Về hoàn thiện các thủ tục kiểm toán cơ bản

Một phần của tài liệu hoàn thiện kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán asc thực hiện (Trang 86 - 92)

Theo VSA 520, “Quy trình phân tích”: “… Thủ tục phân tích là việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm ra những xu hướng, biến động và tìm ra những mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin có liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị dự kiến…”.

Tuy nhiên, Công ty chưa khai thác hết được các thủ tục phân tích. Công ty mới chỉ dừng lại phân tích các biến động số dư HTK qua các năm và phân tích một số tỷ suất như: số vòng luân chuyển HTK, thời gian luân chuyển HTK, tỷ lệ lãi gộp,…đã thực hiện ở phần chuẩn bị kiểm toán. Công ty chưa xây dựng được mô hình dự báo trong phân tích đối với HTK, hay khai thác hiệu quả của việc phân tích các chỉ tiêu phi tài chính.

KTV cần tăng cường sử dụng phân tích các chỉ tiêu phi tài chính như: So sánh số lượng nhân viên kho/diện tích kho với số dư HTK, qua đó KTV có thể phát hiện những biến động bất thường như số dư HTK giảm mạnh trong khi số lượng nhân viên kho tăng lên/diện tích kho được mở rộng… KTV cần rà soát mối quan hệ giữa số dư HTK với số hàng mua trong kỳ, với lượng sản xuất ra và hàng tiêu thụ trong kỳ để đánh giá chính xác hơn hơn về sự thay đổi HTK. Đối với ABC và XYZ, HTK được bố trí ở nhiều kho khác nhau, KTV có thể so sánh giữa số lượng HTK dự trữ trong kho với diện tích có thể chứa của kho đó để phát hiện ra những sai phạm khai tăng hoặc giảm HTK. Khi kiểm toán Công ty XYZ, KTV nên tiến hành phân tích tỉ lệ các chi phí trong tổng chi phí phát sinh, so sánh với số năm trước hoặc một vài năm trước. Bởi việc xác định chi phí sản xuất phát sinh, xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ và tính giá thành sản phẩm thường rất phức tạp, chứa đựng nhiều rủi ro xảy ra sai phạm (cả sai sót và gian lận). Việc phân tích sẽ giúp KTV phát hiện ra dấu

hiệu của sai phạm.

Đồng thời, KTV có thể so sánh giữa số liệu của đơn vị với số trung bình của ngành, kết hợp với các hiểu biết về nền kinh tế và về ngành của khách hàng để đánh giá tính hợp lý, phân tích và giải thích cho các xu hướng, các mối quan hệ. Việc phân tích có thể tiến hành so sánh hàng tồn kho từng tháng, từng quý của năm nay so với cùng kỳ các năm trước hoặc so sánh tỷ trọng hàng tồn kho của từng loại hàng tồn kho giữa các kỳ, các năm liên tiếp để xem xét có biến động bất thường nào không.

Như vậy, có thể thấy việc tăng cường các thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC nói chung và trong kiểm toán HTK nói riêng sẽ giúp KTV có được những nhận định mang tính tổng quát về tính hợp lý chung của HTK, xu hướng biến động của HTK, ... Điều này giúp cho không những hiệu quả kiểm toán được nâng cao mà còn giảm thiểu được chi phí kiểm toán.

2.2.6. Về việc sử dụng ý kiến chuyên gia

Theo VSA 620, “Sử dụng tư liệu của chuyên gia”: “...Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên và công ty kiểm toán có thể thu thập các bằng chứng kiểm toán dưới dạng báo cáo, ý kiến, đánh giá và giải trình của chuyên gia...”.

Việc sử dụng chuyên gia trong các cuộc kiểm toán là rất cần thiết đặc biệt là trong kiểm toán hàng tồn kho bởi lẽ không phải lĩnh vực nào KTV cũng có đủ kiến thức để đánh giá về những hàng tồn kho đặc biệt như vàng, bạc, đá quý, kim khí quý, tác phẩm nghệ thuật, dược phẩm,…Tuy nhiên, tại Công ty TNHH Kiểm toán ASC hiện nay việc sử dụng chuyên gia rất hạn chế, Công ty cần tăng cường thủ tục này khi kiểm toán hàng tồn kho có tính chất đặc biệt.

Để khắc phục những khó khăn mà KTV gặp phải trong quá trình đánh giá giá trị HTK, nâng cao chất lượng kiểm toán, Công ty ASC nên cân nhắc việc sử dụng ý kiến chuyên gia. Đối với Công ty khách hàng ABC, một số đồ điện tử được nhập khẩu rất hiện đại đòi hỏi phải có sự am hiểu sâu sắc về các linh kiện điện tử và công nghệ thông tin thì mới đánh giá chính xác được. Công ty ASC có thể nhờ một số kỹ thuật viên am hiểu về lĩnh vực này và am hiểu về thị trường đồ điện tử để đánh giá HTK của ABC một cách chính xác.

Việc sử dụng ý kiến chuyên gia sẽ cung cấp cho KTV những bằng chứng kiểm toán đặc biệt có độ tin cậy cao về HTK, góp phần nâng cao chất lượng kiểm toán HTK, tạo căn cứ đánh giá giá trị HTK trong kiểm kê và độ tin cậy của số dư HTK cuối kỳ.

Để sử dụng ý kiến của chuyên gia, KTV và công ty kiểm toán cần xác định năng lực chuyên môn của chuyên gia và đánh giá tính khách quan của chuyên gia này. Trường hợp nếu có nghi vấn về năng lực, tính khách quan của chuyên gia thì KTV cần thảo luận lại với Ban giám đốc đơn vị được kiểm toán và xác định liệu có thể xác định liệu có thể thu thập được bằng chứng thích hợp với tư liệu của chuyên gia không. Trong trường hợp này, KTV cần thực hiện các thủ tục bổ sung hoặc thu thập thêm bằng chứng dựa trên tư liệu của chuyên gia khác.

KẾT LUẬN



Trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán ASC, em đã tìm hiểu về quy trình kiểm toán khoản mục HTK của công ty khách hàng. Để hiểu rõ và chi tiết quy trình này được thực hiện như thế nào ở ASC, em đã lấy ví dụ hai khách hàng thực tế mà Công ty kiểm toán, từ đó, rút ra những ưu điểm mà Công ty đạt được trong quy trình kiểm toán khoản mục HTK và những hạn chế mà Công ty còn mắc phải cùng với những giải pháp hoàn thiện.

Phần hành hàng tồn kho là một trong những phần hành quan trọng của các doanh nghiệp. Các khoản mục của hàng tồn kho ảnh hưởng trực tiếp đến Báo cáo tài chính của công ty khách hàng. Vì hàng tồn kho là một khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số tài sản lưu động của doanh nghiệp, hàm chứa rất nhiều các sai phạm trọng yếu ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như tình hình tài chính của doanh nghiệp đó. Chính vì vậy cần phải thận trọng trong việc xây dựng quy trình kiểm toán hàng tồn kho và thực hiện kiểm toán hàng tồn kho.

Do giới hạn về mặt thời gian, nguồn tài liệu cũng như khả năng ý kiến đưa ra chỉ nhằm gợi mở và chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô để bài viết của em được hoàn chỉnh hơn.

Một lần nữa em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo hướng dẫn Thạc sỹ Bùi Thị Minh Hải và các anh chị kiểm toán viên của Công ty TNHH Kiểm toán ASC đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2010 Sinh viên thực hiện

Hoàng Thị Nguyệt Minh

Danh mục các từ viết tắt Danh mục sơ đồ, bảng biểu

LỜI NÓI ĐẦU...1

CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN KIỂM TOÁN ASC THỰC HIỆN...3

1.1. Mục tiêu kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán ASC thực hiện...3

1.2. Đặc điểm kế toán nghiệp vụ hàng tồn kho của khách hàng kiểm toán có ảnh hưởng đến kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán ASC thực hiện...5

1.2.1. Giới thiệu về khách hàng kiểm toán...5

1.2.1.1. Khách hàng ABC...5

1.2.1.2. Khách hàng XYZ...7

1.2.2. Đặc điểm hạch toán kế toán hàng tồn kho của Công ty khách hàng có ảnh hưởng đến kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán ASC thực hiện...8

1.2.2.1. Công ty ABC...8

1.2.2.2. Công ty XYZ...12

1.3. Quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán ASC thực hiện...18

1.3.1. Kiểm toán khoản mục hàng tồn kho tại khách hàng ABC do Công ty trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán ASC thực hiện...18

1.3.1.1. Chuẩn bị kiểm toán...18

1.3.1.3. Kết thúc kiểm toán...37

1.3.2. Kiểm toán khoản mục hàng tồn kho tại khách hàng XYZ do Công ty trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán ASC thực hiện...39

1.3.2.1. Chuẩn bị kiểm toán...39

1.3.2.2. Thực hiện kiểm toán...50

1.3.2.3. Kết thúc kiểm toán...67

1.3.3. So sánh việc thực hiện kiểm toán khoản mục HTK do Công ty trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán ASC thực hiện tại hai khách hàng ABC và XYZ...69

CHƯƠNG 2: NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO

CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN KIỂM TOÁN

ASC THỰC HIỆN...73

2.1. Nhận xét về thực trạng kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán ASC thực hiện...73

2.1.1. Những ưu điểm trong thực tế...73

2.1.2. Những tồn tại...76

2.2. Các giải pháp hoàn thiện kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán ASC thực hiện...79

2.2.1. Về việc đánh giá trọng yếu...79

Qua nghiên cứu thực trạng đánh giá trọng yếu của một số công ty kiểm toán ở Việt Nam, em thấy bước công việc này được một số công ty kiểm toán lớn có tên tuổi thực hiện rất tốt và họ có sử dụng phần mềm chuyên biệt để đánh giá. Ta có thể tham khảo để hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu cho cả hai Công ty khách hàng ABC và XYZ đã nêu ở trên...79

2.2.5. Về hoàn thiện các thủ tục kiểm toán cơ bản...87

KẾT LUẬN...90

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU 

Sơ đồ 1.1: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính...Error: Reference source not found Sơ đồ 1.2: Phương pháp thẻ song song...Error: Reference source not found Sơ đồ 1.3: Hình thức Sổ Nhật ký chung phần hành HTK (Công ty ABC)...Error: Reference source not found LỜI NÓI ĐẦU...1

CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN KIỂM TOÁN ASC THỰC HIỆN...3

1.2.1.1. Khách hàng ABC...5

1.2.1.2. Khách hàng XYZ...7

1.2.2.1. Công ty ABC...8

1.2.2.2. Công ty XYZ...12

1.3.1.3. Kết thúc kiểm toán...37

1.3.2.1. Chuẩn bị kiểm toán...39

1.3.2.2. Thực hiện kiểm toán...50

1.3.2.3. Kết thúc kiểm toán...67

CHƯƠNG 2: NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN KIỂM TOÁN ASC THỰC HIỆN...73

Một phần của tài liệu hoàn thiện kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán asc thực hiện (Trang 86 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w