Thực trạng vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa lực lƣợng sản xuất và quan hệ sản xuất vào việc phát triển các thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu Vận dụng quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất vào phát triển các thành phần kinh tế ở tỉnh Nghệ An hiện nay đ (Trang 43 - 54)

sản xuất và quan hệ sản xuất vào việc phát triển các thành phần kinh tế ở Nghệ An trƣớc thời kỳ đổi mới

Trước năm 1986, cả nước nói chung, Nghệ An nói riêng đều có những quan niệm cứng nhắc về CNXH, đó là quan niệm cho rằng cần phải đưa đất nước tiến nhanh, tiến mạnh lên CNXH, điều đó được thể hiện ở những quan niệm sau:

- Có thể thiết lập sớm QHSX tiên tiến để mở đường, tạo địa bàn rộng rãi thúc đẩy LLSX phát triển.

- Chủ động tạo ra sự phù hợp của QHSX với LLSX, dùng QHSX tiên tiến kéo QHSX tiến lên theo.

- Chúng ta có chế độ chuyên chính vô sản, có Đảng cộng sản lãnh đạo thì ta có thể chủ động tạo ra QHSX mới ưu việt để lôi kéo, thúc đẩy và mở đường cho LLSX phát triển theo.

Đồng thời QHSX mới ở đây được nhận thức, đồng nhất với kinh tế quốc doanh và Hợp tác xã.

Gắn với sở hữu XHCN về tư liệu sản xuất và cơ chế quản lý tập trung, bao cấp với một số đặc trưng chủ yếu sau:

Các đơn vị kinh tế quốc doanh, tập thể thực hiện cơ chế quản lý hành chính, bao cấp. Trung ương, địa phương đều sử dụng các biện pháp hành

chính chặt chẽ, mang tính cưỡng chế để thực hiện mục tiêu quản lý của mình đối với hai thành phần kinh tế này. Mỗi đơn vị kinh tế đều phải áp dụng và thực hiện hàng loạt chỉ tiêu pháp lệnh, chịu sự quản lý, giám sát của cơ quan chủ quản cấp trên. Đồng thời đều được Nhà nước cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm. Hạch toán và kinh doanh tách rời nhau và đều không thuộc chức năng của đơn vị cơ sở. Các đơn vị kinh tế chỉ được quyền thực hiện phương hướng kinh tế, phương án sản phẩm, cơ cấu cây trồng, vật nuôi do cấp trên giao.

Nét đặc trưng của chế độ phân phối là: phân phối chủ yếu là tiền lương cộng thêm một số loại tem phiếu gắn với một số mặt hàng định lượng nhất định. Khi đời sống người lao động quá khó khăn còn được phân phối những sản phẩm do chính đơn vị làm ra, nhưng không tiêu thụ được. Trong kinh tế tập thể, hình thức phân phối cơ bản là ngày công bình quân theo số lượng. Cách thức phân phối trong Hợp tác xã chủ yếu là hiện vật, phân phối lần đầu và phân phối lại trong hai khu vực kinh tế này cũng không thành chế độ rõ ràng. Cơ chế quản lý có nhiều sơ hở, năng lực quản lý của nhiều cán bộ còn bất cập, để thất thoát vật tư hàng hoá, thâm hụt công quỹ diễn ra phổ biến trong cả kinh tế quốc doanh và tập thể. Thiết lập xong kinh tế quốc doanh đưa chúng vào hoạt động hầu như mọi vấn đề đã được giải quyết xong.

Thiết lập và duy trì quá lâu kiểu QHSX với những đặc trưng như vậy làm cho các hiện tượng tiêu cực nảy sinh ngay trong lòng kinh tế quốc doanh và Hợp tác xã ngày càng phổ biến, các cấp lãnh đạo và đơn vị cơ sở đều ra sức khắc phục trong nhiều năm, song vẫn không giảm bớt. Đất đai để hoang hoá, tài nguyên khai thác không hợp lý, vật tư, tiền vốn, thiết bị không được sử dụng tích cực với hệ số quay vòng cao. Hiệu quả hoạt động thấp, đa số các đơn vị bị thua lỗ, do không tiêu thụ được sản phẩm, không thu hồi được vốn. Nhiều đơn vị quốc doanh chỉ tồn tại một cách hình thức, hàng loạt đơn vị buộc phải giải thể do làm ăn thua lỗ, kém hiệu quả.

Chúng ta đã đồng nhất tư hữu tư liệu sản xuất (mà tư hữu đó được sử dụng vào việc bóc lột lao động của người khác) với sở hữu cá nhân của các thành viên, do đó khi đưa lao động vào làm ăn tập thể là xoá ngay sở hữu cá nhân đối với các tư liệu sản xuất của họ. Song do không có cơ chế quản lý phù hợp và chế độ phân phối lợi ích đúng đắn, nên nhiều cơ sở vật chất, tài sản thuộc sở hữu toàn dân và tập thể trở thành “vô chủ”, tệ “rong công”, “phóng điểm”, “làm thì láo báo cáo thỉ hay” diễn ra phổ biến.

Vai trò của Nhà nước trong quản lý kinh tế vĩ mô và vai trò quản lý sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước, Hợp tác xã không được tách bạch rõ ràng. Chủ thể quản lý và đối tượng quản lý không được phân định rạch ròi. Cơ chế quản lý hành chính bao cấp tác động mạnh mẽ và toàn diện đối với hoạt động của các đơn vị kinh tế quốc doanh và tập thể cả về phương diện kế hoạch, cơ chế tài chính, tín dụng đầu tư, lao động, tiền lương, giá cả đầu vào, đầu ra sản phẩm, các khoản nộp ngân sách, ngăn sông cấm chợ.

Tất cả những tiêu cực nảy sinh trong lòng kinh tế quốc doanh, tập thể và những vướng mắc nan giải trong cơ chế quản lý, phân công, phân cấp quản lý, trong xác định phương hướng kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi, phương án sản phẩm và tổ chức sản xuất đều đã được các cấp lãnh đạo quan tâm nắm bắt và xử lý, nhưng chuyển biến tiến bộ không đáng kể. Kết quả là tình hình sản xuất và phân phối lưu thông càng rối ren, bế tắc, càng cải tiến quản lý, mở rộng quy mô sở hữu kinh tế quốc doanh và tập thể thì làm ăn càng kém hiệu quả, người lao động càng xa lánh thờ ơ.

Do lợi ích của người lao động không được đảm bảo nên không khơi dậy được động lực kinh tế, và lợi ích là nhân tố cuối cùng tạo nên các động lực, làm chuyển động quảng đại quần chúng, làm chuyển động từng giai cấp, từng tầng lớp người trong sự nghiệp cách mạng. Vì cuộc sống của mình và

gia đình, người lao động buộc phải làm những việc khác ngoài khu vực kinh tế quốc doanh và tập thể. LLSX kinh tế quốc doanh và tập thể giảm sút rõ rệt, QHSX xã hội chủ nghĩa trên địa bàn đứng trước thử thách nghiêm trọng.

Thiết lập và duy trì quá lâu kiểu QHSX khô cứng, hành chính, quan liêu như vậy đã kìm hãm nặng nề sự phát triển của các LLSX trong tỉnh.

Quy mô và tỷ trọng hàng hoá tăng chậm, nhiều mặt sa sút hoặc chững lại. Tất cả mọi thành phần, mọi lực lượng, mọi cấp, nghành, mọi cơ quan đơn vị đều dồn sức sản xuất tự cân đối lấy lương thực. Là một tỉnh có nhiều thế mạnh (đồng bằng, miền biển, miền núi, có lao động dồi dào và có truyền thống cách mạng, có tài nguyên phong phú) nhưng kết quả đạt được chưa xứng với tiềm năng hiện thực, chưa thoát khỏi những khó khăn để tạo thế đi lên một cách ổn định và mạnh mẽ. Trình độ thâm canh còn yếu, năng suất các loại cây trồng thấp, tình trạng phá rừng bừa bãi chưa ngăn chặn được đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Bình quân lương thực đầu người năm 1983 chỉ bằng năm 1975, sản lượng lúa có tăng nhưng sản lượng màu dừng lại và có khuynh hướng giảm dần, vẫn chưa cân đối được lương thực; nguyên liệu cho công nghiệp và xuất khẩu từ nông, lâm, hải sản là thế mạnh nhưng chưa được tổ chức sản xuất và khai thác tốt, không đảm bảo hàng tiêu dùng và xuất khẩu. Giá trị sản lượng công nghiệp địa phương còn thấp thua những năm 1977 - 1979. Hàng tiêu dùng mới tự đáp ứng được 30%, hàng xuất khẩu mới đạt bình quân đầu người 2 USD trong khi cả nước đạt bình quân đầu người 7 USD; nhân dân còn thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu hàng tiêu dùng. Đời sống trong khu vực cán bộ, công nhân viên có lúc rất căng thẳng, một số vùng ven biển đời sống khó khăn kéo dài nhiều năm.

Đời sống văn hoá còn thấp, hiện tượng tiêu cực trong kinh tế và xã hội như tham ô, ăn cắp, hối lộ đã được ngăn chặn một bước nhưng vẫn còn xẩy ra có tính phổ biến ở thời kỳ này, có lúc có nơi còn nghiêm trọng. Ở một số

vùng nông thôn, miền núi, miền biển, hiện tượng đánh bạc, ma chay, cầu cúng, bói toán… quay trở lại.

Qua nghiên cứu, phân tích vấn đề nhận thức và vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa LLSX và QHSX ở Nghệ An, có thể rút ra một số kết luận khái quát có tính kinh nghiệm sau:

Một là, việc tiếp tục duy trì và mở rộng quy mô các thành phần kinh tế XHCN gắn với củng cố QHSX dưới hai hình thức sở hữu quốc doanh và hợp tác xã ở Nghệ An trước đổi mới đã không làm cho QHSX “mở đường” cho LLSX phát triển, không làm cho kinh tế quốc doanh, tập thể “kéo” lực lượng sản xuất xã hội tiến lên theo, không làm cho QHSX “thúc đẩy”, “tạo địa bàn rộng rãi” cho LLSX phát triển để đi nhanh lên công nghiệp hoá XHCN. Trái lại, việc đó đã làm cho QHSX không phù hợp với tính chất thấp kém và có trình độ rất khác nhau của LLSX địa phương, làm kìm hãm, thậm chí còn phá hoại các LLSX ở địa phương.

Như vậy, quan niệm cho rằng có thể xác lập QHSX tiên tiến để “mở đường”, “kéo” LLSX phát triển là một nhận thức và quan niệm không đúng, rơi vào chủ nghĩa chủ quan, duy ý chí. Vai trò tích cực, “mở đường” của QHSX cũng chỉ trong giới hạn khi QHSX phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX , chứ không phải có thể sáng tạo theo ý muốn chủ quan.

Hai là, chưa nắm vững và vận dụng đúng quy luật đi từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Chúng ta xây dựng hợp tác xã với quy mô lớn không phải do yêu cầu khách quan của LLSX. Chúng ta xoá bỏ những hình thức kinh tế, những thành phần kinh tế còn đầy sức sống như: thành phần kinh tế tư bản tư nhân, cá thể, tư bản nhà nước… Sự phát triển của chúng chẳng những không phương hại gì tới kinh tế xã hội chủ nghĩa nói chung, mà làm cho nền kinh tế phát triển phong phú, đa dạng, có hiệu quả cao. Chúng còn có vai trò tác dụng to lớn trong nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ

nghĩa. Đúng như Lênin nhận định, trong các lực lượng kinh tế nhỏ bé nhưng còn sức sống ấy, xoá bỏ nó tức là “tự sát”, là điều dại dột. Vận dụng quy luật chúng ta chưa xuất phát từ bản chất của nền kinh tế địa phương, đó là nền kinh tế nông nghiệp phát triển chậm, tỉ suất hàng hoá thấp, nhiều vùng vẫn chưa thoát khỏi tình trạng tự cấp, tự túc, chia cắt và độc canh. Vì vậy cần phải sáng tạo ra nhiều hình thức kinh tế quá độ, nhiều kiểu quan hệ sản xuất đan xen nhau, phù hợp với tính chất nhiều trình độ của LLSX để khai thác phát huy nhiều ngành nghề, nhiều việc làm, vừa khai thác chiều rộng vừa khai thác chiều sâu, các tiềm năng phát triển LLSX.

Chúng ta đã nhận thức giản đơn về chặng đường đầu của thời kỳ qúa độ, đã chủ quan, nóng vội, đưa hợp tác xã lên quy mô to, trình độ cao, tập thể hoá triệt để tư liệu sản xuất trong khi chưa có đủ điều kiện, áp dụng máy móc những hình thức tổ chức và quản lý giống nhau vào các vùng và các hợp tác xã khác nhau. Trong một thời gian dài thiếu chính sách khuyến khích kinh tế gia đình, chưa có chính sách sử dụng đúng đắn kinh tế cá thể, kinh tế tư nhân, chưa tổ chức tốt việc làm liên doanh, liên kết giữa các thành phần kinh tế. Như vậy chúng ta đã phạm phải chủ nghĩa chủ quan, làm trái quy luật. Cái mà chúng ta thực hiện là buộc LLSX phải phù hợp với QHSX, cụ thể hơn các LLSX phải được tổ chức sắp xếp lại cho phù hợp với tính chất tập thể hoá triệt để của tư liệu sản xuất và quy mô sở hữu tư liệu sản xuất ngày càng lớn do chúng ta lập ra. Chúng ta còn quan niệm rằng, trong chủ nghĩa xã hội khi đã thiết lập được chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, thì sự phù hợp của QHSX với tính chất và trình độ của LLSX là sự phù hợp hoàn toàn, mà không biết rằng, phù hợp chỉ là tạm thời, và phù hợp cũng là biểu hiện của trạng thái mâu thuẫn, do đó vẫn phải nhận thức và giải quyết mâu thuẫn. Ba là, nhận thức và vận dụng quy luật này, chúng ta còn phạm một sai lầm nữa là đã “tuyệt đối hoá” vai trò của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở

hạ tầng, vai trò của chính trị đối với kinh tế. Thực chất chính trị chỉ là sự phát sinh của kinh tế, chúng ta dùng kiến trúc thượng tầng chính trị pháp lý quyết định sự thiết lập QHSX, dùng QHSX được thiết lập quyết định lại đối với LLSX. Chúng ta đã vận dụng ngược đồng thời cả hai quy luật QHSX phù hợp với tính chất, trình độ phát triển của LLSX và quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng.

Bốn là, nguyên nhân sâu xa của những nhận thức và quan niệm không đúng quy luật và quá trình vận dụng không đúng quy luật QHSX phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX có phần do giáo điều về mô hình, cơ chế vận hành của chủ nghĩa xã hội. Do đó đã áp dụng máy móc, rập khuôn hình thức, cách làm, bước đi trong cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng kinh tế quốc doanh, tập thể của Liên - Xô (cũ), các nước Đông Âu và Trung Quốc vào Việt Nam, vào địa phương. Điều đó khẳng định khả năng nhận thức, phân tích đúng sai trong vận dụng quy luật này của Đảng bộ Nghệ An còn non yếu, năng lực tự chủ, quyết đoán còn nhiều hạn chế. Mặt khác, thực tế đã khẳng định, chúng ta còn có tư tưởng ngại khó, ngại khổ, ỷ lại, trông chờ vào các Đảng bạn và vào cấp trên, không suy tư, trăn trở để tìm tòi các hình thức trung gian quá độ để phát triển sản xuất, như Lê-nin đã chỉ ra “Tìm những biện pháp quá độ - đó là nhiệm vụ hết sức khó khăn” [25, tr.86].

Với kết luận này, cần thiết phải lý giải, phân tích thêm một khía cạnh sau: chúng ta đã đồng nhất chủ nghĩa xã hội với hai hình thức sở hữu toàn dân và tập thể. Chủ quan cho rằng, càng có nhiều kinh tế quốc doanh và tập thể càng lớn bao nhiêu thì càng sớm có chủ nghĩa xã hội bấy nhiêu. Tuyệt đối hoá vai trò quyết định của vấn đề sở hữu tư liệu sản xuất, gán ghép cho nó những cái quan trọng hơn bản thân nó. Do đó trong hành động chúng ta nóng vội bằng mọi biện pháp nhằm tạo nhanh ra sở hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, trong đó có cả biện pháp xoá bỏ sở hữu cá nhân của người lao động một cách vô lý.

Sở dĩ có tình trạng đó là do có sự nhầm lẫn đi đến đồng nhất sở hữu cá nhân của người lao động với sở hữu tư nhân về tư liêu sản xuất, mà sở hữu này được người chủ sở hữu dùng để bóc lột lao động của người khác. Điều này C.Mác đã viết trong tác phẩm “Tuyên ngôn Đảng Cộng sản” và sau này trong bộ “Tư bản” ông vẫn khẳng định lại rằng, chủ nghĩa cộng sản phủ định xoá bỏ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, tức là khôi phục lại sở hữu cá nhân của người lao động, và sở hữu cá nhân của người lao động khi đó đương nhiên sẽ phù hợp với sở hữu xã hội. Như thế, sở hữu cá nhân của người lao động không chỉ là những tư liệu sinh hoạt như chúng ta thường quan niệm trước đây, chúng còn bao gồm cả những tư liệu sản xuất mà người lao động dùng nó để tạo ra của cải cho mình và cho xã hội, điều đó hoàn toàn không trái gì với chủ nghĩa cộng sản. Vì thế C.Mác đã viết: “Đặc trưng của

Một phần của tài liệu Vận dụng quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất vào phát triển các thành phần kinh tế ở tỉnh Nghệ An hiện nay đ (Trang 43 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)