Phân bố học sinh theo thể trạng cơ thể

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ SỐ SINH HỌC VÀ TRÍ TUỆ CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THCS AN BÌNH VÀ THPT NAM SÁCH II, HUYỆN NAM SÁCH, TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 45 - 47)

- Tần số tim được xác định vào đầu buổi học, sau khi đối tượng đã nghỉ ngơi ít nhất 15 phút và dùng ống nghe để đo Người đo đặt ống nghe vào ngực

3.1.5.2. Phân bố học sinh theo thể trạng cơ thể

Dựa vào biểu đồ BMI đối với nam và nữ từ 2 - 20 tuổi của CDC [106] thì sự phân bố thể trạng của học sinh trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3.6 và hình 3.11) cho thấy, đa số học sinh trong nhóm nghiên cứu có thể trạng bình thường (72,69%), tiếp đó là những học sinh thuộc loại suy dinh dưỡng (chiếm 26,88). Học sinh thuộc loại có nguy cơ béo phì chiếm tỉ lệ rất thấp (0,43%) và không có học sinh nào thuộc loại béo phì.

Bảng 3.6. Phân bố học sinh theo thể trạng cơ thể.

Tuổi n

Suy dinh dưỡng

Bình thường Nguy cơ béo phì Béo phì Số HS Tỉ lệ % Số HS Tỉ lệ % Số HS Tỉ lệ % Số HS Tỉ lệ % 12 98 28 28,57 70 71,43 0,00 0,00 0,00 0,00 13 96 21 21,88 73 76,04 2 2,08 0,00 0,00 14 101 28 27,72 72 71,29 1 0,99 0,00 0,00 15 102 26 25,49 76 74,51 0,00 0,00 0,00 0,00

16 107 31 28,97 76 71,03 0,00 0,00 0,00 0,0017 95 25 26,32 70 73,68 0,00 0,00 0,00 0,00 17 95 25 26,32 70 73,68 0,00 0,00 0,00 0,00 18 104 30 28,85 74 71,15 0,00 0,00 0,00 0,00

Chung 703 189 26,88 511 72,69 3 0,43 0,00 0,00

Nhìn chung, học sinh có thể trạng bình thường chiếm tỉ lệ lớn nhất (72,69%). Tuy nhiên, học sinh có thể trạng suy dinh dưỡng còn cao (26,88%). Số học sinh thuộc loại có nguy cơ béo phì rất thấp (0,43%), không có học sinh nào thuộc loại béo phì. Điều này chứng tỏ, mức dinh dưỡng của học sinh trong nghiên cứu còn thấp, chế độ dinh dưỡng còn chưa đủ để cung cấp cho sự phát triển cân đối cơ thể.

Hình 3.11. Biểu đồ thể hiện mức phân bố học sinh theo thể trạng cơ thể.

Từ 12 đến 18 tuổi, thể trạng của học sinh có biểu hiện khác nhau. Số học sinh ở mức bình thường chiểm tỉ lệ nhiều nhất lúc 13 tuổi (76,04%), còn ít nhất

0 20 40 60 80 12 13 14 15 16 17 18 Tuổi Tỉ lệ %

Suy dinh dưỡng Bình thường Nguy cơ béo phì

lúc 16 tuổi (71,03%). Số học sinh thuộc nhóm suy dinh dưỡng nhiều nhất lúc 16 tuổi (28,97%) và thấp nhất lúc 13 tuổi (21,88%). Điều này cho thấy, tình trạng dinh dưỡng của học sinh 16 tuổi thấp hơn so với của học sinh 13 tuổi.

Tóm lại, kết quả nghiên cứu 5 chỉ số sinh học của học sinh cho thấy:

Ba chỉ số chiều cao đứng, cân nặng, vòng ngực trung bình của học sinh tăng dần theo tuổi, nhưng tốc độ tăng của cả ba chỉ số này diễn ra không đồng đều theo tuổi và theo giới tính. Chiều cao đứng tăng nhảy vọt ở học sinh nam lúc 14 - 15 tuổi, muộn hơn khoảng 1 năm so với học sinh nữ (13 - 14 tuổi), cân nặng tăng nhảy vọt lúc 15 - 16 tuổi ở học sinh nam và 14 - 15 tuổi ở học sinh nữ, vòng ngực trung bình tăng nhảy vọt ở học sinh nam lúc 15 - 16 tuổi, muộn hơn 1 năm so với ở học sinh nữ (14 - 15 tuổi).

Tốc độ tăng chiều cao của học sinh chậm hơn so với tốc độ tăng cân nặng và vòng ngực nên chỉ số pignet giảm. Tỉ lệ tăng cân nặng, vòng ngực, chiều cao của học sinh nữ cao hơn học sinh nam nên chỉ số pignet của học sinh nữ lớn hơn so với học sinh nam. Vì vậy, nhìn bề ngoài, học sinh nam gầy hơn học sinh nữ.

Chỉ số BMI ở cả học sinh nam và học sinh nữ đều tăng dần theo độ tuổi. Chứng tỏ, trong quá trình phát triển cá thể của các em học sinh từ 12 - 18 tuổi, tốc độ tăng cân nặng nhanh hơn so với tốc độ tăng chiều cao. Mức dinh dưỡng của học sinh vẫn còn thấp, vẫn còn nhiều học sinh thuộc loại suy dinh dưỡng.

3.2. Tần số tim và huyết áp động mạch

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ SỐ SINH HỌC VÀ TRÍ TUỆ CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THCS AN BÌNH VÀ THPT NAM SÁCH II, HUYỆN NAM SÁCH, TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w