- Đối với kinh tế quốc doanh: Tỉnh chủ trương tổ chức và sắp xếp lạ
3.2.1. Phát huy vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất trong nền kinh tế nhiều thành phần ở Nghệ An
quan hệ sản xuất trong nền kinh tế nhiều thành phần ở Nghệ An
Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa trong điều kiện nền kinh tế mà sản xuất nhỏ là phổ biến, vấn đề nhận thức và vận dụng quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất đòi hỏi phải vận dụng tối đa năng lực của các thành phần kinh tế để phát triển lực lượng sản xuất. Không có lực lượng sản xuất phát triển ở trình độ tiên tiến, hiện đại sẽ không thể có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản. Cũng như cả nước nói chung, Nghệ An muốn vươn lên thoát khỏi tình trạng nghèo và kém phát triển, cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp vào năm 2020, đòi hỏi cả tỉnh phải nỗ lực phấn đấu, đặc biệt phải quan tâm đầu tư phát triển lực lượng sản xuất bằng cách:
* Đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa nhằm phát triển lực lượng sản xuất.
Việt Nam quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, cái thiếu nhất của nước ta đó là lực lượng sản xuất tiên tiến, hiện đại làm cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Để có được cơ sở vật chất kỹ thuật này, đòi hỏi phải thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa, vì công nghiệp hóa - hiện đại hóa là con đường tạo ra lực lượng sản xuất mới, nó cho phép khai thác và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực (vốn, nhân lực, công nghệ và tài nguyên) bên trong và bên ngoài, đảm bảo nâng cao năng suất lao động, tạo ra nhiều của cải, từng bước cải thiện đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của nhân dân… Trong đó khoa học và công nghệ được coi là động lực của công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Nghị quyết hội nghị lần thứ VII ban chấp hành trung ương (khóa VII) đã nêu lên “khoa học công nghệ là nền tảng của công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại, tranh thủ đi nhanh vào hiện đại ở những khâu quyết định”.
xuất, Nghệ An phải coi khoa học và công nghệ thực sự là động lực của mọi sự phát triển, tạo tốc độ tăng trưởng cao. Phải thực hiện bằng được phương châm gắn kết “4 nhà” (nhà quản lý, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nông). Trọng tâm là nghiên cứu để ứng dụng, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ, tạo ra khả năng lựa chọn, thích nghi và làm chủ các công nghệ nhập; đồng thời đổi mới công nghệ từng phần, hiện đại hoá từng khâu, trước hết ở các lĩnh vực hiệu quả còn thấp, nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá trên thị trường trong nước, khu vực và quốc tế.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất kinh doanh, tiếp cận nhanh và áp dụng sáng tạo các kỹ thuật công nghệ sinh học nông nghiệp, trong đó ưu tiên đầu tư cho việc khảo nghiệm, đưa các loại giống cây, con có năng suất cao, chất lượng tốt và tính thích nghi cao vào sản xuất. Tăng mức đầu tư mở rộng mạng lưới, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống khuyến nông, khuyến ngư, khuyến công, sản xuất cây con giống, thú y, bảo vệ thực vật từ tỉnh đến huyện, xã.
Xây dựng và phát triển thị trường khoa học công nghệ trên địa bàn. Thực hiện quyền và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Ngăn chặn nhập khẩu, chuyển giao công nghệ lạc hậu. Ngăn chặn tình trạng sản xuất lưu thông hàng hoá giả, hàng kém chất lượng, vi phạm về tiêu chuẩn đo lường chất lượng hàng hoá, bảo vệ quyền lợi và sức khoẻ của người tiêu dùng; xây dựng cơ chế trao đổi hợp tác, liên kết các hội chuyên nghành. Có chính sách phù hợp, khuyến khích trọng dụng nhân tài, tôn vinh những người làm công tác khoa học có nhiều cống hiến cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Hiện nay sản xuất nói chung, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp ở Nghệ An vẫn chủ yếu là lao động thủ công, nửa cơ khí, một số khâu trong sản xuất đã được cơ giới hóa nhưng còn thấp, nhiều vùng nhất là miền núi và vùng dân cư nghèo vẫn là lao động thủ công cơ bắp. Để nâng cao năng suất lao
động, giải phóng bớt sức lao động chuyển sang làm nghành nghề, hạ giá thành chi phí thì một trong những việc quan trọng là phải cơ giới hóa trong sản xuất, chuyển từ lao động thủ công sang lao động bằng máy. Khi trang bị máy móc cần chú trọng sản xuất và nhập khẩu những máy móc ở trình độ hiện đại để có thể nâng cao hiệu quả lao động.
* Huy động tối đa mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển ở Nghệ An, đặc biệt là nguồn nhân lực.
Người dân Nghệ An có truyền thống cần cù, hiếu học, thông minh, dũng cảm… Tuy nhiên, do sống lâu trong nền kinh tế tiểu nông lạc hậu nên khi bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã bộc lộ nhiều nhược điểm, đó là chậm thích nghi với cơ chế thị trường, do đó Nghệ An ít có người sản xuất cũng như kinh doanh giỏi. Mặt khác, với tư tưởng “duy ý chí, tả khuynh” thiếu kiên trì nhẫn nại, quá nôn nóng trong làm ăn kinh tế nên không đạt hiệu quả cao mà thậm chí còn thất bại thảm hại.
Nhân lực vừa thừa lại vừa thiếu, Nghệ An có lực lượng khá dồi dào (trên 1,3 triệu) nhưng lại thiếu những người lao động giỏi, có trình độ học vấn kỹ thuật cao nên gặp nhiều khó khăn khi tiến bộ khoa học - kinh tế và công nghệ hiện đại được thâm nhập và chuyển giao vào Nghệ An.
Trong những năm gần đây, cùng với cả nước Nghệ An đã có sự phát triển mạnh mẽ về giáo dục - đào tạo về nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực và phát triển nhân tài. Song nhìn chung trình độ học vấn vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra to lớn cho thời gian tới là công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng toàn diện của con người Nghệ An, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá tỉnh nhà.
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI xác định: đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng và cơ cấu lao động ngày càng cao cho các doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp, dịch vụ (kể cả xuất khẩu lao động) và yêu cầu thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Thông qua đào tạo, dạy nghề hàng năm bổ sung 30.000 - 35.000 lao động có nghề” [18, tr.57-58].
Xuất phát từ thực tế số lượng và chất lượng nguồn nhân lực hôm nay, mục tiêu của giáo dục - đào tạo Nghệ An là phải đào tạo lại nguồn nhân lực. Trong đó chú ý đào tạo đội ngũ công nhân - lao động lành nghề và cơ cấu đồng bộ hợp lý là vấn đề có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Tỷ lệ hợp lý của một nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá - hiện đại hoá là 1đại học - 4 trung cấp và 10 công nhân kỹ thuật thì ở Nghệ An tỷ lệ đó là 1,2,3 [41, tr.63].
Do đó, đòi hỏi tỉnh phải có chủ trương khuyến khích mở rộng, phát triển đào tạo chuyên nghiệp và dạy nghề để cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao: những nhà quản lý giỏi, doanh nhân, chuyên gia kỹ thuật, công nhân kỹ thuật và cán bộ kỹ thuật lành nghề cho nông nghiệp, thủ công nghiệp và công nghiệp. Phải đầu tư ngân sách cho khu vực này, tổ chức sắp xếp lại các trường đào tạo công nhân lành nghề và cán bộ kỹ thuật trung cấp phải là một việc rất đáng quan tâm của tỉnh hôm nay. Phải kiện toàn và nâng cao hiệu quả của 9 trường và 4 trung tâm dạy nghề chính hôm nay cả về đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như cách tuyển sinh, cách học tập phấn đấu để có đội ngũ lao động được qua đào tạo.
Đội ngũ trí thức là lực lượng đông đảo những người con quê hương xứ Nghệ nhưng họ lại đang hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong tỉnh, trong nước và cả ở nước ngoài. Do đó, tỉnh phải tạo điều kiện thuận lợi, phù hợp để đội ngũ trí thức phát huy trí tuệ, tài năng sáng tạo của mình đóng góp nhiều hơn vào sự nghiệp xây dựng tỉnh nhà giàu mạnh.
Đoàn Thanh niên là một lực lượng đông đảo góp phần hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, chính vì thế cần phải tăng cường giáo dục lý tưởng, đạo đức lối sống cho thanh niên. Tổng kết, nghiên cứu các tổng đội thanh niên xung phong xây dựng kinh tế, để tiếp tục mở rộng và nâng cao hiệu quả mọi mặt của tổ chức này, phát triển nhiều doanh nghiệp trẻ do thanh niên làm chủ và quản lý. Phải làm cho thanh niên Nghệ An có ý chí phấn đấu, lập thân, lập nghiệp, làm giàu bằng những hành động thiết thực và các phong trào tình nguyện: tiến quân lên miền Tây, ra vùng Biển để đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng quê hương giàu mạnh.
Bên cạnh việc đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực, để cho lực lượng sản xuất phát triển giữ vai trò quyết định, Nghệ An còn cần phải huy động các nguồn lực như: kiểm kê đánh giá lại tiềm năng tự nhiên (đất, rừng, suối, biển, khoáng sản…) đủ độ chính xác, tin cậy phục vụ cho nhu cầu khai thác để phát triển kinh tế. Khai thác nhanh quỹ đất chưa sử dụng chủ yếu là đất trống, đồi núi trọc ở miền Tây Nghệ An, trong đó cần tích cực khai thác có hiệu quả 50.000 ha đất có khả năng nông nghiệp để trồng các cây công nghiệp, cây ăn quả, trồng cỏ chăn nuôi trâu bò… Khai thác có hiệu quả quỹ đất cho phát triển các khu công nghiệp, các khu đô thị mới; tăng quỹ đất chuyên dụng, trong đó quỹ đất để phát triển các khu công nghiệp, các khu đô thị mới là 3.500 ha.
* Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất kinh doanh. - Từng bước hoàn thiện các loại thị trường:
Thực tiễn những năm đổi mới cho thấy việc phát triển kinh tế hàng hóa cùng với mở rộng thị trường đã thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng trở thành tiền đồ cho công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế. Phát
triển kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường chính là con đường phát triển kinh tế nhanh và có hiệu quả.
Trong nền kinh tế kế hoạch tập trung, Nhà nước đóng vai trò chỉ huy điều tiết phân phối các nguồn lực trong nền kinh tế. Chuyển sang xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN đòi hỏi phải thay đổi nhận thức về quan hệ hàng hóa tiền tệ, quan hệ thị trường. Sự thay đổi đó là sự đổi mới nhận thức lý luận rất quan trọng. Bởi lẽ, sự thừa nhận tính hàng hoá, các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất sẽ mở đường cho sự tự do kinh doanh, cho sự đổi mới các chính sách kinh tế, tài chính, tiền tệ giá cả…
Hội nghị trung ương VI, khoá VI thật sự hình thành tư duy mới về kinh tế hành hoá, thừa nhận tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng và dịch vụ đều là hàng hoá, được mua bán tự do theo giá cả thoả thuận trên thị trường. Đại hội VII của Đảng khẳng định rõ hơn: từng bước hình thành đồng bộ các thị trường hàng tiêu dùng, tư liệu sản xuất, dịch vụ, thị trường vốn, thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối, thị trường sức lao động…
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X xác định: tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế thị trường, tạo lập đồng bộ và vận hành thông suốt các loại thị trường, để các giao dịch thị trường diễn ra phù hợp với các nguyên tắc của thị trường. Hoàn thiện hệ thống quy tắc vận hành của các tổ chức tham gia thị trường đáp ứng yêu cầu của kinh tế thị trường và thông lệ quốc tế. Điều chỉnh mạnh chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của nhà nước, tăng cường vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế tạo môi trường kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, không can thiệp trực tiếp vào sản xuất, kinh doanh.
Trên cơ sở đó, Nghệ An trong quá trình phát triển của mình cần phải mở rộng và phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ để tham gia tích cực vào các thị trường như thị trường vốn, bất động sản, bảo hiểm, lao động, khoa
học công nghệ… nhằm chủ động trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
- Phải ưu tiên đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng khu công nghiệp tập trung, giao thông, điện, bưu chính viễn thông, sân bay, bến cảng… và các công trình phục vụ trực tiếp cho các chương trình, dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh. Bởi vì kết cấu hạ tầng đóng vai trò hết sức quan trọngđối với tốc độ phát triển kinh tế xã hội, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất giao lưu hàng hóa phát triển, góp phần vào nhiệm vụ công nghiệp hóa - hiện đại hóa kinh tế xã hội. Nếu không đáp ứng được yêu cầu trên đây sẽ hạn chế lớn đến việc đầu tư kỹ thuật, đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất lao động và mở rộng thị trường tiêu thụ để thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển.