- Tần số tim được xác định vào đầu buổi học, sau khi đối tượng đã nghỉ ngơi ít nhất 15 phút và dùng ống nghe để đo Người đo đặt ống nghe vào ngực
1. Các chỉ số sinh học của học sinh
- Các chỉ số chiều cao đứng, cân nặng, vòng ngực trung bình của học sinh trong nhóm nghiên cứu tăng dần theo tuổi, nhưng tốc độ tăng các chỉ số này không đều ở các độ tuổi, có độ tuổi tăng nhanh, có độ tuổi tăng chậm.
+ Chiều cao đứng của học sinh nam mỗi năm tăng trung bình 4,09 cm, của học sinh nữ mỗi năm tăng trung bình 2,72 cm. Chiều cao đứng của học sinh nam tăng nhanh nhất ở giai đoạn 14 - 16 tuổi, của học sinh nữ ở giai đoạn từ 12 - 14 tuổi. Trong đó, thời điểm tăng trưởng nhảy vọt chiều cao đứng của học sinh nam lúc 14 - 15 tuổi, của học sinh nữ lúc 13 - 14 tuổi. Như vậy, thời điểm tăng trưởng nhảy vọt chiều cao của học sinh nữ đến sớm hơn so với của học sinh nam 1 năm.
+ Cân nặng của học sinh nam mỗi năm tăng trung bình 3,21 kg, của học sinh nữ là 2,26 kg. Cân nặng của học sinh nam tăng nhanh nhất ở giai đoạn 14 - 16 tuổi, của học sinh nữ ở giai đoạn 13 - 15 tuổi. Trong đó, thời điểm tăng trưởng nhảy vọt cân nặng của học sinh nam lúc 15 - 16 tuổi, của học sinh nữ lúc 14 - 15 tuổi.
+ Vòng ngực trung bình của học sinh nam mỗi năm tăng trung bình 2,54 cm, của học sinh nữ là 2,15 cm. Giai đoạn tăng nhanh vòng ngực của học sinh nam là 14 - 16 tuổi và của học sinh nữ là 13 - 15 tuổi. Trong đó, thời điểm tăng trưởng nhảy vọt vòng ngực của học sinh nam là 15 - 16 tuổi, của học sinh nữ là 14 - 15 tuổi. Như vậy, thời điểm tăng trưởng nhảy vọt vòng ngực của học sinh nữ xuất hiện sớm hơn của học sinh nam 1 năm.
+ Chỉ số pignet của học sinh trong giai đoạn 12 -18 tuổi của cả hai giới đều biến đổi theo quy luật chung là giảm dần theo tuổi, do tốc độ tăng chiều cao chậm hơn tốc độ tăng cân nặng và vòng ngực trung bình. Vì vậy, nhìn bề ngoài học sinh nữ đậm đạp hơn so với học sinh nam. Mỗi năm, chỉ số pignet của học sinh nam giảm 1,66 và của học sinh nữ giảm 1,67.
+ Chỉ số BMI của học sinh tăng dần theo tuổi do ở giai đoạn này tốc độ tăng cân nặng của học sinh lớn hơn so với tốc độ tăng chiều cao. Chỉ số BMI của học sinh nam mỗi năm tăng trung bình 0,48 kg/m2, của học sinh nữ tăng 0,36 kg/m2. Tuy nhiên, tốc độ tăng chỉ số BMI của học sinh trong các năm không
đồng đều. Đối chiếu với biểu đồ BMI của CDC, học sinh trong nhóm nghiên cứu có thể trạng hơi gầy và còn có tới 26,88% số học sinh bị suy dinh dưỡng. Tuy nhiên, không có học sinh nào bị béo phì.