Những tồn tại

Một phần của tài liệu hoàn thiện kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán asc thực hiện (Trang 75 - 78)

Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Việc phân bổ mức trọng yếu cho khoản mục HTK của ASC cần phải lựa chọn được hệ số đi kèm với từng khoản mục mà công việc trên chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của KTV. Việc phân bổ này cần dựa vào bản chất của khoản mục, rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát được đánh giá cho khoản mục đó. Hơn nữa, việc đánh giá các loại rủi ro đối với khoản mục HTK của khách hàng chủ yếu cũng dựa vào kinh nghiệm và xét đoán của KTV mà không có phương pháp tính toán cụ thể cho phù hợp. Chính vì vậy, kết quả đánh giá chỉ dừng lại ở việc đưa ra mức rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục HTK hay rủi ro kiểm soát đối với HTK của đơn vị theo mức

độ định tính là cao, trung bình hay thấp mà không tính được mức rủi ro chính xác. Đồng thời Công ty chưa có phần mềm thực hiện công việc này làm mất nhiều thời gian, chi phí kiểm toán.

Việc đánh giá HTKSNB của khách hàng đối với HTK được KTV thực hiện thông qua việc phỏng vấn và quan sát trực tiếp để hoàn thiện bảng câu hỏi. Các câu hỏi trong bảng hỏi được thiết kế theo mẫu sẵn nên không linh hoạt đối với các công ty khách hàng khác nhau. Đối với mỗi một khách hàng thì đặc điểm HTK lại khác nhau, do vậy chính sách, quy định về quản lý HTK lại khác nhau mà ASC chỉ dựa vào mẫu sẵn để hỏi thì không khái quát hết được hệ thống kiểm soát của công ty khách hàng đối với HTK. Hơn nữa, câu hỏi được thiết kế trong mẫu sẵn là dạng câu hỏi đóng với các câu trả lời có hay không hay không áp dụng và khách hàng khi trả lời chỉ việc đánh dấu vào ô trả lời. Nếu chỉ dựa vào đó để đánh giá HTKSNB đối với HTK thì không đủ. Vì vậy, hiệu quả công việc đánh giá HTKSNB đối với HTK là chưa đạt hiệu quả cao.

Chương trình kiểm toán đối với chu trình HTK được ASC thiết kế theo mẫu sẵn, tuy có sự linh hoạt trong các cuộc kiểm toán khác nhau nhưng điều này xảy ra ít vì sự eo hẹp về thời gian, đặc biệt trong mùa kiểm toán, khi mà các hợp đồng kiểm toán được thực hiện liên tục.

Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán

Trong việc thực hiện thử nghiệm cơ bản, Công ty chưa khai thác hết được các thủ tục phân tích. Công ty mới chỉ dừng lại phân tích các biến động số dư HTK qua các năm và phân tích một số tỷ suất như: số vòng luân chuyển HTK, Thời gian luân chuyển HTK, tỷ lệ lãi gộp,…đã thực hiện ở bước công việc phân tích sơ bộ số liệu trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán. Công ty chưa xây dựng được các dự báo trong phân tích đối với HTK. Điều này làm giảm hiệu quả của các thủ tục phân tích, làm tăng các thủ tục kiểm tra chi tiết, như vậy làm tăng thời gian và chi phí kiểm toán.

Vấn đề chọn mẫu là vấn đề cũng rất quan trọng trong kiểm toán, do các nghiệp vụ kế toán xảy ra nhiều đối với HTK tại hai khách hàng ABC và XYZ nên KTV không thể kiểm tra tất cả các nghiệp vụ phát sinh mà cần phải kiểm tra trên mẫu

chọn có tính đại diện cao nhất. Hàng tồn kho là khoản mục lớn, xảy ra nhiều nghiệp vụ, chứa đựng nhiều sai phạm. Đặc biệt, đối với hai Công ty ABC và XYZ hàng tồn kho có rất nhiều chủng loại và số lượng lớn nên KTV không thể kiểm tra toàn bộ mà phải chọn mẫu nghiệp vụ để kiểm tra. Tuy nhiên, hiện nay Công ty ASC đang tiến hành chọn mẫu kiểm toán dựa theo kinh nghiệm của KTV. Với cách chọn mẫu này thì KTV có thể tiết kiệm thời gian tuy nhiên không phải bất cứ KTV nào cũng có thể chọn mẫu một cách chính xác được. Chọn mẫu theo kinh nghiệm của KTV mang tính chủ quan do đó cần có những KTV có kinh nghiệm, chuyên môn cao mới có thể chọn mẫu chính xác, mang tính đại diện cao. Công ty chưa thiết kế hay sử dụng một quy trình, phần mềm chọn mẫu nào.

Về sử dụng chuyên gia trong kiểm toán hàng tồn kho: KTV là những người có chuyên môn trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán nhưng trong một số lĩnh vực khác có thể không đủ khả năng để đánh giá một cách chính xác. Trong lĩnh vực HTK, KTV không thể hiểu biết sâu sắc về tất cả các loại HTK của khách hàng do nó rất đa dạng, phong phú và nhiều chủng loại. Giá trị thực và tình trạng của hàng tồn kho KTV có thể không đánh giá chính xác được mà chỉ quan sát được số lượng HTK. Nhiều mặt hàng tồn kho có tính đặc thù đòi hỏi phải có kiến thức chuyên sâu để đánh giá như vàng, kim khí quý, đá quý, khoáng sản,…Thực tiễn trên đòi hỏi phải có sự tư vấn của các chuyên gia trong lĩnh vực đó để xác định đúng giá trị của hàng tồn kho. Tuy nhiên việc sử dụng chuyên gia trong cuộc kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán ASC vẫn còn nhiều hạn chế, hầu như Công ty rất ít sử dụng ý kiến của chuyên gia trong các cuộc kiểm toán, do đó, làm gia tăng rủi ro kiểm toán.

Giai đoạn kết thúc kiểm toán

Nhiều khi trong quá trình thực hiện kiểm toán, các thủ tục chính không thể thực hiện được thì KTV phải sử dụng bổ sung các thủ tục thay thế hiệu quả. Tuy nhiên, Công ty do hạn chế về thời gian kiểm toán nên các thủ tục thay thế không được áp dụng. Chẳng hạn, KTV sử dụng thủ tục gửi thư xác nhận đến bên thứ ba để xác nhận về tính có thật của nghiệp vụ mua hàng, nhưng đến thời điểm kết thúc kiểm toán mà vẫn chưa nhận được thư trả lời thì KTV chỉ thu thập biên bản chuyển phát

nhanh để chứng nhận đã gửi thư đến khách hàng mà không sử dụng thủ tục thay thế. Do vậy, rủi ro kiểm toán có thể tăng lên.

Một phần của tài liệu hoàn thiện kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán asc thực hiện (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w