Một số kiến nghị cụ thể đối với các bên tham gia thanh toán tín dụng chứng từ

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng từ ở Việt Nam (Trang 83 - 87)

- Điều 19 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2005: Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành và

2.2.3. Một số kiến nghị cụ thể đối với các bên tham gia thanh toán tín dụng chứng từ

tín dụng chứng từ

Nếu xem tranh chấp gồm tranh chấp hiện tại và tranh chấp có thể xảy ra trong tương lai thì việc giải quyết tranh chấp phải bao gồm cả việc giải quyết tranh chấp đã xảy ra và tranh chấp trong tương lai. Nói cách khác, hiệu quả giải quyết tranh chấp phải tính cả các biện pháp phòng ngừa rủi ro. Khi đã xây dựng được các cơ chế phòng ngừa rủi ro có thể nói doanh nghiệp đã đạt được hiệu quả trong ngăn chặn tranh chấp.

các hoạt động thương mại quốc tế nói chung, trong hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng từ nói riêng cần nắm vững những nguyên lý cơ bản để phòng tránh rủi ro và qua đó giảm thiểu tối đa các tranh chấp có thể xảy ra.

- Độ tin cậy của đối tác: Các đối tác ở đây có thể là người mua, người bán, ngân hàng phát hành, ngân hàng xác nhận, các ngân hàng khác. Việc tìm hiểu nhằm mục đích đánh giá uy tín, thói quen kinh doanh, tình hình tài chính, độ trung thực, thiện chí của đối tác để khẳng định chắc chắn một thương vụ được thực hiện giữa các bên có đảm bảo và do đó giảm thiểu được các khả năng như lừa đảo, vỡ nợ… Ngày nay, với sự có mặt của mạng Internet, các tổ chức đánh giá cũng như các đại diện phòng thương mại ở hầu hết mọi quốc gia trên thế giới, việc tìm hiểu đối tác đã trở nên dễ dàng hơn.

- Phát hiện tính bất thường của hợp đồng: Hợp đồng được coi là một ràng buộc về nghĩa vụ chặt chẽ giữa các bên, nhưng càng ngày đã xuất hiện càng nhiều các yếu tố có khả năng làm vô hiệu một phần hay toàn bộ hợp đồng. Các yếu tố này thường được đưa vào trong những điều khoản lắt léo của hợp đồng mà hậu quả của việc thực hiện là thiệt hại cho chủ thể tham gia giao dịch. Các yếu tố bất thường thường đa dạng, khó đoán trước cũng như hệ thống hóa. Do đó, các bên cần liên tục học hỏi và tìm hiểu kinh nghiệm phát hiện ra các bất thường từ những vụ việc thực tế đã xảy ra.

- Đảm bảo nội dung L/C đầy đủ, chặt chẽ về khía cạnh kỹ thuật, pháp lý là nguyên tắc quan trọng nhất để phòng tránh rủi ro.

Ngoài ra, tùy theo chức năng, nghĩa vụ của các bên mà mỗi bên tự xây dựng cho mình những biện pháp cụ thể để ngăn ngừa các tranh chấp có thể phát sinh khi tham gia vào phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ.

Tại chương 2, tác giả đã nghiên cứu một cách cơ bản các quy định pháp luật thực tiễn của Việt Nam về phương thức giải quyết tranh chấp bằng Tòa án và giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài. Tác giả tập trung vào phân tích một số tình huống tranh chấp phát sinh trong thanh toán bằng tín dụng chứng từ đã xảy ra tại Việt Nam cũng như cách giải quyết. Qua đó, tác giả rút

ra nhận xét về thực tiễn giải quyết các tranh chấp trong phương thức tín dụng chứng từ ở Việt Nam, để thấy được thực trạng thiếu vắng các quy định nội dung về thanh toán bằng tín dụng chứng từ cũng như việc xung đột giữa luật quốc gia và thanh toán quốc tế là nguyên nhân của sự thiếu hiệu quả trong hoạt động giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng từ. Thực tiễn này là cơ sở để tác giả đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh trong thanh toán bằng tín dụng chứng từ. Song song với đó, tác giả đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả của các phương thức giải quyết tranh chấp cũng như giải pháp cho các bên trong việc hạn chế tối đa những tranh chấp có thể phát sinh trong tương lai.

KẾT LUẬN

Trong một nền kinh tế mà tính minh bạch về tài chính còn hạn chế và mức độ tin cậy đối với đối tác chưa cao như Việt Nam, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đã và sẽ vẫn đóng vai trò quan trọng. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi các nước trên thế giới đang trong xu hướng đẩy hợp tác kinh tế với các nước thuộc khu vực Châu Á, trong đó có Việt Nam.

Mặc dù phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đã được sử dụng khá lâu ở Việt Nam, nhưng sự am hiểu cũng như khả năng vận dụng của các doanh nghiệp Việt Nam, bao gồm cả các ngân hàng thương mại vẫn còn nhiều bất cập, dẫn đến tình trạng chứng từ đòi tiền bị từ chối và các tranh chấp liên quan đến giao dịch tín dụng chứng từ diễn ra phổ biến. Một thực tế cần phải thừa nhận rằng các công cụ pháp lý làm cơ sở cho việc ngăn chặn rủi ro và giải quyết tranh chấp vẫn còn thiếu và yếu là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tranh chấp về tín dụng chứng từ. Từ thực trạng quy định về thanh toán bằng tín dụng chứng từ ở Việt Nam, có thể nhận thấy yêu cầu cấp bách đối với việc xây dựng một hệ thống quy phạm riêng biệt điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong tín dụng chứng từ. Các quy định này một mặt phải đảm bảo tính tương thích với hệ thống quy phạm được áp dụng thống nhất trên thế giới (UCP), một mặt đáp ứng được yêu cầu bảo vệ người có lợi ích bị tổn hại do hành vi gian lận của một bên trong quan hệ tín dụng chứng từ. Những quy phạm như vậy sẽ hướng dẫn cho các bên khi tham gia giao dịch thanh toán bằng tín dụng chứng từ đồng thời cũng là cơ sở để giải quyết một cách triệt để và công bằng những tranh chấp nếu có phát sinh. Ngoài ra, chú trọng đến việc hoàn thiện yếu tố con người cho hoạt động giải quyết tranh chấp cũng chính là biện pháp để nâng cao tính hiệu quả của những phương thức giải quyết tranh chấp đang được sử dụng phổ biến tại Việt Nam. Trong quá trình vận hành của một giao dịch thanh toán tín dụng chứng từ, để ngăn chặn rủi ro tranh chấp, cũng rất cần sự "tỉnh táo" của bản thân các bên tham gia giao dịch trong việc vận dụng một cách thông minh các quy định pháp luật để tự bảo vệ quyền lợi của mình.

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng từ ở Việt Nam (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)