Mối liên quan giữa chỉ số IQ với các chỉ số nghiên cứu khác

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ SỐ SINH HỌC VÀ TRÍ TUỆ CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THCS AN BÌNH VÀ THPT NAM SÁCH II, HUYỆN NAM SÁCH, TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 70 - 74)

- Tần số tim được xác định vào đầu buổi học, sau khi đối tượng đã nghỉ ngơi ít nhất 15 phút và dùng ống nghe để đo Người đo đặt ống nghe vào ngực

3.7. Mối liên quan giữa chỉ số IQ với các chỉ số nghiên cứu khác

Con người là một thể thống nhất, hoạt động của các cơ quan và các quá trình sinh lý trong cơ thể tác động qua lại lẫn nhau. Bởi vậy, chúng tôi đã tìm hiểu mối liên hệ giữa năng lực trí tuệ với một số chỉ số sinh học khác như trí nhớ thị giác, trí nhớ thính giác, độ tập trung chú ý và trạng thái cảm xúc chung. Kết quả được thể hiện trong bảng 3.21.

Bảng 3.21. Mối tương quan giữa chỉ số IQ với các chỉ số khác.

1 Chỉ số IQ và trí nhớ thị giác 0,710097 2 Chỉ số IQ và trí nhớ thính giác 0,615056 3 Chỉ số IQ và độ tập trung chú ý 0,549269 4 Chỉ số IQ và trạng thái cảm xúc 0,553651

Giữa chỉ số IQ với trí nhớ thị giác có hệ số tương quan mang giá trị dương. Điều đó chứng tỏ rằng giữa chỉ số IQ và trí nhớ thị giác có mối tương quan thuận, những học sinh có chỉ số IQ cao hơn thì có điểm trí nhớ thị giác cao hơn. Hệ số tương quan giữa chỉ số IQ với trí nhớ thị giác là r = 0,710097. Nói cách khác, mối liên quan giữa trí nhớ thị giác với trí tuệ tương đối chặt chẽ, những học sinh có trí tuệ ở mức trung bình trở lên thì khả năng ghi nhớ thị giác tốt hơn những học sinh có trí tuệ ở mức dưới trung bình (bảng 3.21, hình 3.26).

Hình 3.26. Đồ thị biểu diễn mối liên quan giữa chỉ số IQ với trí nhớ thị giác.

r = 0.710097 2 4 6 8 10 12 14 40 60 80 100 120 140 IQ Trí nhớ thị giác (điểm)

Hình 3.27. Đồ thị biểu diễn mối liên quan giữa chỉ số IQ với trí nhớ thính giác.

Hệ số tương quan giữa chỉ số IQ với trí nhớ thính giác (bảng 3.21 và hình 3.27) mang giá trị dương, r = 0,615056. Như vậy, giữa chỉ số IQ và trí nhớ thị giác có mối tương quan thuận và tương đối chặt. Điều này chứng tỏ, học sinh có chỉ số IQ càng cao thì khả năng ghi nhớ thính giác cũng tốt, những học sinh có chỉ số IQ thấp thì khả năng ghi nhớ thính giác cũng kém hơn.

Tóm lại, trí tuệ và khả năng ghi nhớ có mối liên quan mật thiết với nhau và được thể hiện bởi mối tương quan thuận tuyến tính chặt (r > 0,6). Có nghĩa là, năng lực trí tuệ của học sinh có ảnh hưởng đến sự phát triển khả năng ghi nhớ của các em. Những học sinh có chỉ số IQ càng cao thì khả năng ghi nhớ càng tốt. Đây chính là cơ sở để giáo viên xây dựng các phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh.

Hình 3.28. Đồ thị biểu diễn mối liên quan giữa chỉ số IQ với độ tập trung chú ý.

Khi nghiên cứu mối liên quan giữa chỉ số IQ với độ tập trung chú ý (bảng 3.21 và hình 3.28) cho thấy, hệ số tương quan giữa chỉ số IQ với độ tập trung chú ý là r = 0,549269. Do r > 0 nên đây là mối tương quan thuận tuyến tính vừa. Điều này cho thấy, những học sinh có chỉ số IQ cao, trí tuệ phát triển thì khả năng tập trung chú ý cũng cao. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, có không ít học sinh có chỉ số IQ cao nhưng độ tập trung chú ý lại thấp.

Kết quả nghiên cứu (bảng 3.21 và hình 3.29) cho thấy, giữa chỉ số IQ và trạng thái cảm xúc của học sinh có mối tương quan thuận (r > 0 ). Hệ số tương quan giữa chỉ số IQ với trạng thái cảm xúc là r = 0,553651. Đây là mối tương quan thuận tương đối chặt (r > 0,5). Điều này chứng tỏ, chỉ số IQ có ảnh hưởng tương đối lớn đến trạng thái cảm xúc của học sinh. Những học sinh có chỉ số IQ

cao thường có trạng thái cảm xúc tốt. Tuy nhiên, trên thực tế không phải tất cả học sinh có chỉ số IQ cao đều có trạng thái cảm xúc tốt.

Hình 3.29. Đồ thị biểu diễn mối liên quan giữa chỉ số IQ với trạng thái cảm xúc.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ SỐ SINH HỌC VÀ TRÍ TUỆ CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THCS AN BÌNH VÀ THPT NAM SÁCH II, HUYỆN NAM SÁCH, TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w