Phương hướng chung:

Một phần của tài liệu Quản lý việc sử dụng trụ sở làm việc thuộc khu vực hành chính sự nghiệp ở Việt Nam hiện nay.DOC (Trang 52)

- Nhà 2 tầng trở lên (cái) Tỷ lệ nhà 2 tầng trở lên (%)

3.1.1 Phương hướng chung:

Bước vào giai đoạn 2006- 2010 là giai đoạn trọng tâm của thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với mục tiêu phấn đấu tới năm 2020 xây dựng nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp phát triển, đòi sống nhân dân được nâng cao, xã hội ngày càng công bằng, văn minh, môi trường được đảm bảo. Thực hiện nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đặt ra: “ Đẩy mạnh công cuộc đổi mới, tạo động lực giải phóng và phát triển mọi nguồn lực”, trong đó: “nội lực là quyết định, ngoại lực quan trọng” và tài sản công chính là nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước. Muốn vậy chúng ta phải không ngừng đầu tư, duy trì và phát triển tài sản; coi tài sản công là nguồn tài sản tài chính cho đầu tư phát triển; đổi mới quản lý tài sản công phải phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế của đất nước. Quản lý tài sản công thời gian tới phải nâng tầm theo phương hướng cơ bản sau:

Thứ nhất: tiếp tục hòan thiện cơ chế chính sách về quản lý tản sản

công,trong đó đặc biệt quan trọng là phải sớm xây dựng để trình Chính phủ và Quốc hội ban hành Luật quản lý tài sản công, dây là cơ sở pháp lý căn bản cho hoạt động quản lý công sản. Đồng thời, việc xây dựng định mức, tiêu chuẩn, chế độ, sử dụng tài sản công cần chú ý tới các biện pháp chế tài cụ thể để đảm bảo thực hiện thống nhất nghiêm minh.

Thứ hai: phải nhanh chóng xây dựng và triển khai đề án hiện đại hóa công tác quản lý tài sản công với nhiệm vụ trọng tâm là quản lý tài sản công bằng hệ thống tin học nối mạng tòan quốc để qua đó cps thể thống nhất quản lý, triển khai thí điểm đề án mua sắm tài sản công qua hình thức đấu thầu công khai trên mạng.

Thứ ba: phải chú trọng hơn nữa đến công tác đào tạo đội ngũ cán bộ

đủ sức nâng công tác quản lý tài sản công lên một tầm cao hơn trong giai đoạn mới với khả năng và lòng yêu nghề cao hơn nữa.

Xuất phát từ những phương hướng chung như trên, công tác quản lý trụ sở làm việc tại các dơn vị sự nghiệp thời gian tới cần quán triệt một số nội dung cơ bản sau:

3.1.2 Phương hướng quản lý sử dụng trụ sở làm việc tại khu vực

hành chính sự nghiệp

Thứ nhất, xây dựng hoàn thiện thể chế về quản lý trụ sở làm việc tại

cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, giao quyền quản lý và tự chịu trách nhiệm quản lý nhà nước công sở cho các đơn vị.

Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền, thực hiện quản lý kinh tế, xã hội bằng pháp luật. Pháp luật là công cụ quản lý của nhà nước, là chuẩn mực hành vi cho mọi đối tượng, đảm bảo trật tự kỷ cương cho mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội; đồng thời có tính chất định hướng cho từng lĩnh vực cụ thể cũng như toàn bộ nền kinh tế. Riêng với công tác quản lý trụ sở làm việc, là những tài sản chiếm tỉ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản quốc gia thì yêu cầu xây dựng và hoàn thiện thể chế quản lý lại càng cáp thiết hơn, bởi thực tiễn quản lý hiện nay đang tồn tại khá nhiều bất cập, trong khi hệ thống cơ chế chính sách quản lý lại chưa thật đầy đủ và đồng bộ.

Thứ hai, tăng cường sử dụng các công cụ và biện pháp kinh tế để

quản lý trụ sở làm việc tại khu vực hành chính sự nghiệp

Công cụ kinh tế để quản lý trụ sở làm việc bao gồm hệ thống kế hoạch hóa và hệ thống đong bẩy kinh tế như: giá cả, tài chính, thế, tín dụng... trong đó cơ chế tài chính đóng vai trò quan trọng góp phần thúc đẩy qua trình đầu tư mua sắm, khai thác sử dụng trụ sở làm việc tiết kiệm, hiệu quả đặc biệt là công cụ ngân sách, kế toán, thuế và các công cụ gắn liền với việc sử dụng và xử lý tài sản.

Thứ ba, đẩy mạnh phân cấp quản lý đồng thời phân định rõ phạm vi,

nội dung và trách nhiệm, quyền hạn giữa cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước với đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản.

Như đã biết, nhà nước là một chủ thế xã hội đặc biệt, sự ra đời và phát triển của nhà nước gắn liền với sự xuất hiện của mỗi quốc gia. Nhà nước là đại diện ý chí của mọi thành viên trong cộng đồng xã hội. Do đó, nhà nước có chủ quyền đối với tài sản của quốc gia, là người đại diện sở hữu cảu tài sản nhà nước. Tuy vậy, nhưng nhà nước lại không phải là người trực tiếp sử dụng tài sản công. Nói cách khác, quyền sở hữu và quyền sử dụng tài sản công của nhà nuớc có sự độc lập tương đối vơi nhau, nhà nước giao tài sản cho các cơ quan thuộc bộ máy nhà nước, các đơn vị kinh tế nhà nước sử dụng. Tuy nhiên trên thực tế, vấn đề quyền sở hữu và sử dụng lại thường đãn xen và dễ nhầm lẫn với nhau, dó đó cần phân định rõ trách nhiệm, thẩm quyền để đảm bảo hiệu quả quản lý, sử dụng, tránh thất thoát, lãng phí; đồng thời đẩy mạnh phân cấp quản lý giữa các cơ quan chức năng cũng như giữa Trung ương và địa phương với nhau, tránh tình trạng chồng chéo về thẩm quyền, đơn giản hóa thủ tục quản lý.

Thứ tư, đẩy mạnh và đa dạng hóa các biện pháp, hình thức kiểm tra, giám sát và chế tài xử lý vi phạm trong việc quản lý, sử dụng trụ sở làm việc tại khu vực hành hính sự nghiệp.

Nhà nước không chỉ thực hiện quyền sở hữu trụ sở làm việc bằng pháp luật, cơ chế, chính sách mà còn phải có các bỉện pháp kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm để đảm bảo cho việc quản lý sử dụng đúng với cơ chế qui định, từ đó thiết lập nguêyn tắc quản lý, sử dụng tài sản thống nhất trong tất cả các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp; đảm bảo cho việc sử dụng trụ sở làm việc đúng với các mục tiêu đề ra.

Để thực hiện được phương hướng đề ra, thời gian tới cần có biện pháp cụ thể để hoàn thiện công tác quản lý trụ sở làm việc tại khu vực hành chính sự nghiệp.

Một phần của tài liệu Quản lý việc sử dụng trụ sở làm việc thuộc khu vực hành chính sự nghiệp ở Việt Nam hiện nay.DOC (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w