CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ SỐ SINH HỌC VÀ TRÍ TUỆ CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THCS AN BÌNH VÀ THPT NAM SÁCH II, HUYỆN NAM SÁCH, TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 74 - 88)

- Tần số tim được xác định vào đầu buổi học, sau khi đối tượng đã nghỉ ngơi ít nhất 15 phút và dùng ống nghe để đo Người đo đặt ống nghe vào ngực

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN

BÀN LUẬN 4.1. Các chỉ số thể lực của học sinh

4.1.1. Chiều cao đứng của học sinh

Chiều cao của cơ thể là một chỉ số cơ bản phản ánh sự phát triển thể chất, thể hiện đặc điểm lứa tuổi, giới tính, chủng tộc và điều kiện sống. Vì vậy, chiều cao là một yếu tố quan trọng để đánh giá thể lực của con người.

Qua kết quả nghiên cứu trên học sinh 12 - 18 tuổi của trường THCS An Bình và THPT Nam Sách II, Huyện Nam Sách, Tỉnh Hải Dương, chúng tôi nhận thấy, từ 12 - 18 tuổi chiều cao đứng của học sinh tăng liên tục. Mỗi

năm, chiều cao đứng của học sinh nam tăng trung bình 4,09 cm và của học sinh nữ tăng trung bình 2,74 cm. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nhận xét của các tác giả Trần Văn Dần [9], Thẩm Thị Hoàng Điệp [16], Đoàn Yên và cs [97].

Tuy nhiên, tốc độ tăng chiều cao đứng của học sinh trong các năm không đồng đều và có thời điểm tăng trưởng nhảy vọt. Trong đó, thời điểm tăng trưởng nhảy vọt chiều cao đứng của học sinh nam là 14 - 15 tuổi (tăng 6,58 cm), của học sinh nữ là 13 - 14 tuổi (tăng 5,92 cm). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Ngọc Trọng [89], nhưng sớm hơn một năm so với số liệu trong cuốn “HSSH” [88], Đoàn Yên và cs [97], Thẩm Thị Hoàng Điệp [16] và của Trần Thị Loan [62]. So với kết quả nghiên cứu gần đây của Đỗ Hồng Cường (năm 2009) [7] thì thời điểm tăng nhảy vọt về chiều cao của chúng tôi đến muộn hơn một năm.

Tốc độ tăng trưởng chiều cao của nam và nữ từ 12 đến 18 tuổi không giống nhau, nên đường biểu diễn sự tăng trưởng chiều cao của học sinh có điểm giao chéo tại thời điểm 14 -15 tuổi. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với số liệu của Trần Thị Loan [67], Thẩm Thị Hoàng Điệp [15] nhưng muộn hơn một năm so với số liệu trong cuốn “HSSH” [88], Trần Văn Dần và cs [9].

Gần đây, nhiều tác giả Việt Nam, trong các công trình nghiên cứu của mình đã nhận xét rằng, chiều cao của trẻ em thuộc mọi độ tuổi hiện nay tăng lên nhiều so với các nghiên cứu trước đây [7], [9], [10], [55], [62], [63], [67], [98]. Sự gia tăng về chiều cao của người Việt Nam trong những năm gần đây, một phần có thể do trước đây điều kiện kinh tế khó khăn, việc

thiếu hụt chất dinh dưỡng đã hạn chế sự sinh trưởng của cơ thể; gần đây do sự thay đổi tương đối mạnh mẽ về điều kiện kinh tế, đời sống được cải thiện, chế độ dinh dưỡng ngày càng tốt hơn, cơ thể phát triển nhanh hơn. Hơn thế nữa, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho học tập, sinh hoạt, vui chơi của các em đầy đủ hơn trước cả về lương và chất nên các em có điều kiện phát triển cơ thể một cách hoàn thiện hơn.

So với số liệu về chiều cao đứng của trẻ em trong công trình nghiên cứu của tác giả Trần Thị Loan [67] trên đối tượng học sinh Hà Nội, Lê Ngọc Trọng và cs [89], Đỗ Hồng Cường [7] thì chiều cao của học sinh trong nghiên cứu của chúng tôi có trị số tương đương. So với các tác giả khác như Tạ Thuý Lan và cs [55], “HSSH” [88], Đoàn Yên và cs [97], Thẩm Thị Hoàng Điệp [16], chiều cao đứng của học sinh trong nghiên cứu của chúng tôi có trị số lớn hơn (bảng 4.1 - phụ lục). Sự khác nhau trong nghiên cứu của chúng tôi với các công trình nghiên cứu trước đó do nhiều nguyên nhân như: đối tượng nghiên cứu thuộc các địa bàn khác nhau, có điều kiện sống khác nhau, thời điểm nghiên cứu khác nhau và khuynh hướng thế tục. Tốc độ sinh trưởng và phát triển của các em không phải là hằng định mà biến đổi theo thời gian.

4.1.2. Cân nặng của học sinh

Cân nặng của học sinh là chỉ số thay đổi trong quá trình phát triển cá thể. Cùng với chiều cao, cân nặng cũng được coi là chỉ số cơ bản để đánh giá thể lực của con người.

Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi nhận thấy, cân nặng của học sinh tăng liên tục từ 12 - 18 tuổi. Cân nặng của học sinh nam mỗi năm tăng trung bình 3,21 kg, cân nặng của học sinh nữ mỗi năm tăng trung bình 2,26

kg. Từ 12 đến 15 tuổi cân nặng của học sinh nữ lớn hơn của học sinh nam, còn từ 16 đến 18 tuổi cân nặng của học sinh nam lại lớn hơn của học sinh nữ. Tốc độ tăng cân nặng của học sinh trong các năm không đồng đều. Cân nặng của học sinh nam tăng nhanh nhất là từ 15-16 tuổi, của học sinh nữ là từ 14 - 15 tuổi. Điều này phù hợp với số liệu trong cuốn “HSSH” [88] và của các tác giả khác như Trần Thị Loan [67], Đoàn Yên và cs [97] (bảng 4.2 - phụ lục).

So với số liệu về cân nặng của trẻ em trong công trình nghiên cứu của Trần Thị Loan [67] trên học sinh Hà Nội, Lê Ngọc Trọng [89] và Đỗ Hồng Cường [7], cân nặng của học sinh trong nghiên cứu của chúng tôi có trị số tương đương. So với các tác giả khác như Trần Văn Dần và cs [9], “HSSH” [88], Đào Huy Khuê [44], Đoàn Yên và cs [97], cân nặng của học sinh trong nghiên cứu của chúng tôi có trị số lớn hơn. Sự khác biệt này có thể do các yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của học sinh ở các công trình nghiên cứu trên là khác nhau. Trần Văn Dần và cs [10] đã nghiên cứu trên đối tượng học sinh thành phố Hà Nội ở hai thời điểm 1982 và 1993 đã chỉ ra rằng, cân nặng của học sinh nam và nữ có sự khác biệt rõ rệt giữa hai thời kì này (p < 0,01). Điều này chứng tỏ, sự cải thiện điều kiện kinh tế, chế độ dinh dưỡng và chăm sóc đã có tác dụng mạnh mẽ đến quá trình phát triển thể lực của học sinh, làm tăng cân nặng của trẻ em.

4.1.3. Vòng ngực trung bình của học sinh

Cũng như chiều cao và cân nặng, vòng ngực trung bình là một chỉ số sinh học quan trọng trong nghiên cứu về sự phát triển của trẻ em. Ở các giai đoạn khác nhau, vòng ngực trung bình của trẻ em cũng có trị số khác nhau.

Qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy, vòng ngực trung bình của học sinh tăng liên tục từ 12 - 18 tuổi. Mỗi năm, vòng ngực của học sinh nam tăng trung bình 2,54 cm, của học sinh nữ tăng trung bình 2,15 cm. Điều này phù hợp với số liệu trong nghiên cứu của các tác giả Trần Văn Dần và cs [9], Trần Thị Loan [67], “HSSH” [88].

Cũng giống như chiều cao và cân nặng, tốc độ tăng trưởng vòng ngực trung bình của học sinh nam và học sinh nữ không đều trong các năm. Vòng ngực trung bình của học sinh nam tăng trưởng nhảy vọt lúc 15 - 16 tuổi, còn ở học sinh nữ tăng trưởng nhảy vọt lúc từ 14 - 15 tuổi. Như vậy, thời điểm tăng trưởng nhảy vọt vòng ngực của học sinh nữ xuất hiện sớm hơn của học sinh nam 1 năm. Điều này phù hợp với kết quả trong nghiên cứu của nhiều tác giả khác như Trần Văn Dần và cs [9], Tạ Thuý Lan và cs [55], Trần Thị Loan [67], “HSSH” [88], Lê Ngọc Trọng [89].

Vòng ngực của học sinh nam và học sinh nữ trong nghiên cứu cuả chúng tôi có trị số tương đương so với kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Thị Loan [67], Đỗ Hồng Cường [7], lớn hơn so với số liệu trong nghiên cứu của các tác giả khác như Lê Ngọc Trọng [89], Trần Văn Dần và cs [9], Tạ Thuý Lan và cs [55], “HSSH” [88], Đào Huy Khuê [44], Thẩm Thị Hoàng Điệp [16] (bảng 4.3 - phụ lục).

4.1.4. Chỉ số pignet của học sinh

Chỉ số chỉ số pignet của học sinh nam và nữ trong giai đoạn từ 12 - 18 tuổi đều biến đổi theo quy luật chung là giảm dần qua các độ tuổi. Mỗi năm, chỉ số pignet của nam giảm trung bình là 1,66, của nữ giảm 1,67. Mức giảm chỉ số pignet lớn nhất ở nam lúc 16 tuổi ( giảm 6,23), ở nữ lúc 15 tuổi ( giảm 5,68). Chỉ số pignet biến đổi là do các chỉ số chiều cao, cân nặng,

vòng ngực phát triển không hoàn toàn cân đối [4], [55]. Giai đoạn này mức tăng chiều cao chậm hơn mức tăng vòng ngực và cân nặng nên chỉ số pignet giảm.

Khi so sánh với các tác giả khác, chúng tôi nhận thấy, chỉ số pignet của học sinh nghiên cứu có trị số tương đương với số liệu nghiên cứu của Trần Thị Loan [67], Đỗ Hồng Cường [7], nhưng cao hơn so với số liệu nghiên cứu trong cuốn “HSSH” [88] và Lê Ngọc Trọng [89].

4.1.5. Chỉ số BMI của học sinh

Chỉ số khối cơ thể (BMI) được các bác sĩ và các chuyên gia sức khỏe sử dụng để xác định tình trạng cơ thể của một người nào đó có bị béo phì, thừa cân hay quá gầy hay không. Mặc dù cách tính chỉ số BMI của trẻ em cũng giống như của người lớn nhưng bảng tỉ lệ về chỉ số BMI của người lớn không được áp dụng cho trẻ em. Vì vậy, khi nghiên cứu chỉ số BMI của học sinh, chúng tôi sử dụng bảng tỉ lệ BMI dành cho trẻ em từ 2 - 20 tuổi của CDC.

Chỉ số BMI là chỉ số tương quan giữa chiều cao và cân nặng của cơ thể. Chỉ số BMI của học sinh nam và học sinh nữ tăng liên tục theo tuổi. Chỉ số BMI của học sinh nam mỗi năm tăng trung bình 0,48 kg/m2, của học sinh nữ mỗi năm tăng trung bình 0,38 kg/m2. Sự gia tăng chỉ số BMI chứng tỏ, ở giai đoạn này mức tăng chiều cao của các em chậm hơn mức tăng cân nặng.

Khi so sánh với số liệu của các tác giả khác (bảng 4.4 - phụ lục), chúng tôi nhận thấy, chỉ số BMI của học sinh trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi tương đương với kết quả nghiên cứu của Trần Thị Loan [67], Lê Ngọc Trọng [89] và Đỗ Hồng Cường [7], nhưng thấp hơn các số liệu trong cuốn “HSSH” [88].

em bình thường theo CDC [106] (bảng 4.6 và hình 4.1, hình 4.2 - phụ lục), thì học sinh trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi có chỉ số BMI thấp hơn đáng kể, chứng tỏ học sinh trong nghiên cứu của chúng tôi có thể trạng kém hơn. Số học sinh ở trạng thái suy dinh dưỡng còn chiếm tỉ lệ khá cao (26,88%). Tỉ lệ này cao hơn so với tỉ lệ học sinh THPT bị suy dinh dưỡng tính chung cho cả nước (10.7%) đã được TS Trần Thị Minh Hạnh công bố [26], tại hội nghị Khoa học toàn quốc Hội y tế công cộng Việt Nam lần thứ VII, diễn ra tại trường Đại học y tế công cộng ngày 27/04/2011. Điều này cho thấy, chế độ dinh dưỡng của học sinh trong nghiên cứu của chúng tôi còn chưa thực sự tốt so với nhu cầu phát triển cơ thể của học sinh. Trong các nguyên nhân gây ra tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em, theo chúng tôi, số học sinh trong nhóm nghiên cứu bị suy dinh dưỡng không phải do đói ăn mà chủ yếu là do ăn không đủ chất, khẩu phần ăn không cân đối, đặc biệt là do thiếu protein trong thức ăn và chưa đảm bảo an toàn thực phẩm. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác của tình trạng suy dinh dưỡng ở học sinh là môi trường sống bị ô nhiễm, sử dụng nguồn nước không sạch trong sinh hoạt, việc sử lý phân và rác thải chưa đúng cách ... đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển cơ thể.

Tóm lại, qua phân tích kết quả nghỉên cứu các chỉ số sinh học của học sinh từ 12 - 18 tuổi, chúng tôi nhận thấy, các chỉ số như chiều cao đứng, cân nặng, vòng ngực trung bình của trong nghiên cứu của chúng tôi lớn hơn so với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác từ thập kỷ 80 về trước và tương đương với những nghiên cứu gần đây. Điều đó chứng tỏ, thể lực của học sinh đã được nâng lên do điều kiện kinh tế phát triển hơn, địa bàn nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu khác nhau.

So với các số liệu nghiên cứu về chỉ số pignet và BMI với các tác giả trước đây, học sinh trong nghiên cứu của chúng tôi có trị số pignet thấp hơn còn chỉ số BMI lại cao hơn (như đã trình bày ở trên). Điều này chứng tỏ, học sinh trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi có cơ thể cân đối hơn và thể lực ổn định hơn. Hiện nay trên thế giới và một số thành phố ở Việt Nam, nhiều trẻ em béo phì. Tuy nhiên, qua nghiên cứu chỉ số BMI ở học sinh trong nhóm nghiên cứu cho thấy, ở địa bàn nghiên cứu, nguy cơ béo phì là rất hiếm. Trong khi đó, tình trạng suy dinh dưỡng lại là vấn đề đáng quan tâm. Vì vậy, trong giáo dục gia đình và nhà trường, cần đặc biệt chú trọng tới chế độ dinh dưỡng cho học sinh

4.2. Tần số tim và huyết áp động mạch

4.2.1. Tần số tim của học sinh

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, tần số tim của học sinh giảm dần từ 12 - 18 tuổi. Cụ thể, lúc 12 tuổi tần số tim của học sinh nam là 84,41 nhịp/phút, đến khi 18 tuổi đạt 77,26 nhịp/phút, mỗi năm giảm trung bình 1,19 nhịp/phút. Tần số tim của học sinh nữ lúc 12 tuổi là 85,37 nhịp/phút, đến 18 tuổi là 78,69 nhịp/phút, giảm trung bình 1,11 nhịp/phút.

Ở cùng một lứa tuổi, tần số tim của học sinh nam và học sinh nữ cũng không giống nhau. Từ 12 - 18 tuổi, tần số tim của học sinh nữ cao hơn của học sinh nam, nhưng mức chênh lệch không lớn (p > 0,05). Tốc độ giảm tần số tim của các em trong các năm là không đều, có thời kỳ giảm nhanh, có thời kỳ giảm chậm, điều này phù hợp với nghiên cứu của Đoàn Yên và cs [97].

So với các tác giả khác, tần số tim của học sinh trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi có giá trị tương đương so với kết quả nghiên cứu của Trần Thị Loan [67], của Đoàn Yên và cs [97] (bảng 4.6 - phụ lục)

Từ 12-18 tuổi, huyết áp động mạch của học sinh tăng liên tục. Huyết áp động mạch của học sinh tăng theo tuổi là do sự biến đổi về cấu trúc, chức năng của hệ tim mạch trong quá trình phát triển cá thể. Ở trẻ em, tuổi càng lớn, tim càng khoẻ, buồng tim càng rộng và lưu lượng tim càng tăng, nên lượng máu đẩy vào động mạch tăng, dẫn đến huyết áp tăng. Đồng thời, trong quá trình phát triển của trẻ, thành mạch máu dày thêm và sức đàn hồi của nó tăng lên làm cho huyết áp tăng. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Trần Thị Loan [67], Đoàn Yên và cs [97] (bảng 4.7 - phụ lục).

Huyết áp động mạch của học sinh nữ luôn cao hơn huyết áp động mạch của học sinh nam. Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của tác giả Đoàn Yên và cs [97].

Khi so sánh trị số huyết áp tâm trương với các số liệu nghiên cứu của các tác giả Trần Thị Loan [67], Đoàn Yên và cs [97], chúng tôi thấy, huyết áp động mạch của học sinh trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi có trị số tương đương (bảng 4.8 - phụ lục). Điều này chứng tỏ, huyết áp là một chỉ số có khả năng ít biến đổi theo thời gian.

4.3. Trí tuệ của học sinh

Trí tuệ thuộc lĩnh vực hoạt động thần kinh cấp cao của con người, có liên quan đến cả tinh thần và thể chất của con người. Vì vậy, việc nghiên cứu trí tuệ là rất cần thiết để phục vụ chính cuộc sống con người.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, chỉ số thông minh của học sinh ở mức trung bình (108,76 ở nam và 108,35 ở nữ). Từ 12 - 18 tuổi, chỉ số IQ tăng dần theo tuổi. Mỗi năm chỉ số IQ của học sinh nam tăng trung bình 1,25 điểm và học sinh nữ tăng trung bình 1,10 điểm. Giữa học sinh nam và học sinh nữ không có sự khác biệt về chỉ số IQ (p > 0,05) [67], [59].

Sự phân bố các đối tượng theo mức trí tuệ tuân theo quy luật phân phối chuẩn, trong đó số học sinh có chỉ số IQ trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất. Tỷ lệ học sinh theo các mức trí tuệ theo trình tự từ cao đến thấp là: Mức IV > mức III > mức II > mức IV > mức I > mức VI > mức VII. Tỷ lệ học sinh có mức trí tuệ trên trung bình tăng dần theo tuổi, còn tỷ lệ học sinh có mức trí tuệ dưới trung bình giảm dần theo tuổi. Nhận xét này phù hợp với nghiên cứu của các tác giả khác [50], [51], [54], [56], [58], [64]. Điều này chứng tỏ, sự phát triển trí tuệ của học sinh phụ thuộc vào sự tích luỹ kiến thức và phương pháp lao động trí não.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ SỐ SINH HỌC VÀ TRÍ TUỆ CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THCS AN BÌNH VÀ THPT NAM SÁCH II, HUYỆN NAM SÁCH, TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 74 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w