Thành tựu đạt được và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Vận dụng quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất vào phát triển các thành phần kinh tế ở tỉnh Nghệ An hiện nay đ (Trang 54 - 57)

* Thành tựu:

Nghệ An là một tỉnh có nhiều tiềm năng về đất đai, rừng, biển và khoáng sản quý hiếm, có lực lượng lao động và đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật dồi dào, có một số cơ sở vật chất phục vụ cho sản xuất tương đối khá. Bên cạnh đó, Nghệ An cũng có những khó khăn như: kết cấu hạ tầng thấp kém, thiếu vốn cho đầu tư sản xuất, kinh doanh, đội ngũ cán bộ bị ảnh hưởng của cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp, việc tiếp cận với thị trường trong và ngoài nước còn nhiều hạn chế… Do đó, trong những năm trước đây,

sản xuất còn phát triển chậm, nền công nghiệp còn mang nặng tính chất tự cấp tự túc, công nghiệp chưa có sản phẩm mũi nhọn có giá trị lớn, phù hợp với thị trường trong và ngoài nước. Ngân sách thu được chưa đủ chi thường xuyên. Đời sống vật chất tinh thần của đông đảo nhân dân còn thấp… Có những tồn tại và yếu kém đó là do nhiều nguyên nhân, song cơ bản nhất là do đảng bộ tỉnh chưa nhận thức và vận dụng đúng đắn mối quan hệ giữa LLSX và QHSX vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tuy nhiên nhờ thực tiễn tháo gỡ khó khăn để phát triển sản xuất của người lao động trong tỉnh, đồng thời với một số chủ trương tháo gỡ những vướng mắc trên một số lĩnh vực kinh tế của Trung ương đối với đất nước, Đảng bộ Nghệ An cũng đã đề ra những chủ trương, chính sách về đổi mới kinh tế địa phương.

Xuất phát từ tính chất thấp kém và sự phát triển không đều về trình độ của LLSX, Đảng bộ tỉnh thấy rằng cần phải khuyến khích phát triển LLSX, giải phóng sức sản xuất, song không thể thực hiện trong khuôn khổ QHSX hành chính quan liêu như hiện tại mà cần thiết phải điều chỉnh, đổi mới cả ba mặt của QHSX để giải phóng LLSX. Đảng bộ tỉnh đã đề ra phương hướng chính là chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và nông thôn, tạo nhiều ngành nghề mới. Hình thành các vùng sản xuất tập trung, có khối lượng sản phẩm lớn làm cơ sở thúc đẩy công nghiệp chế biến, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Tiếp tục nâng cao độ che phủ của rừng, đưa nghề rừng thành một nghành kinh tế quan trọng, gắn trồng rừng với công nghiệp chế biến gỗ rừng trồng.

Đẩy mạnh tốc độ phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp trong tổng sản phẩm nội tỉnh làm cho công

nghiệp tác động mạnh vào nông nghiệp nông thôn, tăng khối lượng và giá trị hàng xuất khẩu, giải quyết việc làm và phân công lại lao động, đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá.

Mở rộng hoạt động của các nghành dịch vụ (thương mại, du lịch, tín dụng ngân hàng, bảo hiểm…) tạo điều kiện cho phát triển sản xuất, phục vụ đời sống của nhân dân và góp phần thúc đẩy nhanh hơn quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Mở rộng khoán sản phẩm trong các nghành kinh tế cả nông nghiệp, công nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thương nghiệp… Chuyển hướng bố trí sản xuất đối với hai vùng thường xuyên thiếu lương thực là vùng biển và vùng trung du, miền núi.

Đối với vùng biển: tập trung thâm canh tăng vụ, trồng xen, trồng gối để tăng sản phẩm lương thực đồng thời chuyển một bộ phận diện tích vùng biển Nghi Lộc, Nghi Xuân, thành phố Vinh sang sản xuất cây công nghiệp và xuất khẩu để có giá trị kinh tế cao hơn; đây là vùng có thế mạnh về hải sản và muối, do đó Nghệ An chủ trương đẩy mạnh việc đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản, làm muối và trồng rừng phòng hộ ven biển, chế biến hải sản phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu như: nước mắm, tôm, mực đông lạnh… Khoanh vùng tập trung nuôi tôm và cua xuất khẩu. Duy trì và củng cố nghề muối để phục vụ nhu cầu tiêu dùng và nguyên liệu cho công nghiệp hoá chất và xuất khẩu; mở mang dịch vụ và du lịch ở cảng và bãi tắm ven biển Cửa Lò; khuyến khích thực hiện phân bố lại lao động ở đồng bằng, miền biển, đưa một bộ phận lao động lên phát triển kinh tế trung du, miền núi.

Đối với vùng trung du, miền núi: thực hiện tốt chủ trương nông - lâm - công nghiệp kết hợp, giao quyền sử dụng đất lâu dài cho dân để bảo vệ khoanh nuôi, tái sinh và trồng mới làm cho rừng thực sự có chủ, có chính sách đảm bảo hài hoà về nguồn lợi để dân có trách nhiệm bảo vệ nguồn lợi

rừng và khoáng sản. Những đơn vị kinh tế trung ương và địa phương khai thác rừng và khoáng sản phải có trách nhiệm đầu tư cơ sở hạ tầng, công trình phúc lợi, đặc biệt là cải tạo môi trường sinh thái nhằm định canh, định cư đồng bào dân tộc và góp phần ổn định kinh tế - xã hội miền núi.

Đảng bộ tỉnh cũng xác định đồng bằng là vùng chủ yếu để giải quyết lương thực, thực phẩm cho cả tỉnh, do đó tỉnh chủ trương tập trung đầu tư thâm canh vùng lúa cao sản (Diễn - Yên - Quỳnh; Nam - Hưng - Nghi và Đô Lương) và các vùng lạc tập trung (Diễn Châu, Nghi Lộc, Nam Đàn…). Đổi mới quan điểm đầu tư tập trung vào khâu giống, phân hữu cơ, thực hiện thâm canh tăng vụ, trồng xen và đa dạng hoá sản phẩm để tạo giá trị cao từ nông nghiệp.

Bên cạnh đó đảng bộ tỉnh cũng có chủ trương đổi mới cơ chế quản lý và chính sách phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, coi việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần là một tất yếu khách quan vì nó sẽ làm cho LLSX phát triển, giải phóng mọi năng lực sản xuất, phát huy sức mạnh của mọi thành phần kinh tế, của các chủ sở hữu vốn, kỹ thuật, sức lao động trong sản xuất kinh doanh, làm cho mọi người lao động, mọi chủ thể sở hữu khác nhau đều tham gia vào hoạt động sinh lợi cho mình và cho xã hội, đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhân dân và tham gia vào thị trường trong nước và quốc tế. Các thành phần kinh tế được bình đẳng trước pháp luật, được tạo điều kiện hoạt động, giải phóng mọi năng lực sản xuất ở những trình độ khác nhau. Tuy nhiên, để đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa, phải chăm lo phát triển kinh tế quốc doanh để nó đủ sức giữ vai trò chủ đạo. Vì vậy, Nghệ An đã có những chủ trương, chính sách cụ thể để phát triển các thành phần kinh tế:

Một phần của tài liệu Vận dụng quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất vào phát triển các thành phần kinh tế ở tỉnh Nghệ An hiện nay đ (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)