Nguyên nhân của các tranh chấp phát sinh trong hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng từ

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng từ ở Việt Nam (Trang 28)

về tập quán kinh doanh, ngôn ngữ và cả các đặc điểm văn hóa rất khác nhau nên khả năng xảy ra tranh chấp cao hơn. Chỉ cần một sự sai lệch nhỏ trong cách hiểu, xuất phát từ bất đồng ngôn ngữ là đã có thể dẫn đến tranh chấp. Chẳng hạn như hàng nhập khẩu vào Trung Quốc bắt buộc phải có mã số, mã vạch, điều này được coi là đương nhiên đối với các nhà nhập khẩu vào Trung Quốc và do đó có thể gây thiệt hại cho nhà xuất khẩu nếu không chú ý đến điều đó trong thỏa thuận hợp đồng. Hay như quy định về điều kiện cơ sở giao hàng của Hoa Kỳ không hoàn toàn giống với các điều kiện cơ sở giao hàng của Phòng Thương mại quốc tế (Incoterms) mà nếu không nghiên cứu kỹ các bên có thể dẫn đến tranh chấp về các khoản chi phí giao hàng.

1.3.2. Nguyên nhân của các tranh chấp phát sinh trong hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng từ thanh toán bằng tín dụng chứng từ

1.3.2.1. Tính phức tạp của quy trình thanh toán bằng L/C

giới hiện nay, tín dụng chứng từ vẫn là phương thức thanh toán có quy trình nghiệp vụ kỹ thuật phức tạp nhất. Sơ đồ 1.1 cho thấy các bước cơ bản của quy trình thanh toán tín dụng chứng từ:

(1) Người mua làm đơn yêu cầu mở L/C gửi đến ngân hàng phát hành, nội dung yêu cầu mở LC cho người hưởng lợi là người bán. Nếu ngân hàng chấp nhận mở L/C (bằng việc xác nhận) thì đơn yêu cầu sẽ trở thành một hợp đồng dịch vụ ràng buộc giữa hai bên. Ở giai đoạn này, nếu người bán yêu cầu ngân hàng mở L/C với các điều kiện không khớp với hợp đồng mua bán thì sẽ có khả năng xảy ra tranh chấp.

Sơ đồ 1.1: Quy trình thanh toán tín dụng chứng từ

Nguồn: [26, tr. 71].

(2) Căn cứ vào đơn yêu cầu mở L/C, ngân hàng sẽ phát hành L/C, trong đó ngân hàng cam kết sẽ thanh toán cho người bán nếu người này xuất trình được chứng từ phù hợp với quy định của L/C.

Từ quy trình (1) và (2), cũng có thể phát sinh tranh chấp giữa ngân hàng phát hành và người mua khi ngân hàng phát hành L/C trái nội dung trong đơn yêu cầu.

(3) Ngân hàng thông báo nhận được L/C thì phải xác minh tính "chân Ngân hàng thông báo L/C Người mua (Người xin mở L/C) Người bán (Người hưởng lợi) Ngân hàng phát hành L/C (5) (6) (3) (5) (6) (8) (7) (1) (4) (2)

thực bề ngoài" hay độ tin cậy về mặt hình thức của L/C sau đó thông báo và gửi bản gốc L/C cho người hưởng lợi. Tranh chấp có thể xảy ra trong trường hợp ngân hàng thông báo một L/C thiếu tính chân thực.

(4) Người bán khi nhận được L/C phải kiểm tra, nếu không chấp nhận L/C thì yêu cầu người mua sửa lại. Khi chấp nhận toàn bộ các điều khoản trong L/C, người mua tiến hành giao hàng. Rủi ro tiềm ẩn ở khâu này thể hiện ở chỗ, trong L/C có thể tồn tại một điều khoản không thể thực hiện được hoặc thực hiện theo sự khống chế của người bán dẫn đến việc không thể lập được bộ chứng từ phù hợp để đòi tiền.

(5) Sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, người bán lập chứng từ theo yêu cầu của L/C, xuất trình chứng từ đến ngân hàng trả tiền thông qua ngân hàng thông báo. Nếu được ngân hàng mở L/C ủy quyền hoặc L/C được phép chiết khấu, ngân hàng thông báo sẽ kiểm tra chứng từ và thực hiện thanh toán cho người bán, sau đó chuyển bộ chứng từ để đòi lại tiền từ ngân hàng mở L/C. Tại khâu này, tranh chấp dễ phát sinh khi người bán lập và xuất trình chứng từ không phù hợp với các quy định trong L/C.

(6) Ngân hàng mở L/C kiểm tra chứng từ, nếu thấy chứng từ phù hợp với L/C thì trả tiền cho người bán. Nếu chứng từ có sai biệt hoặc mâu thuẫn thì từ chối trả tiền và thông báo cho các bên liên quan để giải quyết. Trong giai đoạn này, tranh chấp xảy ra khi các ngân hàng kiểm tra chứng từ không cẩn thận, không phát hiện hết các sai biệt của bộ chứng từ hoặc khi quan điểm của các ngân hàng không giống nhau về các sai phạm của bộ chứng từ mà ngân hàng đã thanh toán cho người hưởng lợi.

(7) Ngân hàng mở L/C chuyển bộ chứng từ cho người xin mở với điều kiện người này trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền.

(8) Người mua kiểm tra chứng từ nếu phù hợp thì hoàn tiền cho ngân hàng mở L/C, nhận chứng từ để đi nhận hàng, nếu phát hiện thấy chứng từ có sai sót so với quy định của L/C thì có quyền từ chối nhận hoàn trả lại tiền, khi đó trách nhiệm thuộc về ngân hàng mở L/C.

Tranh chấp thường xuất hiện trong khâu (7), (8) này là khi người nhập khẩu vì một lý do nào đó chủ quan hoặc khách quan không có thiện chí trong khâu nhận hàng, nên cố tình bắt lỗi chứng từ để từ chối thanh toán.

Như vậy, quy trình kỹ thuật của thanh toán L/C có rất nhiều bước, trong mỗi bước đều tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp dễ dàng gây phát sinh tranh chấp.

1.3.2.2. Sự đa dạng của luật điều chỉnh

Thanh toán quốc tế bằng L/C gắn bó mật thiết với các hoạt động kinh tế như: mua bán hàng hóa, vận tải, bảo hiểm… do đó ngoài việc phải vận dụng các thông lệ quốc tế thì cần đến việc phải vận dụng đến nhiều luật lệ, tập quán đặc thù ở hai hay hai nhiều nước khác nhau. Phương thức tín dụng chứng từ có liên quan đến ba quan hệ hợp đồng. Mỗi quan hệ hợp đồng có chủ thể và khách thể khác nhau cho nên luật điều chỉnh các quan hệ đó cũng khác nhau:

Quan hệ thứ nhất: Quan hệ mua bán ngoại thương giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu - chủ thể là những cá nhân, pháp nhân mang quốc tịch khác nhau. Mối quan hệ này được điều chỉnh bởi luật thương mại của quốc gia mà chủ thể quan hệ quan hệ mang quốc tịch, cũng như các công ước, hiệp định quốc tế và khu vực mà các quốc gia đó là thành viên, ngoài ra còn liên quan đến quy định thuộc các lĩnh vực hàng hải, hàng không, bảo hiểm…

Quan hệ thứ hai: Quan hệ hợp đồng dịch vụ giữa người yêu cầu mở thư tín dụng và ngân hàng phát hành là các chủ thể cùng một quốc tịch nên chịu sự điều chỉnh hoàn toàn của luật quốc gia.

Quan hệ thứ ba: Cam kết trả tiền của ngân hàng phát hành đối với người xuất khẩu thể hiện trên L/C. Quan hệ này chịu sự điều chỉnh của UCP. Thêm nữa, trong thanh toán bằng L/C, ngân hàng phát hành có thể trực tiếp cho người xuất khẩu hay ủy quyền cho một ngân hàng khác trả thay. Khi đó, quan hệ giữa các ngân hàng phát hành, ngân hàng chiết khấu, ngân hàng hoàn

trả sẽ được điều chỉnh bằng "Quy tắc về hoàn trả giữa các ngân hàng theo thư tín dụng"- URR 725 của ICC. Bản thân việc vận dụng thông lệ quốc tế, mà cụ thể ở đây là UCP hay URR 725 không chính xác cũng là một nguyên nhân dẫn đến tranh chấp.

1.3.2.3. Sự thiếu chặt chẽ trong xây dựng nội dung hợp đồng ngoại thương và thư tín dụng

Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong một quan hệ mua bán, bao gồm những nội dung liên quan đến phương thức thanh toán được ghi nhận tại hợp đồng. Tuy nhiên, do sự sơ suất hoặc do hạn chế về nghiệp vụ, ngoại ngữ, trình độ pháp lý của những người tham gia soạn thảo và ký kết khiến các điều khoản về thanh toán bằng L/C không được thể hiện đầy đủ rõ ràng trong nội dung hợp đồng sẽ dẫn đến các tranh chấp phát sinh khi thực hiện L/C. Chẳng hạn nếu hợp đồng không quy định thời hạn mở L/C hoặc không quy định các chứng từ cần thiết sẽ rất dễ gây ra tranh chấp sau này.

L/C là cam kết trả tiền của ngân hàng khi người bán xuất trình một bộ chứng từ phù hợp với quy định của L/C, như vậy, tại L/C sẽ thể hiện những yêu cầu của người mua đối với người bán. Tuy nhiên, các yêu cầu đặt ra trong L/C phải là khả thi đối với người thực hiện. Không hiếm những trường hợp L/C đưa ra các yêu cầu về thời gian, địa điểm giao hàng hay loại chứng từ mà người bán khó có khả năng đáp ứng được, nếu không "tỉnh táo" để yêu cầu sửa đổi những yêu cầu này thì khả năng người bán không được thanh toán do không thể xuất trình bộ chứng từ hoàn hảo là rất cao.

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng từ ở Việt Nam (Trang 28)