- Nhà 2 tầng trở lên (cái) Tỷ lệ nhà 2 tầng trở lên (%)
3.2.2 Về bộ máy quản lý
- Thứ nhất, rà soát, phân định rõ chức năng nhiệm vụ quản lý tài sản công giữa Bộ Tài chính với các Bộ, ngành trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản; giữa các Bộ, ngành và Bộ Tài chính với các địa phương
- Thứ hai, củng cố và tăng cường bộ máy làm công tác quản lý công sản tại các Bộ, ngành, tổ chức ở Trung ương, các Sở Tài chính theo hướng thống nhất và một đầu mối; cần duy trì mô hình Phòng quản lý Công sản thuộc Sở Tài chính. Hiện nay, một số thành phố và địa phương có số lượng tài sản lớn như Hà Nội, Kiên Giang đã được cấp có thẩm quyền cho phép thành lập Chi cục Quản lý công sản trực thuộc Sở Tài chính để quản lý tài sản nhà nước. Đây là một bước tiến mới trong quản lý công sản. Tại các Bộ, ngành, các đơn vị hành chính nhà nước bộ phận quản lý công sản cần có người theo dõi về nhà công sở,; đặc biệt tại các Bộ, ngành nhất là các ngành dọc cần có cán bộ có chuyên môn trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng, am hiểu chế độ quản lý trụ sở làm việc để có thể quản lý trụ sở làm việc trong ngành.
- Thứ ba, nghiên cứu thành lập tổ chức dịch vụ công về trụ sở làm việc nói riêng và cung cấp các dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng tài sản nhà nước nói chung: tổ chức này được giao khai thác quỹ nhà làm việc dôi dư, để bố trí cho các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, cho thuê trụ sở làm việc loại hình cho thuê cần thiết phải áp dụng đối với những nhu cầu tăng thêm của các đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp do thực hiện nhiệm vụ trong một thời gian nhất định như các dự án, các chương trình... Như vậy, sẽ đảm
bảo tính đồng bộ giữa nhà công sở của các cơ quan hành chính sự nghiệp cùng cấp, đảm bảo đúng tiêu chuẩn, định mức sử dụng. Trên cơ sở quỹ nhà được nhà nước giao quản lý, tổ chức này sẽ xử lý linh hoạt, kịp thời trong việc thay đổi nhu cầu sử dụng (tăng, giảm) do thay đổi tổ chức bộ máy, biên chế hoặc đơn vị có một số nhiệm vụ đột xuất, nhu cầu diện tích làm việc tăng lên chỉ trong một thời gian nhất định. Đối với một số diện tích lớn cơ quan nào cũng cân thiết có nhưng nhu cầu sử dụng không thường xuyên như hội trường lớn, các phòng hội thảo quốc tế được trang bị các thiết bị đặc biệt và hiện đại... những phòng này ít sử dụng, nen có thể điều tiết cho các đơn vị khác sử dụng chung thông qua tổ chức này.