩu, tài chính, ngân hàng, khoa học công nghệ, bảo hiểm, thông tin, vận tải…

Hiện đại hoá và nâng cao năng lực ngành bưu chính viễn thông, tăng nhanh số điện thoại thuê bao, mở rộng phủ sóng điện thoại di động, phát triển các dịch vụ Internet, xây dựng hệ thống cung cấp thông tin đồng bộ kịp thời phục vụ hiệu quả công tác lãnh đạo, điều hành, quản lý, sản xuất kinh doanh, phấn đấu đến năm 2010 số thuê bao điện thoại đạt 28 máy/100 dân, 100% số xã có điện thoại.

Mở rộng và phát triển các loại hình và sản phẩm du lịch nhằm thu hút ngày càng nhiều, đa dạng hơn khách du lịch đến Nghệ An. Nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động dịch vụ của nghành du lịch để đưa du lịch thành ngành kinh tế quan trọng. Khai thác có hiệu quả các công trình đã và đang được đầu tư xây dựng, nâng cấp, nhất là ở Kim Liên (Nam Đàn), Cửa Lò, thành phố Vinh. Hình thành và phát triển các cụm du lịch mới: cụm du lịch núi Quyết - Bến Thuỷ, du lịch Sông Lam, du lịch biển Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, du lịch sinh thái ở Con Cuông, Quỳ Châu, Quế Phong… Thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp để bảo vệ môi trường, tại các khu di tích, danh lam thắng cảnh, nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái.

Chủ động hội nhập và gắn kết du lịch của Nghệ An với khu vực Bắc miền Trung và du lịch cả nước, tham gia vào các tuyến, các chương trình du lịch quốc tế, xây dựng Thành phố Vinh, Thị xã Cửa Lò thành trung tâm lưu trú và trung chuyển khách du lịch.

Đến năm 2010 kim ngạch xuất khẩu đạt 350 - 400 triệu USD với các nhóm hàng hoá xuất khẩu chủ lực như: lạc nhân, bột sắn, nước dứa cô đặc, cà phê, cao su, chè, thịt đông lạnh, hải sản, xi măng, bột đá trắng, thiếc, gỗ mỹ nghệ, vận tải viễn dương và xuất khẩu lao động…

Có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh để nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu. Nâng cao năng lực quản lý và điều hành ngân sách, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn nộp thuế, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để chống thất thu. Nâng tỷ lệ thu ngân sách đạt trên 12% GDP vào năm 2010, đảm bảo nhu cầu chi thường xuyên và bắt đầu có tích luỹ.

Mở rộng mạng lưới và đa dạng hoá các loại hình tín dụng, từng bước hình thành thị trường tín dụng nhiều thành phần, trong dó chủ yếu là hệ thống

ngân hàng thương mại và quỹ tín dụng nhân dân. Phấn đấu tổng mức huy động vốn trên địa bàn qua ngân hàng bình quân hàng năm tăng 1.500 tỷ đồng, năm 2010 dư nợ các ngân hàng đạt khoảng 15.000 tỷ đồng; nâng dần tỷ lệ vốn cho vay trung và dài hạn trên 50%.

* Nông nghiệp và nông thôn:

Tập trung đẩy mạng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, coi phát triển nông nghiệp và nông thôn là nhiệm vụ quan trọng nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân, đảm bảo an ninh trật tự nông thôn, tạo tiền đề và môi trường thúc đẩy công nghiệp, dịch vụ phát triển.

Ứng dụng nhanh tiến bộ khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ sinh học để tăng nhanh giá trị sản lượng trên một đơn vị diện tích canh tác, phấn đấu đến 2010 đạt bình quân 30 - 35 triệu đồng/ha. Đồng thời tiếp tục phát triển các vùng nguyên liệu tập trung có năng suất và chất lượng cao đáp ứng yêu cầu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu.

Về sản xuất lương thực, tập trung thâm canh trên diện tích trồng lúa đã ổn định tưới tiêu nước, phát triển mạnh cây ngô đông để đạt sản lượng lương thực ổn định 1 triệu tấn. Trên cơ sở đó chủ động chuyển đổi một số diện tích trồng lúa và hoa màu hiệu quả thấp sang trồng cây khác có hiệu quả hơn hoặc trồng cỏ thâm canh làm thức ăn cho phát triển chăn nuôi đại gia súc.

Ổn định diện tích các vùng chuyên canh cây công nghiệp: Đầu tư thâm canh để có sản lượng hàng hoá lớn: 75.000 tấn lạc vỏ; 2 triệu tấn mía cây; 12.000 tấn chè búp khô xuất khẩu; 3.000 tấn mủ cao su khô; 4.000 tấn cà phê nhân; 50.000 tấn cam; 160.000 tấn dứa quả. Khuyến khích phát triển các loại cây ăn quả, cây vừng, đậu tương, dâu tằm gắn với đầu tư các cơ sở bảo quản chế biến tiêu thụ.

Tập trung chỉ đạo để chăn nuôi phát triển nhanh, mạnh cả về số lượng và chất lượng, nhất là chăn nuôi đại gia súc (chủ yếu là bò thịt, bò sữa). Khuyến khích phát triển đàn lợn ở mọi vùng miền trong tỉnh. Phấn đấu đạt trên 1 triệu con trâu, bò (trong đó bò lai Sind đạt trên 50%, 10.000 con bò sữa), trên 1,5 triệu con lợn (trong đó tỷ lệ lợn hướng nạc chiếm 60 - 70%) vào 2010. Đến 2010 đưa chăn nuôi lên vị trí của ngành sản xuất chính với tỷ trọng đạt trên 50% giá trị sản xuất nông nghiệp.

Tập trung tăng nhanh diện tích rừng trồng, quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất để tạo hệ sinh thái bền vững nhằm bảo vệ quỹ đất, quỹ gen, môi trường và cảnh quan thiên nhiên. Hoàn thành giao đất, khoán rừng ổn định và lâu dài cho hộ nông dân gắn với công tác định canh định cư, đưa nghề rừng thành một ngành kinh tế quan trọng để người dân vùng núi sống và làm giàu chủ yếu bằng nghề rừng. Bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, trong đó cải tạo 20.000 ha rừng nghèo thành rừng giàu. Khoanh nuôi tái sinh và giao đất cho các hộ theo khả năng sử dụng đối với diện tích đất trống, đồi núi trọc còn lại (khoảng 45 vạn ha chủ yếu ở Tương Dương, Kỳ Sơn và một số huyện vùng cao). Trồng mới hàng năm 10.000 - 12.000 ha rừng, chú trọng trồng rừng kinh tế để có 80.000 - 100.000 ha rừng nguyên liệu kết hợp phòng hộ, trong đó rừng nguyên liệu giấy 72.500 ha; rừng nguyên liệu MDF 5.000 ha; cây chủ cánh kiến 7.000 ha; tre, trúc lấy măng 5.000 ha .v.v… Nâng tỷ lệ độ che phủ của rừng đạt trên 53% vào năm 2010.

Đẩy mạnh nuôi trồng thhuỷ sản; nuôi tôm thâm canh và phát triển nghề nuôi ngao, cua, cá lồng ven sông, biển. Chuyển đổi một số diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi cá rô phi đơn tính và phát triển hình thức nuôi cá - lúa thâm canh trên diện tích trồng lúa chủ động nước. Tận dụng khai thác tốt các lòng hồ sẵn có để nuôi trồng thuỷ sản, đưa sản lượng nuôi trồng các loại

lên 30.000 - 35.000 tấn, trong đó đạt 3.000 tấn tôm nuôi. Đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất giống tôm, cua, các loại giống thuỷ sản khác và cơ sở chế biến thức ăn gia súc, thức ăn để nuôi trồng thuỷ sản ở Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc. Sản xuất muối sạch 80.000 - 90.000 tấn.

Xây dựng nông thôn mới. Từng bước giải quyết cơ bản vấn đề ăn, ở, mặc, học hành, chữa bệnh, hưởng thụ văn hoá cho nhân dân ngày càng tiến bộ và văn minh hơn. Cơ bản giải quyết hoàn chỉnh và đồng bộ các công trình điện, đường, trường học, trạm xá, nhà văn hoá đa chức năng, thông tin ở nông thôn.

Đưa công nghiệp chế biến với quy mô nhỏ thích hợp gắn với phát triển ngành nghề trong nông thôn để dịch chuyển lao động nông nghiệp sang ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và xuất khẩu lao động (40 - 50% vào năm 2010). Nâng cao chất lượng lao động trong nông nghiệp để đạt tỷ lệ lao động nông nghiệp được bồi dưỡng đào tạo nghề 60 - 70%.

Khuyến khích phát triển mạnh mẽ, làng nghề và làng có nghề, để có 500 làng nghề và làng có nghề vào năm 2010. Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống chợ nông thôn ở cấp xã phục vụ giao lưu trao đổi hàng hoá giữa thành thị và nông thôn. Xây dựng thêm nhiều chợ mới khi ra đời các thị tứ, thị trấn, thị xã

* Xây dựng kết cấu hạ tầng:

Huy động tối đa các nguồn lực để đẩy nhanh việc xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trong từng vùng và tổng thể, chú trọng các công trình quan trọng, thiết yếu, phát huy nhanh tác dụng.

Phối hợp tốt với các ngành Trung ương tiếp tục nâng cao các công trình giao thông trên địa bàn thuộc Trung ương quản lý. Mở rộng Cảng Cửa lò để tàu trên 1 vạn tấn ra vào cảng thuận lợi và xây thêm một số bến mới để nâng công suất cảng đạt khối lượng luân chuyển hàng hoá 3,5 triệu tấn vào

năm 2010. Tiếp tục nâng cấp sân bay Vinh, tăng thêm các tuyến nội địa mở thêm một số tuyến bay quốc tế. Mở rộng, nâng cấp quốc lộ 1A đoạn Vinh- Hoàng Mai. Nâng cấp và hoàn chỉnh các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ và hệ thống giao thông vùng cây nguyên liệu, hệ thống giao thông phục vụ du lịch trên địa bàn miền núi phía Tây gồm quốc lộ 7A, 48, 15A, 46 và Đường Hồ Chí Minh với chiều dài 748 km; 12 tuyến tỉnh lộ dài 794 km. Xây dựng các tuyến đường kinh tế kết hợp với quốc phòng gồm đường nối quốc lộ 7 với quốc lộ 48 dài 106 km, tuyến đường tây Nghệ An - Thanh Hoá (Mường Xén - Tri Lễ - Thông Thụ - Thanh Hoá) dài 240 km. Xây dựng mới tuyến giao thông biên giới dài trên 400 km và 180 km các tuyến đường ra biên giới. Nghiên cứu khôi phục, nâng cấp và mở mới một số tuyến đường sắt phục vụ vận tải hàng hoá. Xây dựng các tuyến cầu vượt sông Lam ở thượng lưu và hạ lưu Bến Cửa Lò đi Nghi Sơn Thanh Hoá.

Hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng 60 km đường gắn với đê ven sông Lam từ Cửa Hội đi Nam Đàn. Tiếp tục điều chỉnh chính sách kích cầu để phát triển hoàn chỉnh giao thông nông thôn và miền núi, gắn phát triển giao thông với phát triển hệ thống thị tứ nông thôn. Nâng cấp mặt đường và các tuyến đường huyện đi vào các trung tâm xã và các tuyến liên xã; đồng thời đầu tư xây dựng mới nền đường và các công trình trên tuyến vào các xã chưa có đường ô tô (dài 167 km), đảm bảo đến 2010 tất cả các xã đều có đường ô tô vào trung tâm. Cải tạo mạng lưới giao thông đường thuỷ, nâng cấp Cảng Bến Thuỷ, bến Cửa Tiền, xây dựng bến Hoàng Mai, Nam Đàn và

Một phần của tài liệu Vận dụng quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất vào phát triển các thành phần kinh tế ở tỉnh Nghệ An hiện nay đ (Trang 76 - 87)