Thực tế vận dụng thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện gian lận

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG THỦ tục KIỂM TOÁN để PHÁT HIỆN GIAN lận TRONG KIỂM TOÁN báo cáo tài CHÍNH DO CÔNG TY AASC THỰC HIỆN (Trang 62 - 75)

trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty AASC thực hiện khách hàng ABC

2.2.2.1. Thông tin cơ bản về Công ty ABC

Khách hàng ABC là khách hàng quen thuộc của công ty AASC. ABC là doanh ngiệp nhà nước được thành lập theo Quyết định số 135 NL/TCCB- LD ngày 05/08/2000. Trụ sở chính tại Hà Nội.Công ty ABC và công ty

AASC đã kí hợp đồng về cung cấp dịch vụ kiểm toán BCTC năm 200X. Công ty ABC gồm 10 đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc.

2.2.2.2. Phân tích, đánh giá rủi ro tại công ty ABC và xác định các gian lận có thể xảy ra

Các thông tin về Công ty ABC được lấy chủ yếu từ hồ sơ kiểm toán năm trước và hồ sơ kiểm toán chung. Từ các hồ sơ này có thể nắm rỏ: Đặc điểm hoật động kinh doanh, cơ cầu tổ chức, quản lý, BCTC được kiểm toán năm trước của Công ty ABC, các vấn đề được nêu ra trong thư quản lý năm trước, các chính sách kế toán chủ yếu…

Hoạt động chính của ccông ty là cung cấp và quản lý hệ thống điện. Các chính sách chủ yếu của Công ty ABC.

BCTC được trình bày bằng Đồng Việt Nam(VNĐ), theo nguyên tắc giá gốc phù hợp với các chuẩn mực kế toán Việt Nam, Hệ thống kế toán Việt Nam và các quy định hiện hành khác về kế toán tại Viật nam. Kỳ kế toán năm bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 13/12 năm dương lịch. Hình thức kế toán áp dụng là: Chứng từ ghi sổ.

BCTC của Công ty ABC được lập trên cơ sở hợp nhất của BCTC của khối kinh doanh, khối đầu tư xây dựng. Các nghiệp vụ về luân chuyển và số dư nội bộ được loại trừ khi hợp nhất BCTC.

HTK được xác định trên cơ sở giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá gốc HTK bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp phát sinh để có được HTK ở thời điểm hiện tại. Giá gốc của HTK được xác định theo phương pháp bình quân gia quền. Giá trị thuần có thể thực hiện được xác định bằn giá bán ước tính trừ các chi phí hoàn thành cùng với chi phí tiếp thị, bán hàng và phân phối phát sinh.

HTK được hoạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên, một số mặt hàng tồn ngoài bến bãi khó kiểm đếm được hoạch toán theo kiểm kê định kỳ.

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho của Công ty ABC được trích lập theo các quy định kế toán hiện hành và thông tư 13/TT-BTC ngày 27/2/2006 của BTC hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, giảm giá chứng khoán đầu tư, dự phòng nợ khó đòi tại DN. Theo đó, Công ty ABC được phép trích lập dự phòng giảm giá cho các hàng tồn kho lỗi thời, hỏng, kém phẩm chất trong trường hợp giá trị hàng tồn kho cao hơn giá trị thị trường tại thời điểm kết thúc kế toán.

Chi phí cho quản lý vận hành lưới điện: Được tập hợp vào TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh” Và TK 642 “ Chi phí quản lý doanh nghiệp”. Cuối kỳ, toàn bộ các chi phí này được kết chuyển qua TK 13625 “Phải thu nội bộ từ Công ty A về chi phí sản xuất điện”.

TSCĐ hữu hình được trình bày theo nguyên giá trừ giá trị hao mòn lũy kế. Nguyên giá TSCĐ hữu hình hình thành từ mua sắm và xây dựng

chuyển giao là toàn bộ các chi phí DN phải bỏ ra để co TSCĐ tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Nguyên giá TSCĐ hữu hình do các nhà thầu xây dựng bao gồm giá trị công trình hoàn thành bàn giao, Các chi phí liên quan trực tiếp khác và lệ phí trước bạ. Đối với các TSCĐ được ban giao từ đầu tư xây dựng trong năm được hoàn thành nhưng chưa được phê duyệt quyêt toán, giá trị ghi tăng nguyên giá TSCĐ là chi phí thực hiện đầu tư tính đến thời điểm bàn giao hoặc giá theo dự toán. Khi giá trị công trình được duyệt, nguyên giá TSCĐ sẽ được diều chỉnh theo giá quyết toán. TSCĐ hữu hình được khấu hao theo phương pháp đương thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính phù hợp với các quy định của Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC của BTC ban hành Chế dộ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ. Một số TSCĐ theo các quy định cụ thể của Công ty ABC và được phép của Bộ tài chính có tỷ lệ khấu hao khác với tỷ lệ khấu hao the quy định cho phù hợp với đặc thù của ngành điện. tỷ lệ như sau:

Nhà cửa, vật kiến trúc 10 – 20 Máy móc, thiêt bị 8 – 10 Phương tiện vận tải truyền dẫn 6 – 10 Thiết bịVăn phòng 4 – 8 TSCĐ khác 8 – 12

Theo quy dịnh tại thông tư số 33/2005/TT-BTC ngày 29/4/2005 của Bộ tài chính thì mọi TSCĐ hiện có của ABC đều phải trích khấu hao theo quy định hiện hành. Khấu hao TSCĐ dùng trong sản xuất, kinh doanh hạch toán và chi phí kinh doanh, khấu hao TSCĐ chưa dùng, không cần dùng, chờ thanh lý thì hoạch toán vào chi phí khác.

Doanh thu được ghi nhận khi kết quả giao dịch được xác định một cách dáng tin cậy và Công ty có khả năng thu được các lợi ích kinh tế từ giao dịch này. Doanh thu cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi có bằng chứng về tỷ lệ dịch vụ cung cấp được hoàn thành vào ngày kết thúc kỳ kế toán.

Lãi tiền gửi được ghi nhận trên cơ sở dồn tích, được xác định trên số dư các tài khoản tiền gửi và lãi suất áp dụng.

Giá vốn hàng bán của hoạt động sản xuất kinh doanh là toàn bộ chi phí liên quan đến các khoản doanh thu được ghi nhận trong năm.

Nguồn vốn kinh doanh của Công ty bao gồm: nguồn vốn từ ngân sách nhà nước. Các quỹ được phân phối và sử dụng tuân theo thông tư

33/2005/TT-BTC ngày 29/4/2005 của BTC.

Các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt nam(VNĐ) theo tỷ giá tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Cuối kỳ kế toán, tiền và công nợ ngoại tệ được đánh giá lại theo tỷ giá ngày lập bảng cân đối kế toán. Chên lệch tỷ giá phát sinh trong các trường hợp này được đánh giá lại vào thời điểm cuối kì. Ngoài ra, chủ nhiệm kế toán còn tìm được các thônh tin lưu ý khác thông qua cý kiến của các KTV đã thực hiện ở các cuộc kiểm toán ở Công ty ABC trước đây như: Tính liêm chính và năng lực của Ban GĐ Công ty ABC, Các yếu điểm trong kiểm soát nội bộ, hệ thống

kế toán của Công ty…Các thông tin trong quá khứ sẽ là các cơ sở để đưa ra các kết luận khi kết hợpvới các thông tin vừa thu được.

Các thông tin trong năm nay về Công ty A được chủ nhiệm kế toán thu thập từ các nguồn: Do doanh ngiệp cung cấp, báo cáo chính thức của ngành điện, các thông số chính vê nền kinh tế, các số liệu thống kê về dân số…

Từ các thông tin thu thập được chủ nhiệm kiểm toán tiến hành phân tích và đưa ra các đánh giá, nhận định về công ty ABC. Các thủ tục này đã được các KTV chính đưa ra dựa trên quá trình phân tích, đánh giá đã được nêu trên. Sau mỗi thủ tục thực hiện, KTV phải ghi rõ thủ tục được ai thực hiện, và tham chiếu tới các giấy tờ làm việc để chứng thực cho các thủ tục đó.

Ngay cả phần đánh giá và phân tích doanh nghiệp cũng cần có sự hỗ trợ của chương trình kiểm toán mẫu. Cụ thể việc đánh giá về rủi ro do gian lận trong từng thành phần tại Công ty ABC, chủ nhiệm kiểm toán cũng phải trả lời một loạt câu hỏi trong chương trình kiểm toán mẫu đưa ra. Ví dụ với phần đánh giá rủi ro tại phần thuế Công ty ABC, Các thủ tục được đưa ra thông qua các khuyến nghị và các câu hỏi sẵn có:

“…Cần xem xét mức trọng yếu kế hoạch khi xác định TK quan trọng và các cách thức xử lý với các rủi ro có thể xác định cụ thể. Việc dánh giá sự quan trọng của các TK thể hiện qua việc xem xét mức trọng yếu của các khoản tiền được ghi nhận cũng như liệu có tài khoản nào có khả năng nhiều sai phạm trọng yếu.

Nếu số dư tài khoản được xem là không trọng yếu, việc thiết lập các thủ tục kiểm toán với tài khoản này theo như chương trình kiểm toán mẫu có thể không cần phaỉ thực hiện. Xem xét chi tiết bản chất tài khoản với bất cứ nghiệp vụ nào phức tạp mà bất thường cho dù điều đó không được xác đỉnh rõ trong kế hoạch, mà có thể ảnh hưởng đến cách thức mà việc bảo đảm kiểm toán được ghi nhận. Với các tài khoản quan trọng, cần xem xét liệu các yếu tố tồn tại có thể làm gia tăng rủi ro sai phạm hay không. Điều này cần có sự cân nhắc rằng liệu có điều kiện đặc biệt làm tăng rủi ro do gian

lận hay sai sót, cũng như việc dánh giá rủi ro mà gian lận hay sai sót có thể gây ra cho tài khoản đo sai phạm trọng yếu. Nên phỏng vấn với các cấp quản lý về bất cứ gian lân hay sai phạm nào nghiêm trọng bị phát hiện.

Nghiên cứu về các ảnh hưởng của gian lận có thể giúp chúng ta nhận ra các yếu tố có thể tăng rủi ro sai phạm, và chúng ta phải sử dụng các yếu tố để các định rủi ro sụ thể tại các tài khoản và các mức đọ sai sót tiềm tàng

Bước 1, Đưa ra các khả năng xảy ra sai phạm trọng yếu:

Có những bút toán mà không được xử lý trong hệ thông không?

Có những nghiệp vụ phức tạp hay bất thương hay không? Ví dụ như các nghiệp vụ phức tạp mà chúng ta tin là sẻ có rủi ro cao, các nghiệp vụ cho thấy độ bất thường có liên quan tới nhà quản lý haycung cấp lợi ích trực tiếp hay gián tiếp thông quan nhà quản lý. Các nghiệp vụ bất thường liên quan tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các nghiệp vụ liên quan các bên mà có sự bất thường về quy mô lẩn bản chất, các nghiệp vụ mà có tính chất làm tăng mối quan tâm về khả năng trả công bất hợp pháp.

Có sai sót trước đây không, liệu rằng các sai sót có đươc doanh nghiệp ghi sổ không? Có các ước tính và các điều chỉnh vào cuối kỳ? Có nhiều bút toán cho thấy hệ thống áp dụng có nhiều vấn đề? Đưa ra các rủi ro ngành cụ thể đối với doanh nghiệp. Đưa ra rủi ro và giá trị tính thanh khoản. Các sức ép bất thường trong doanh nghiệp có ảnh huởng đối với các báo cáo kết qủa hoạt động không? Có nghi vấn gì về tính liêm chính của các nhà quản lý không? Các tình huống mà kết quả cần kiểm tra tài khoản theo hai hướng từ sổ sách đến thực tế và thực tế lên sổ sách có ảnh hương đến báo cáo hay không? Kiểm tra các thủ tục hỗ trợ khác. Kiểm tra nhằm vào các rủi ro đã dược xác định cụ thể

Bước 2, Xác định các khả năng xảy ra gian lận đối với các tài khoản Từ các phân tích trên, liệu có thể thu được sự đảm bảo hợp lý, tại các mức rủi ro tiềm tàng, các sai phạm trên các tài khoản hay công bố trọng

yếu cũng như toàn bộ BCTC, riêng biệt hay kết hợp với những cái khác, sẽ được phát hiện bởi các thủ tục cơ bản được thực hiện?

Cần thiêt kế việc kiểm tra chi tiết, các thủ tục phân tích cơ bản hay sự kết hợp ở mức độ thích hợp của sự đảm bảo cơ bản rằng các rủi ro tiềm tàng với mỗi tài khoản hay các thông tin công bố trọng yếu. Không kể đến các sai phạm trọng yếu được coi là rủi ro, chúng ta nên thiết kế và thực hiện các thủ tục phân tích rủi ro tiềm tàng với mỗi tài khoản hay những thông tin công bố theo cách tiếp cận tài khoản này. Các thủ tục kiểm toán cơ bản nên tùy vào việc liệu chúng ta có xác định được một rủi ro cụ thể và mức độ đảm bảo kiểm soát chúng ta đã lên kế hoạch thu thập.

Việc thêm một số thử nghiệm cơ bản có thể là phù hợp nếu tồn tại các điều kiện nhất định mà ảnh hưởng đến việc ghi sổ các tài khoản hay việc kiểm toán của chúng ta đối với các tài khoản đó.

2.2.2.3. Đánh giá các gian lận có thể xảy ra và thiết kế các thủ tục kiểm toán cần thự chiện nhằm phát hiện những gian lận đó

Qua việc đánh giá rủi ro về Thuế Công ty ABC với sụ hỗ trợ của chương trình kiểm toán mẫu , chủ nhiệm kế toán đưa ra nhận định của mình. Có thể trong năm nay, do lãi lớn nên phần thuế nhiều khả năng có gian lận. Vấn đề đặt ra với các KTV là thực hiện kiểm toán của chi nhánh của Công ty A cần tẩptung vào các rủi ro quan trọng sau:

Liệu rằng thuế GTGT đầu vào của Công ty A có được ghi nhận theo số đã thanh toán cho nhà cung cấp, không có trên hóa đơn mua hàng hay không?

Quan trọng hơn là Công ty ABC kì này lãi như vậy , thuế thu nhập doanh nghiệp có thể không được tính đầy đủ. Nên cần chú ý đến việc tăng chi phí để trốn thuế, chú ý đến việc phân bổ chi phí trả trước và việc tính khấu hao TSLĐ.

Bên cạnh thuế , với các phần hành khác các nhóm kiểm toán cần tập trung vào một số phần quan trọng theo như sự phân ích của chủ nhiệm kiểm toán

Về việc kiểm tra chu trình mua sắm và đầu tư xây dựng cơ bản cần kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của mua sắm cần được tập trung và ghi chép giấy tờ cẩn thận hay không? Đặc biệt lưu ý kiểm tra vấn đề liên quan đến các công trình sữa chữa, khắc phục, xây dựng mới các công trình hư hỏng do thiên tai trong năm 2007. Nhiều trường hợp TS đã thanh lý hoặc không tồn tại do ảnh hưởng của lũ lụt …nhưng DN không ghi nhận giảm, tài sản vẫn còn trong danh mục kiểm kê cuối năm…

Về thời gian thực hiện công trình xây dựng, phải theo trình tự ngày tháng nghiệm thu bàn giao công trình , ngày tạm tăng tài sản, ngày quyết toán A-B, ngày quyết toán vốn. Đối chiếu thời gian đề nghị tạm tăng tài sản so với thời gian công trình hoàn thành bàn giao cho đơn vị quản lý vận hành. Kiểm tra tình hình quản lý công nợ và VTTB tồn kho khi công trình được quyết toán vốn . Đối chiếu, kê khai thuế với hoạch toán. Kiểm tra tình hình quản lý vật tư thu hồi của các công trình cải tạo. Kiểm tra các cơ sở giá trị đề nghị tạm tăng tài sản. kiểm tra thời gian xuẩt VTTB cho công trình so với thời gian thi công theo sổ nhật ký công trình.

Vấn đề chênh lệch dự toán và quyết toán cần tách ra chênh lệch do khối lượng công iệc không thưc hiện, do giá VTTB Thay đổi giữa dự toán và khi quyết toán công trình hay do trong dự toán công trình bao gồm lãi định mức và thuế GTGT đốivới các công trình tự làm. Cần tập trung kiểm tra tình hình VTTB thu hồi, Kiểm tra thời gian xuất VTTB cho công trình

Với công tác quản lý vật tư cần kiểm tra hồ sơ tiếp nhận, kiểm tra cơ sở để lập phiếu xuất VTTB , kiểm tra công tác kiểm kê. Với công tác quản lý TSCĐ , kiểm tra hồ sơ tăng giảm tài sản, kiểm tra các TSCĐ đã dở bỏ vận hành nhưng chưa giảm TSCĐ và thời gian tăng tào sản theo quy định, kiểm

tra công tác kiểm kê TSCĐ. Với công tác trích lập dự phòng, kiểm tra hồ sơ trích lập dự phòng (TK 139, TK 159).

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG THỦ tục KIỂM TOÁN để PHÁT HIỆN GIAN lận TRONG KIỂM TOÁN báo cáo tài CHÍNH DO CÔNG TY AASC THỰC HIỆN (Trang 62 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w