Chương 5: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Khảo sát quá trình xử lý COD của nước thải thuốc Ampicillin bằng phương pháp Fenton (Trang 94 - 95)

Ưu điểm của quá trình oxi hoá tiên tiến bằng phương pháp Fenton là có thể khoáng hoá hoàn toàn những hợp chất hữu cơ khó hoặc không thể phân huỷ sinh học. Tuy nhiên, để có thể đạt được như vậy thì phải sử dụng một lượng hoá chất lớn, đồng thời cũng tạo ra một lượng bùn lớn gây tốn kém cho công việc thu gom và xử lý.

Mục đích của đề tài này là sử dụng một lượng hoá chất thấp nhất để phân huỷ một phần kháng sinh sao cho đạt được hiệu suất có thể chấp nhận được là từ 70 – 80%. Sau giai đoạn xử lý hoá học này, nước thải sẽ được xử lý tiếp bằng một phương

pháp sinh học nào đó. Điều này cần phải có một thời gian nữa để nghiên cứu bằng thực nghiệm.

Sau khi đã trình bày những kết quả trên, có thể kết luận rằng thí nghiệm 2 là có hiệu quả về mặt kinh tế. Với pH trước khi xử lý là 3,5 thì việc dùng dd H2SO4 để điều chỉnh ít tốn kém hơn so với pH = 3 mà hiệu suất cũng tương đối cao 80,27% sau 1 giờ phản ứng. Điều này sẽ giảm chi phí để xây dựng các bể phản ứng. Với hiệu suất 93,33% ở thí nghiệm 1 thì hiệu suất này tuy cao nhưng phải mất một thời gian phản ứng là 2 giờ mới đạt được hiệu suất trên. Như vậy phải tốn một khoản chi phí lớn để xây dựng các bể lưu nước cho 2 giờ. Ở các thí nghiệm còn lại, tuy hiệu suất rất cao nhưng chi phí sử dụng hoá chất tốn kém nên không hiệu quả về mặt kinh tế.

Tóm lại, trong thời đại ngày nay ngày càng xuất hiện nhiều loại bệnh nguy hiểm. Và kháng sinh hiện vẫn là một trong những loại thuốc được sử dụng phổ biến trong công tác điều trị bệnh. Hiện tượng kháng kháng sinh đã trở thành một nguy cơ lớn đối với sức khoẻ của con người. Vì vậy, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ xử lý thuốc kháng sinh, loại nó ra khỏi môi trường là điều vô cùng cấp bách.

Một phần của tài liệu Khảo sát quá trình xử lý COD của nước thải thuốc Ampicillin bằng phương pháp Fenton (Trang 94 - 95)