Những mặt đạt được

Một phần của tài liệu Quản lý việc sử dụng trụ sở làm việc thuộc khu vực hành chính sự nghiệp ở Việt Nam hiện nay.DOC (Trang 40)

- Nhà 2 tầng trở lên (cái) Tỷ lệ nhà 2 tầng trở lên (%)

2.3.1 Những mặt đạt được

- Về cơ chế chính sách

Trong thời gian qua đã có nhiều văn bản pháp luật về quản lý sử dụng nhà, đất thuộc trụ sở làm việc đã được ban hành, tạo hành lang pháp lý cho công tác quản lý nhà nước cũng như quá trình trực tiếp sự dụng tài sản của khối hành chính, sự nghiệp.

Đánh giá cao nhất giành cho sự ra đời của cuốn Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kì họp thứ 3 thông qua ngày 03 tháng 6 năm 2008. Đây là cuốn luật quy định chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị, bao gồm trụ sở làm việc, tài sản khác gắn liền với đất; quyền sử dụng đất đối với đất dùng để xây dựng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức, đơn vị;...

Sự ra đời của cuốn luật này cùng hệ thống các văn bản pháp luật hiện hành có liên quan sẽ đảm bảo sự thống nhất quản lý của cơ quan Tài chính về nhà làm việc, nhà công vụ, khai thác tốt nguồn thu và tiết kiệm chi cho ngân sách nhà nước.

Việc Nhà nước nắm được tổng quan về số lượng, giá trị và cơ cấu phân bố sử dụng các trụ sở làm việc khu vực hành chính sự nghiệp. Điều này, không những giúp Chính phủ, các Bộ, ngành Uỷ ban nhân nhân các cấp kiểm soát được việc sử dụng trụ sở làm việc, mặt khác nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, các đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản tránh thât thoát, lãng phí. Các Bộ, ngành, địa phương cũng định hướng được kế hoạch và thực hiện bố trí, sắp xếp lại, đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa lớn trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, mua sắm tài sản tạo cơ sở vật chất đảm bảo thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước, quản lý xã hội theo tinh thần đổi mới của Đảng và Nhà nước.

-Về phía đơn vị sử dụng

Bước đầu đã tạo ra một cơ chế tài chính để khuyến khích các cơ quan đơn vị trong khối hành chính sự nghiệp bố trí, sắp xếp lại nhà, đất thuộc trụ sở làm việc thông qua việc các cơ quan, đơn vị này được phép bán nhà, chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với diện tích nhà, đất dôi dư. Số tiền thu được sử dụng để cải tạo, sửa chữa, nâng cấp hoặc đầu tư xây dựng mới

cơ sở của mình; góp phần chấn chỉnh quy hoạch lại đô thị theo hướng hiện đại, dành quỹ đất có lợi thế thương mại cho hoạt động kinh doanh, thương mại, dịch vụ, du lịch...; khắc phục hiện tượng tự ý chuyển mục đích sử dụng đất, lấn chiếm đất của Nhà nước biến đất công thành đất sở hữu tư nhân; góp phần lập lại trật tự trong quản lý đất đai, nhà công sở trong khối hành chính sự nghiệp.

Việc chuyển dần cơ chế quản lý tập trung bao cấp sang quản lý theo tiêu chuẩn, định mức trong sử dụng nhà, đất thuộc trụ sở làm việc sang cơ chế mới gắn liền thực tê thị trường. Cơ chế mới –tự chủ, tự chịu trách nhiệm giúp cho các cơ quan đơn vị phát huy tính chủ động sáng tạo của các cơ quan đơn vị trong quá trình quản lý sử dụng trụ sở. Từng bước thực hiện phân cấp quản lý trụ sở làm việc cho các Bộ, ngành, địa phương và đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản; đảm bảo đồng bộ với các mục tiêu xã hội hóa các hoạt động sự nghiệp: y tế, giáo dục đào tạo, văn hóa, thể dục thể thao...

- Về thực tiễn quản lý

Thời gian qua, cùng với những thay đổi cơ bản về mặt đường lối chính sách về quản lý sử dụng trụ sở làm việc, các Bộ, ngành, địa phương đã quan tâm chú trọng hơn đến công tác tổ chức quản lý, dần dần tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quá trình sử dụng tài sản của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, góp phần hiện đại hóa công sở, cải thiện điều kiện làm việc cho đội ngũ cán bộ, viên chức từ đó nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan đơn vị. Thể hiện trên các mặt sau:

Hình thành cơ quan quản lý công sản, trực thuộc Bộ Tài chính.

Theo quyết định số 162/2003/QĐ- BTC của Bộ tài chính ban hành ngày 25/9/2003, Cục quản lý công sản là cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài sản nhà nước tại các tổ chức, cơ quan nhà nước (bao gồm trụ sở làm việc, các tài sản có giá trị lớn của nhà

nước trang bị cho các tổ chức, cơ quan nhà nước..); đồng thời phải Cục quản lý công sản có nhiệm vụ giúp Nhà nước xây dựng các chính sách, chế độ về quản lý tài sản công, hoặc ban hành theo thẩm quyền quy định; tổ chức triển khai chế độ quản lý trụ sở làm việc trên phạm vi cả nước, quản lý trụ sở làm việc của các Bộ, ngành thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp ở Trung ương; chỉ đạo quản lý các cơ quan công sản các địa phương quản lý quỹ nhà, đất làm việc tại địa phương đó.

Xác định trách nhiệm của các ban ngành và của đơn vị sự nghiệp trong quá trình quản lý sử dụng trụ sở làm việc.

Tài sản công nói chung và trụ sở làm việc nói riêng hầu hết được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước. Do đó, quá trình quản lý sử dụng thường xảy ra hiện tượng thất thoát, lãng phí, không đúng mục đích sử dụng, không hiệu quả…và cũng không biết quy kết trách nhiệm cho ai, nếu có sai phạm xảy ra. Hiện nay, một số văn bản mới : Quyết định 213/2006/QĐ-TTg; Quyết định 202/2006/QĐ-TTg…đã có quy định trách nhiệm của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, vừa đổng thời phát huy được vai trò kiểm tra, giám sát của nhà nước trong quá trình quản lý, sử dụng trụ sở làm việc.

Có thể thấy những năm qua, công tác quản lý sử dụng tài sản công nói chung và tài sản trụ sở làm việc nói riêng trong khu vực hành chính sự nghiệp, chúng ta đã thu đựơc những thành tựu quan trọng. Nhưng nếu nhìn lại, phân tích chi tiết vấn đề thì ta vẫn thấy có nhiều vấn đề cần phải được mổ xẻ: đó là những bất cập trong cơ chế chính sách, những xử lý lỏng tay của giới cầm quyền trong xử lý sai phạm của các cơ quan hành chính sự nghiệp trong quá trình quản lý sử dụng nhà, đất thuộc trụ sở làm việc.

Một phần của tài liệu Quản lý việc sử dụng trụ sở làm việc thuộc khu vực hành chính sự nghiệp ở Việt Nam hiện nay.DOC (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w