BCTC do công ty AASC thực hiện
2.2.1 Đặc điểm tổ chức công tác kiểm toán của AASC với thủ tục kiểm toán đểphát hiện gian lận trong kiểm toán báo cáo tài chính phát hiện gian lận trong kiểm toán báo cáo tài chính phát hiện gian lận trong kiểm toán báo cáo tài chính
Các công việc cụ thể trong từng bước:
2.2.1.1 Những công việc trước khi thực hiện hợp đồng kiểm toán
Trước khi thực hiện hợp đồng kiểm toán các Kiểm toán viên (KTV) cần thiết phải: đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán và thiết lập nhóm kiểm toán
Một là, đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán
Rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán là rủi ro mà hãng kiểm toán có thể phải chịu những tác động tiêu cực do việc thực hiện hợp đồng kiểm toán với khách hàng (phản ứng tiêu cực từ cộng đồng hoặc kiện tụng…). Trước khi Công ty kiểm toán chấp nhận một hợp đồng kiểm toán, hoặc ký tiếp một hợp đồng kiểm toán, Công ty cần tiến hành đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán. Để thực hiện đánh giá này, cần xem xét rủi ro xảy ra bởi các gian lận và sai sót trong BCTC. Quy trình kiểm toán trước hết nhằm phục vụ việc phát hiện sai sót. Liên quan tới gian lận, việc trình bày BCTC sai sự thật và hành vi biển thủ tài sản đều được các KTV hướng tới. Công ty kiểm toán cũgn nên đặc biêt chú trọng tới phân tích động cơ để có thể xảy ra gian lận cũng như đạo đức của BGĐ và các nhân viên ở các bộ phận. Ví dụ như nếu BGĐ có sự gian lận thì thủ tục kiểm tra chi tiết xem như không còn giá trị.
Rủi ro chấp nhận hợp đồng do trưởng phòng đánh giá. Tùy mức rủi ro được xác định là: trung bình, cao hơn trung bình, hoặc rất cao, Công ty sẽ thiết lập chương trình kiểm toán một cách phù hợp
Đối với mỗi cuộc kiểm toán cần lựa chọn nhóm kiểm toán sao cho phù hợp với yêu cầu của hợp đồng kiểm toán. Các thành viên trong nhóm phải có đầy đủ tiêu chuẩn về năng lực, tính chính trực và thời gian để thực hiện hợp đồng kiểm toán. Trong nhóm kiểm toán các thành viên đươc phân công công việc phù hợp với trình độ của bản thân và chịu sự giám sát, chi phối của trưởng nhóm. Người trưởng nhóm lại chịu sự giám sát của các chủ nhiệm kiểm toán (trưởng phòng) và các chủ nhiệm kiểm toán chịu sự giám sát của Giám đốc kiểm toán. AASC thiết lập một bảng đánh gia tính độc lập của KTV đối với khách hang được kiểm toán:
Bảng 2.2: Mẩu Câu hỏi đánh giá tính độc lập của kiểm toán viên Câu hỏi về tính độc lập của kiểm toán viên
Khách hàng: Công ty ABC
Câu hỏi Có Không
1- Kiểm toán viên có góp vốn cổ phần trong công ty sắp tiến hành
kiểm toán không ? X
2- Kiểm toán viên có vay vốn của khách hàng không ? X
3- Kiểm toán viên có là cổ đông chi phối của công ty khách hàng không ?
X
4- Kiểm toán viên có cho khách hàng vay vốn không ? X 5- Kiểm toán viên có ký kết hợp đồng gia công sản phẩm với công
ty khách hàng không?
X
6- Kiểm toán viên có cung cấp nguyên vật liệu hay dịch vụ cho khách hàng không?
X
7- Kiểm toán viên có làm đại lý bán sản phẩm cho khách hàng không?
X
8- Kiểm toán viên có quan hệ họ hàng thân thiết với những người trong bộ máy quản lý (Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, các trưởng phó phòng và những người tương đương) của khách hàng không?
X
9- Kiểm toán viên có làm dịch vụ trực tiếp ghi sổ kế toán, giữ sổ kế toán và lập Báo cáo tài chính cho khách hàng không ?
X
10- Kết luận: Kiểm toán viên sẽ tham gia kiểm toán khách hàng đã đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán về tính độc lập?
X
2.2.1.2. Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát
Một là, thông thường BGĐ kiểm toán cùng các thành viên chủ chốt trong đoàn kiểm toán bằng kinh nghiệm, hiểu biết và phán xét nghề nghiệp của mình sẻ lập ra mẩu và nội dung của kế hoạch kiểm toán chiến lược, bao gồm: Việc xem xét các yếu tố bên ngoài; cân nhắc các vấn đề điển hình diển ra trong kì kế toán; tìm hiểu về sự phát triển của lĩnh vực kinh doanh
trong kỳ kế toán của DN; đánh giá ban đầu về HTKSNB; kỳ vọng về trách nhiệm của Ban quản lý và các cơ quan Nhà nước.
Hai là, tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động kinh doanh của khách hàng.
Giám đốc kiểm toán dưới sự cung cấp thông tin từ phía trưởng phòng kiểm toán và KTV tìm hiểu:
Thứ nhất: Các nhân tố bên ngoài tác động đến khách hàng, bao gồm đặc điểm hoạt động kinh doanh lĩnh vực, các luật và quy định áp dụng, bao gồm các khung pháp lý về tài chính liên quan tới hoạt động kinh doanh của khách hàng.
Thứ hai: Các nhân tố bên trong bao gồm đặc điểm của công ty, mục tiêu và loại hình kinh doanh của DN, các rủi ro kinh doanh có thể gây sai phạm trọng yếu trong BCTC của DN
Thứ ba: Việc xem xét lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán, có được phù hợp của các chính sách kế toán áp dụng, và sự nhất quán với các quy định về tài chính và chính sách kế toán được sử dụng ở các lĩnh vực có liên quan.
Thứ tư: Quá trình lập và kiểm soát BCTC của ban quản lý như thế nào?Có đảm bảo được tính chính xác hay không?
Ba là, tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ (HTKSNB)
Công việc này được thực hiện bởi các KTV. Là phần rất quan trọng trong công việc tìm hiểu khách hàng, KTV cần phải thu thập hiểu biết về các thủ tục kiểm soát nội bộ có liên quan đến cuộc kiểm toán.
Hiểu biết về HTKSNB gồm tìm hiểu hoạt động của các bộ phận của HTKSNB: môi trường kiểm soát, và giám sát các thủ tục kiểm soát. Thu thập những hiểu biết về các bộ phận của HTKSNB, gồm việc đánh giá
Thu thập những hiểu biết về HTKSNB giúp KTV:
Nhận biết các nhân tố có thể ảnh hưởng đến quy trình đánh giá rủi ro của KTV, bao gồm khoanh vùng các rủi ro phát sinh do HTKSNB yếu kém;
Nhận biết các thủ tục kiểm soát liên quan tới vấn đề được ban quản lý quan tâm đặc biệt mà từ đó KTV có thể hiểu rỏ bên trong của DN, hoặc có thể xây dựng các kiến nghị đối với ban quản lý.
Phát triển kế hoach kiểm toán nhằm thực hiện thử nghiệp cơ bản, bao gồm nhận biết các thông tin và phân tích mà KTV đã sử dụng để tiến hành thủ tục phân tích cơ bản và kiểm tra chi tiết nhằm phát hiện ra các gian lận và sai sót trong BCTC của DN
Bốn là, tìm hiểu chung về chu trình kế toán
KTV cần thu thập hiểu biết về chu trình kế toán liên quan tới BCTC, bao gồm:
Thứ nhất: KTV xem xét cách thức các chu trình kinh doanh hoạt động như thế nào, tầm quan trọng của các chu kỳ kinh doanh, thông qua việc ghi chép những hiểu biết về: Các nguyên tắc hoạt động kinh doanh (bao gồm nhận biết các tài khoản sử dụng và các giải trình có liên quan; các chính sách và thủ tục được thiết lập nhằm ghi sổ , xử lý, và báo cáo những nghiệp vụ quan trọng trong BCTC,….); Chu trình kinh doanh nào được xử lý hiệu quả, chu trình kinh doanh nào vận hành chưa tốt; Các nguyên tắc phân công phân nhiệm trong quá trình SXKD;
Thứ hai: Ghi chép các thủ tục kiểm toán cần thiết đối với từng chu trình kinh doanh nhằm phát hiện gian lận và sai sót;
Thứ ba: Đối với môi trường có hệ thống xử lý tự động hóa, cần tìm hiểu môi trường và các thủ tục kiểm soát liên quan đến việc xử lý bằng máy vi tính, công nghệ thông tin;
Thứ tư: Thu thập những hiểu biết về cách thức khách hàng có thể ứng phó với các rủi ro phát sinh từ việc áp dụng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại từ đó đề ra các biện pháp thủ tục nhằm hạn chế những rủi ro trên;
Thứ năm: Tìm hiểu cách thức lập BCTC và các thủ tục kiểm soát cần thiết trong quá trình lập BCTC đó để nhận biết và đánh giá rủi ro xảy ra sai phạm trọng yếu có thể có trong BCTC của khách hàng;
Những hiểu biết thu thập được về khách hàng, môi trường hoạt động, HTKSNB và chu trình kế toán giúp KTV: Nhận biết và đánh giá ban đầu về khả năng có thể xảy ra sai phạm trọng yếu trong BCTC; Thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm toán tiếp theo.
Năm là. thực hiện những thủ tục phân tích sơ bộ
Công ty thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ ban đầu nhằm có được hiểu biết về khách hàng và môi trường hoạt động của họ cũng như giúp các KTV nhận diện được các số dư bất thường, khoanh vùng được các rủi ro xảy ra sai phạm trọng yếu có thể có trong BCTC. Thủ tục đánh giá rủi ro giúp KTV tìm kiếm các rủi ro, thiết lập các mức trọng yếu, thông qua việc phát hiện các biến động bất thường trong BCTC. Thực hiện những thủ tục phân tích sơ bộ cũng giúp KTV nhận diện các vấn đề đáng ngờ có liên quan đến khả năng tiếp tục hoạt động của DN.
Sáu là, xác định mức trọng yếu
KTV thu thập thông tin để có thể bước đầu tính toán mức trọng yếu, còn GĐ kiểm toán đưa ra quyết định cuối cùng về mức độ trọng yếu. KTV quyết định mức trọng yếu ban đầu căn cứ vào sự hiểu biết về khách hàng và môi trường hoạt động của họ để có thể đánh giá về rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán.
Khi lập kế hoạch kiểm toán, KTV cần phải tiến hành thảo luận với các thành viên trong nhóm kiểm toán về các khả năng có thể xảy ra sai phạm
ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC bởi do gian lận và sai sót gây ra. Tiếp đó, KTV cần thu thập thông tin để hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường kiểm soát của đơn vị đó. Việc đánh giá rủi ro sai phạm ảnh hưởng tới đánh giá rủi ro tiềm tàng và đánh giá rủi ro kiểm soát. Để đánh giá rủi ro xảy ra sai phạm, KTV cần thực hiện các thủ tục sau:
Thứ nhất: Phỏng vấn ban giám đốc: Hướng tới đánh giá tính liêm chính, năng lực của ban giám đốc
Thứ hai: Xem xét các yếu tố có thể dẩn tới gian lận tiềm ẩn: Đó có thể là những vấn đề liên quan tới tính liêm chính hay năng lực của ban giám đốc hay các sức ép bất thường trong đơn vị hoặc từ ngoài đơn vị, các sự kiện bất thường.
Thứ ba: Xây dựng và thực hiện các thủ tục phân tích: Trên cơ sở các đánh giá nêu trên để xây dựng các thủ tục phù hợp phân tích hướng tới những phần hành đã được chú ý là có thể có nhiều khả năng xảy ra gian lận, sai sót.
2.2.1.3. Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết
Một là, tổng hợp đánh giá rủi ro và kế hoạch kiểm toán
Khi thực hiện công việc này giúp KTV: Nhận diện rủi ro thông qua quá trình thu thập thông tin hiểu biết về khách hàng và môi trường hoạt động của khách hàng, bao gồm các thủ tục kiểm toán có liên quan đến các rủi ro, và bằng việc xem xét các số dư tài khoản hoặc các giải trình trong BCTC; Chỉ rỏ từng rủi ro tới một hoặc nhiều lổi tiềm tàng liên quan đến số dư tài khoản hoặc xem giải trình.; Xem xét các rủi ro có thể gây ra sai phạm trọng yếu đối với BCTC của khách hàng; Ghi chép các phát hiện và đánh giá rủi ro xảy ra sai phạm trọng yếu trong BCTC.
Các lỗi tiềm tàng có thể xảy ra đối với từng số dư tài khoản quan trọng và giải trình bao gồm:
Tính có thực: các nghiệp vụ, sự kiện, tài sản, công nợ, hoặc vốn chủ sở hữu đã ghi chép là không có thực
Tính trọng vẹn: các Nghiệp vụ, sự kiện, tài sản, công nợ, hoặc vốn chủ sở hữu đã bị bỏ sót, không được ghi chép.
Tính đúng đắn của việc ghi sổ: các nghiệp vụ, sự kiện, tài sản, công nợ, hoặc vốn chủ sở hữu bị ghi chép sai, thiếu chính xác.
Tính đúng kỳ: các nghiệp vụ, sự kiện, tài sản, công nợ, vốn chủ sở hữu không được ghi chép đúng kỳ kế toán.
Tính định giá: các ngiệp vụ, sự kiện, tài sản, công nợ, hoặc vốn chủ sở hữu bị định giá sai so với giá trị thực tế.
Tính trình bày: các nghiệp vụ, sự kiện, tài sản, công nợ, hoặc vốn chủ sở hữu không được phân loại hoặc trình bày một cách đúng đắn.
Hai là, lập kế hoạch kiểm toán chi tiết
Kế hoạch kiểm toán chi tiết được KTV và Trưởng phòng kiểm toán thực hiện. Khi thiết kế các thủ tục kiểm tra cơ bản, cần xem xét loại thủ tục kiểm toán cần được thực hiện để nhận biết được các sai phạm tiềm tàng của số dư tài khoản hoặc giải trình. Loại thủ tục kiểm toán thực hiện được xác định cần phù hợp với đánh giá về rủi ro có thể xảy ra sai phạm trọng yếu. Thực hiện thủ tục kiểm tra cơ bản để phát hiện sai phạm trọng yếu có thể phát sinh trong số dư tài khoản hoặc giải trình đã không được phát hiện và sữa chữa bởi HTKSNB của khách hàng. Thủ tục kiểm tra cơ bản bao gồm kiểm tra chi tiết, thủ tục phân tích cơ bản, hoặc có thể kết hợp cả hai.
Ba là, tổng hợp và thảo luận về kế hoạch kiểm toán
Công việc này được thực hiện bởi KTV và trưởng phòng kiểm toán nhằm:
Đánh giấu tất cả các vấn đề quan trọng và rủi ro phát hiện trong quá trình lập kế hoạch ban đầu và đánh giá rủi ro phát hiện trong quá trình lập kế hoạch ban đầu và đánh giá rủi ro, các gian lận có thể xảy ra cũng như các quyết định căn cứ vào độ tin cậy của HTKSNB của khách hàng
Cung cấp bằng chứng để chứng tỏ KTV đã lập kế hoạch phù hợp với hợp đồng kiểm toán và có phản ứng kịp thời đối với các rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán, rủi ro phát hiện, và các vấn đề khác liên quan đến hợp đồng kiểm toán đã kí kết với khách hàng.
2.2.1.4. Thực hiện kế hoạch kiểm toán
Một là, thực hiện các thủ tục kiểm tra hiệu quả hoạt động của HTKSNB
Quá trình này nhằm cung cấp đầy đủ bằng chứng giúp KTV có thể kết luận HTKSNB mà KTV tin tưởng đưa ra được một sự đảm bảo hợp lý trong việc đạt được những mục tiêu kiểm soát đề ra. Sự đảm bảo hợp lý có thể thu thập được khi KTV có đầy đủ bằng chứng kiểm toán chứng tỏ rằng HTKSNB đang hoạt động có hiệu quả trong kỳ kế toán.
Kiểm tra hiệu quả hoạt động của HTKSNB không giống với thu thập bằng chứng kiểm toán chứng tỏ thủ tục kiểm soát được thực hiện. Khi thu thập bằng chứng kiểm toán xác minh hoạt động của thủ tục kiểm soát, KTV tìm kiếm các bằng chứng liên quan đến các thủ tục kiểm soát đang tồn tại và được sủ dụng. Nếu KTV kết luận HTKSNB trong các chu trình không cung cấp sự đảm bảo hợp lý rằng nó đạt được các mục tiêu mà nó đề ra, KTV không nên tin tưởng vào HTKSNB đó. Nếu KTV không thể nhận biết các thủ tục kiểm soát thay thế, KTV cần phải xem xét sửa đổi kế hoạch kiểm toán và thực hiện các thủ tục kiểm toán cơ bản. AASC đã xây dựng một bản đánh giá KTKSNB khá hiệu quả có thể đánh giá một cách tổng thể về HTKSNB của khách hàng.
Hai là, thực hiện thử nghiệm cơ bản và đánh giá kết quả đạt được Có hai loại thử nghiệm cơ bản là: thủ tục phân tích cơ bản