Thực tiễn các quy định của pháp luật Việt Nam về các phương

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng từ ở Việt Nam (Trang 38 - 41)

thức giải quyết tranh chấp

2.1.1.1. Phương thức khởi kiện tại Tòa án

Ở Việt Nam, việc xét xử các vụ việc kinh tế, trong đó có các tranh chấp phát sinh từ thanh toán bằng tín dụng chứng từ được thực hiện tại Tòa Kinh tế thuộc Tòa án nhân dân các cấp. Trong các tranh chấp thuộc lĩnh vực thương mại quốc tế được thụ lý tại Tòa, các tranh chấp liên quan đến thanh toán bằng tín dụng chứng từ thường chiếm đa số. Trích đoạn sau đây phần nào phản ánh được thực tiễn các quy định về giải quyết tranh chấp liên quan đến tín dụng chứng từ tại Tòa án:

Vụ việc 1:

Ngày 07/11/2006, Công ty U ở S, Việt Nam (nhà nhập khẩu - bên mua hàng) và Công ty Galaxy ở Ấn độ (nhà xuất khẩu - bên bán hàng) đã ký hai hợp đồng mua bán quốc tế số UX013/06-GAL và UX014/06-GAL. Theo đó, Công ty Galaxy có nghĩa vụ cung cấp cho Công ty U 3.000 thùng chứa tôm sú đông lạnh không đầu có tiêu chuẩn hạng nhất (Frozen headless shell-on back tiger shirmps, first grade brand) tương đương với 32.400 kg tôm đông lạnh với tổng giá trị 288.090 USD.

quốc tế nêu trên, các bên đã chọn tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán. Cho nên, ngày 08/11/2006, Công ty U có đơn gửi và được một ngân hàng thương mại Việt Nam trên cùng địa bàn mở L/C cùng ngày để Công ty U hoàn thiện thủ tục mua lô hàng theo thỏa thuận trong hai hợp đồng. Theo quy định của L/C, Ngân hàng Nhà nước Ấn Độ (State Bank of India) là ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu (Công ty Galaxy).

Ngày 15/12/2006, các lô hàng đã được vận chuyển bằng đường biển về đến cảng Cát Lái, Thành phố Hồ Chí Minh. Một ngày sau đó, Công ty U đã nhận bộ chứng từ tại ngân hàng mở L/C và mang chúng đến làm thủ tục nhận hàng tại cảng Cát Lái. Khi kiểm tra các lô hàng, với sự giám sát của Công ty TNHH SGS Việt Nam (Công ty giám định), Công ty U đã phát hiện thấy sản phẩm tôm trong các lô hàng đã giao không đảm bảo chất lượng theo thỏa thuận hai hợp đồng mua bán quốc tế đã nêu, trong 3.000 thùng tôm nhận được chỉ có 2/3 là tôm, số còn lại chỉ là những thùng nước đá.

Trước sự việc trên, Công ty U đã nhiều lần cố gắng liên hệ với Công ty Galaxy để giải quyết vấn đề phát sinh về chất lượng lô hàng tôm nhập khẩu nhưng Công ty Galaxy từ chối bồi thường. Xét thấy nguy cơ lợi ích của mình có thể bị tổn thất, sau khi nghiên cứu Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 và Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, ngày 17/01/2007, Công ty U đã làm đơn khởi kiện Công ty Galaxy tại Tòa án nhân dân tỉnh S. Các căn cứ để Công ty U khởi kiện là:

- Điều 4 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004: Cá nhân, cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác.

- Điều 1 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2002: Tòa án nhân dân tối cao, các Tòa án nhân dân địa phương, các Tòa án quân sự

và các Tòa án khác do luật định là các cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tòa án xét xử những vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh tế, hành chính và giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật.

Qua tìm hiểu, Công ty U biết rằng vụ tranh chấp của mình sẽ được giải quyết tại Tòa Kinh tế thuộc Tòa án nhân dân tỉnh S [28].

Hệ thống các Tòa án kinh tế thuộc Tòa án nhân dân các cấp là nơi xét xử các tranh chấp thương mại, kinh tế ở Việt Nam. Các quy tắc chủ đạo chi phối quá trình xét xử của Tòa án được nêu tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2004. Nhìn chung luật tố tụng dân sự Việt Nam được xây dựng với nguyên tắc đề cao quyền tự định đoạt của các bên có tranh chấp, Tòa án chỉ tham gia giải quyết bất đồng kinh doanh khi có yêu cầu của đương sự. Nguyên tắc tôn trọng quyền tự do định đoạt của đương sự còn thể hiện ở việc khi tranh chấp xảy ra, ngoài quyền tự quyết định việc khởi kiện đương sự có thể chủ động đề xuất các yêu cầu, phạm vi, mức độ quyền và lợi ích cần được bảo vệ. Và ngay cả khi đã đưa tranh chấp ra giải quyết, các bên vẫn được phép thay đổi nội dung yêu cầu, tự hòa giải hoặc rút đơn kiện. Song nội dung quy định tại Điều 4 Bộ luật Tố tụng dân sự cho thấy vai trò của Tòa án khi tham gia vào việc giải quyết tranh chấp kinh doanh nghiêng về mục đích bảo vệ quyền lợi của kẻ yếu thế (có quyền lợi hợp pháp bị vi phạm) nhiều hơn là thực hiện vai trò phân xử đúng sai giữa các bên. Pháp luật tố tụng Việt Nam hiện đại vẫn chịu ảnh hưởng của tư tưởng hình luật trong quá khứ, xem Tòa án với sức mạnh quyền lực công là nơi răn đe nghiêm trị kẻ vi phạm và là cứu cánh của kẻ yếu thế. Như ở tình huống này, Công ty U đã tìm đến Tòa án như là một nơi có thể đòi lại được quyền lợi đã bị tổn thất của mình.

"Sau khi nhận đơn kiện và chứng từ kèm theo, xét thấy còn thời hiệu và đúng thẩm quyền của mình, Tòa án nhân dân tỉnh S đã chấp nhận thụ lý hồ sơ và ra quyết định giải quyết vụ kiện" [28].

Quyền của các đương sự đối với việc yêu cầu giải quyết tranh chấp kinh doanh tại Tòa án được giới hạn bởi thời hiệu. Như các tranh chấp kinh doanh khác, khởi kiện của vụ việc này là 02 năm kể từ ngày xảy ra tranh chấp, đồng nghĩa với việc nếu quá thời gian 02 năm mà Công ty U không yêu cầu Tòa xem xét sẽ mất quyền yêu cầu Tòa bảo vệ.

Hệ thống Tòa án ở nước ta được tổ chức thành nhiều cấp và trên khắp các khu vực lãnh thổ song mỗi Tòa án chỉ được thụ lý một số vụ tranh chấp nhất định. Việc quy định thẩm quyền xét xử góp phần tạo ra sự hạn chế cho các bên có tranh chấp khi tìm kiếm một Tòa án thích hợp để xem xét vụ việc của mình.

Khi thụ lý vụ việc, Tòa án đã dựa trên những quy định của pháp luật Việt Nam để xem xét vụ việc, cụ thể:

- Điều 51 Luật Thương mại 2005: Nếu bên mua có bằng chứng về việc bên bán lừa dối thì có quyền tạm ngừng việc thanh toán.

- Khoản 3 Điều 2 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2005: Bộ luật Tố tụng Dân sự Việt Nam được áp dụng đối với việc giải quyết các tranh chấp có yếu tố nước ngoài, trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác thì áp dụng điều ước quốc tế đó.

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng từ ở Việt Nam (Trang 38 - 41)