Nhận xét về thực tiễn giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động tín dụng chứng từ ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng từ ở Việt Nam (Trang 67 - 73)

- Điều 19 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2005: Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành và

2.1.3. Nhận xét về thực tiễn giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động tín dụng chứng từ ở Việt Nam

hoạt động tín dụng chứng từ ở Việt Nam

tranh chấp

Hiện tại các tranh chấp liên quan đến thanh toán bằng tín dụng chứng từ vẫn được xem xét dưới giác độ các quy định trong Luật Thương mại và các quy định của Luật Dân sự giống như các tranh chấp thuộc lĩnh vực kinh doanh khác. Tuy nhiên, những quan hệ hợp đồng và nghĩa vụ trong phương thức thanh toán này mang những đặc trưng mà các quy định chung trong pháp luật thương mại không thể phân tích chính xác được hết. Để giải quyết những tranh chấp trong thanh toán bằng L/C cần phải dẫn chiếu tới những quy định chuyên biệt hơn. Các vấn đề như quyền và nghĩa vụ của các chủ thể, giá trị pháp lý của L/C, các chứng từ trong giao dịch, quy tắc kiểm tra chứng từ… pháp luật Việt Nam đều chưa đề cập đến. Thực trạng thiếu vắng các quy định về tín dụng chứng từ đã gây khó khăn cho các cơ quan giải quyết tranh chấp khi phân định trách nhiệm giữa các bên trong các vụ tranh chấp.

Hầu hết các tranh chấp trong giao dịch thanh toán bằng L/C khi đưa ra Tòa án hoặc Trọng tài đều có giá trị lớn do đó việc giải quyết tranh chấp nếu kéo dài sẽ gây ra tình trạng đọng vốn cho doanh nghiệp. Tuy vậy, bản thân quy định pháp luật về lĩnh vực này còn chưa rõ ràng thì việc chậm trễ khi giải quyết sẽ vẫn còn diễn ra. Một điều không thể phủ nhận tính chính xác trong các phán quyết của Tòa cũng chỉ dừng lại ở mức tương đối do chưa có quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng từ làm căn cứ tham chiếu. Ngoài ra, việc thiếu vắng các quy định dẫn đến tình trạng đối với các vụ tranh chấp mà hành vi vi phạm được thực hiện bởi đối tác nước ngoài, Tòa án Việt Nam cũng không có các cơ sở pháp luật trực tiếp về thanh toán tín dụng chứng từ để bảo vệ doanh nghiệp xuất nhập khẩu hay ngân hàng nước mình.

Một thực tế khác đang tồn tại ở Việt Nam là trong khi tranh chấp chưa được giải quyết thì đã có sự can thiệp từ bên ngoài đến hoạt động thanh toán của các ngân hàng. Vụ việc tại mục 2.8 về mở L/C nhập phân đạm giữa Công ty Centrimex và SGD I cho thấy trên thực tế cơ quan quản lý nhà nước cũng

có thể can thiệp đến hoạt động thanh toán của một ngân hàng cụ thể thông qua yêu cầu đình chỉ thanh toán.

Việc hình sự hóa vụ việc kinh tế trong cũng là một thực trạng trong hoạt động giải quyết các tranh chấp liên quan đến thanh toán bằng tín dụng chứng từ. Cụm từ "hình sự hóa các giao dịch dân sự, kinh tế" dùng để mô tả hiện tượng dùng biện pháp hình sự để giải quyết các vi phạm trong giao dịch dân sự, kinh tế chưa đến mức cấu thành tội phạm. Về bản chất đây là sự sai lầm trong việc định tội danh của cơ quan tiến hành tố tụng. Xem xét vụ việc 2.8 có thể thấy hành vi truy tố các cán bộ doanh nghiệp và ngân hàng vì tội "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" chính là một biểu hiện cụ thể của việc hình sự hóa một vụ việc kinh tế. Tình trạng "hình sự hóa " này có nguyên nhân là sự chưa rõ ràng trong quy định về cấu thành tội phạm đối với một số tội danh trong Bộ luật hình sự (xét ở góc độ lập pháp) và sự thiếu chính xác trong việc đánh giá tính chất của hành vi vi phạm pháp luật trong tranh chấp dẫn đến định tội sai (xét ở góc độ áp dụng pháp luật). Sâu xa hơn, đây là hậu quả của tư duy "hình luật" đã tồn tại lâu đời ở nước ta từ thời phong kiến với việc sử dụng pháp luật như một công cụ để trừng phạt. Kéo theo việc truy tố hình sự một cá nhân là việc áp dụng các biện pháp như tạm giữ, tạm giam, kê biên tài sản… gây ra những thiệt hại hết sức nặng nề không những đối với riêng người bị truy tố mà còn với cả doanh nghiệp hay ngân hàng mà họ quản lý.

2.1.3.2. Xung đột giữa pháp luật quốc gia và thông lệ quốc tế

Như đã phân tích tại mục 1.2.2.2, pháp luật Việt Nam thừa nhận việc áp dụng tập quán quốc tế trong xét xử. Nhưng thực tế đã cho thấy những trường hợp phán quyết của Tòa án đi ngược lại với những nguyên tắc của thông lệ quốc tế mà cụ thể ở đây là các quy định của UCP. Trở lại với vụ việc 1 về thương vụ giữa Công ty U và Công ty Galaxy của Ấn Độ, Ngân hàng mở L/C không được phép ngừng thanh toán cho ngân hàng phía Ấn Độ bởi điều này là vi phạm quy định của UCP. Theo UCP, về bản chất tín dụng chứng từ là những giao dịch riêng biệt với hợp đồng thương mại và các loại hợp đồng

khác mà các hợp đồng này là cơ sở cho tín dụng thư được tạo lập, các ngân hàng bất luận trong trường hợp nào cũng không liên quan đến, hoặc không bị ràng buộc bởi những hợp đồng đó. Thư tín dụng thực chất là biện pháp bảo lãnh của ngân hàng đối với người bán, nếu người mua không thực hiện nghĩa vụ thanh toán đến hạn quy định trong L/C thì ngân hàng mở L/C phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho người bán đối với người mua. Chứng từ là cơ sở chính của việc thanh toán và ngân hàng chỉ căn cứ vào bộ chứng từ xuất trình phù hợp để trả tiền cho người bán hoặc người khác do người bán chỉ định, trong khi cả người mua và người bán đều có nghĩa vụ thực hiện cả những điều khoản trong thư tín dụng lẫn những điều khoản trong hợp đồng. Bộ chứng từ hàng xuất trên đã được Ngân hàng mở L/C kiểm tra và giao cho người mua đi nhận hàng tại cảng, có thể hiểu là Ngân hàng mở L/C đã chấp nhận bộ chứng từ và sẵn sàng thanh toán. Như vậy, tiếp tục thanh toán cho người bán Ấn Độ là phù hợp với trách nhiệm của ngân hàng mở L/C theo thông lệ quốc tế và do đó, quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời yêu cầu Ngân hàng mở L/C ngừng thanh toán đã ảnh hưởng đến việc vận hành quy trình thanh toán L/C của ngân hàng. Mặt khác, Ngân hàng phục vụ người bán Ấn Độ đã chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất để trở thành người có quyền nhận số tiền thanh toán từ bộ chứng từ hàng xuất đã được chiết khấu đó, nên việc từ chối thanh toán của Ngân hàng S có thể bị ngân hàng phục vụ người bán kiện tại tòa án nước ngoài.

Tuy nhiên, ngân hàng là một pháp nhân được tổ chức và hoạt động trên cơ sở pháp luật nước sở tại nên việc ngân hàng tuân thủ các quyết định của cơ quan tài phán nước sở tại là yêu cầu bắt buộc. Bộ luật tố tụng Dân sự Việt Nam 2005 đã khẳng định: "Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành và phải được mọi công dân, cơ quan, tổ chức tôn trọng. Cá nhân, cơ quan, tổ chức có nghĩa vụ chấp hành bản án, quyết định của Tòa án phải nghiêm chỉnh chấp hành" [20, Điều 19].

Trong tình huống này, nếu ngân hàng không tuân thủ quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án thì họ sẽ bị coi là vi phạm pháp

luật và sẽ chịu các chế tài theo luật định. Còn nếu ngân hàng tuân thủ các yêu cầu của Tòa án về việc dừng thanh toán bộ chứng từ thì khả năng họ bị kiện tại một trung tâm trọng tài quốc tế là rất cao. Khi đó, nếu yêu cầu khởi kiện của ngân hàng nước ngoài được thụ lý giải quyết sẽ có hai bản án có hiệu lực song song cùng tồn tại tại Việt Nam, một bản án của Trọng tài nước ngoài và một bản án của Tòa án Việt Nam cùng liên quan đến một vụ việc. Mặc dù quyết định của Trọng tài nước ngoài khó được thi hành tại Việt Nam hơn, do đây là một quyết định được tuyên về một vụ tranh chấp không được các bên thống nhất yêu cầu giải quyết, nhưng những tổn thất về uy tín kinh doanh cũng như tương lai phát triển ra thị trường thế giới của ngân hàng mở L/C là không thể tính toán được.

Vấn đề so sánh hiệu lực giữa bản án, quyết định của Tòa án với hiệu lực của UCP cũng đã từng nhiều lần được bàn luận tới. Bản thân ICC - cơ quan phát hành UCP cũng khẳng định: khi được dẫn chiếu vào tín dụng chứng từ, UCP chi phối tín dụng chứng từ là cơ bản song không phải là duy nhất. Các cơ quan tòa án và trọng tài trên thế giới thường vận dụng UCP bởi nó là tuyển tập thông lệ và tập quán được phổ biến và thông dụng nhất trên toàn thế giới. Tuy nhiên, vẫn phải thừa nhận là sự áp dụng UCP vào tín dụng chứng từ không ngăn cản việc Tòa án áp dụng luật quốc gia. Như vậy, UCP không thể thay đổi được luật quốc gia và nếu có sự khác biệt giữa hai hệ thống pháp luật thì quyết định của Tòa án có thể vượt lên tất cả, kể cả UCP. Tuy vậy, người chịu thiệt khi xung đột pháp luật xảy ra lại chính là các bên trong quan hệ kinh doanh. Bởi vậy, khi xây dựng hệ thống pháp luật với mục tiêu hỗ trợ các quan hệ trong môi trường kinh doanh không thể không xét tới tính tương thích giữa các quy phạm trong nước với các quy phạm được thừa nhận rộng rãi trên thế giới.

2.1.3.3. Xu hướng lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng các phương thức phi Tòa án

đồng doanh nghiệp trên phạm vi một lãnh thổ hay quốc gia sẽ chịu sự tác động của những yếu tố như:

i. truyền thống văn hóa

ii. sự phát triển của môi trường kinh doanh trên phương diện quan hệ kinh tế cũng như kỹ thuật

iii. sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật bao gồm pháp luật nội dung và mức độ phát triển của các phương thức giải quyết tranh chấp.

Bất cứ doanh nghiệp nào khi tìm kiếm một phương thức giải quyết cho tranh chấp của mình cũng phải đặt ra câu hỏi: Tranh chấp có được giải quyết bằng các quy tắc công bằng không? Ai sẽ là người giải quyết tranh chấp? Họ có đủ kinh nghiệm giải quyết? Thời gian tranh chấp là bao nhiêu lâu và chi phí như thế nào? Đi tìm lời giải đáp cho những câu hỏi đó cũng đồng nghĩa với việc lựa chọn một phương thức tranh chấp ưu việt. Nền tư pháp nước ta cũng như nền tư pháp của các nước trên thế giới hiện nay đều đang đứng trước thách thức: nếu con đường tìm đến công lý bằng tòa án trở nên quá tốn kém và khó lường trước, thương nhân sẽ tìm ra những con đường riêng để đảm bảo lợi ích của mình một cách hiệu quả bằng những chi phí hợp lý nhất với những gì họ thu được. Trong một môi trường kinh doanh còn thiếu minh bạch và phần nhiều mang tính tự phát như ở Việt Nam, bên cạnh các biện pháp chính thống như thương lượng, hòa giải, khởi kiện tại Tòa án hay Trọng tài, còn có rất nhiều lựa chọn khác để giải quyết các bất đồng về lợi ích cho doanh nghiệp. Khi hệ thống pháp luật về thanh toán chứng từ còn chưa hoàn chỉnh, các thẩm phán ít am hiểu về thanh toán ngoại thương và thủ tục tố tụng còn phức tạp thì giải quyết các tranh chấp phát sinh trong tín dụng chứng từ tại tòa án không phải là ưu tiên lựa chọn của các doanh nghiệp.

Thực ra việc sử dụng các phương thức phi Tòa án để giải quyết các bất đồng kinh doanh vốn đã là một truyền thống của người Việt. Nền văn hóa phương Đông với tư tưởng ngại va chạm kiện cáo: "vô phúc đáo tụng đình" đã rèn luyện cho con người sự nhẫn nhịn trong mọi mối quan hệ, việc giải

quyết tranh chấp kinh doanh bằng Tòa án chỉ là một ngoại lệ hiếm hoi. Điều này còn đúng cho tới ngày nay khi đa số doanh nghiệp lựa chọn các phương thức phi Tòa án để giải quyết tranh chấp thay vì khởi kiện ra Tòa. Tuy vậy, trên thực tế các biện pháp phi Tòa án mà các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng không chỉ đơn thuần là thương lượng, hòa giải hay trọng tài mà còn bao gồm những phương thức sinh động khác.

Sau các cuộc thương lượng không thành công, doanh nghiệp có xu hướng tìm kiếm các cách thức gây sức ép lên đối tác hòng tạo ra những định hướng có lợi trong giải quyết tranh chấp cho mình. Dùng truyền thông tạo dư luận lên án đối tác hoặc nhờ đến sự can thiệp của cơ quan nhà nước là các cách giải quyết tranh chấp không chính thống vẫn thường được doanh nghiệp sử dụng. Đối với trường hợp tranh chấp trong thanh toán bằng tín dụng chứng từ, các bên có xu hướng tận dụng mọi lợi thế mà mình có, kể cả trái quy tắc chung, để đẩy rủi ro về phía đối tác. Nếu như đó là các tranh chấp liên quan đến hàng hóa bên có nghĩa vụ thanh toán thường liên kết với ngân hàng của mình đưa ra lời đe dọa dừng thanh toán như một cách để ép người bán giảm giá khi hàng hóa có vấn đề. Tương tự như vậy, quyền khước từ bộ chứng từ thanh toán thiếu căn cứ hợp lý cũng là một biện pháp phía người mua và ngân hàng phục vụ người mua sử dụng trong tình huống tranh chấp về lỗi của chứng từ. Có một thực tế là các ngân hàng thông báo đều đứng về phía người bán để "ép" phía người mua dù cho những căn cứ của họ là sai với thông lệ quốc tế. Những cách hành động tự phát khi giải quyết tranh chấp đã làm tăng mức độ rủi ro của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ và làm giảm uy tín của doanh nghiệp cũng như ngân hàng Việt Nam trong môi trường kinh doanh quốc tế. Bỏ qua yếu tố truyền thống văn hóa, thói quen ứng xử của doanh nhân thì bản thân sự thiếu vắng của các quy định luật, sự non kém của các phương thức giải quyết tranh chấp là nguyên nhân chủ yếu lý giải hiện tượng này.

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng từ ở Việt Nam (Trang 67 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)