Sự phát triển của khả năng kháng kháng sinh của vi khuẩn

Một phần của tài liệu Khảo sát quá trình xử lý COD của nước thải thuốc Ampicillin bằng phương pháp Fenton (Trang 35 - 38)

a. Đột biến nhiễm sắc thể

2.5.5Sự phát triển của khả năng kháng kháng sinh của vi khuẩn

Điều ảnh hưởng nghiêm trọng và gây ra nguy cơ nhiều nhất của hiện tượng kháng kháng sinh là sự phát triển rộng rãi của khả năng kháng kháng sinh từ loài vi khuẩn này đến loài vi khuẩn khác, thậm chí trong nhiều trường hợp khả năng trên được lan truyền từ vi khuẩn không gây bệnh sang vi khuẩn gây bệnh. Mối nguy cơ kháng kháng sinh đang được quan tâm đối với môi trường của các cá thể như bệnh viện, nhà máy dược phẩm,… và cũng được quan tâm trong môi trường nước như trong hệ thống xử lý nước thải. Sự kháng với các tác nhân beta – lactam được quan sát giữa vi khuẩn Klebsiella pneumoniae và E. coli trong bệnh viện ở Pháp, với kết quả quan sát sự kém nhạy cảm của E. coli với cefotaxim. Ba loại beta – lactamas được xác định là trung gian hình thành khả năng kháng với cefotaxim và các penicillin và các nhóm cephalosporin khác. Như vậy, cácnhóm beta – lactam này là những nhóm có hoạt phổ rộng.

Chúng ta nhận thấy rõ ràng rằng cơ thể của mỗi thành viên trong cộng đồng có thể là nơi chứa đựng các vi khuẩn hội sinh có gen kháng kháng sinh. Điều này có thể gây khó khăn rất lớn khi điều trị các bệnh về nhiễm khuẩn bởi vì sự lan tràn các vi khuẩn gây bệnh được nhận những gen kháng thuốc từ những vi khuẩn không gây bệnh trong cơ thể. Đối với vi khuẩn Gram - âm, khả năng kháng là phổ biến cho bởi dạng trung gian TEM 1 beta – lactamas, dạng trung gian này chiếm hơn 80%

trong tất cả các plasmid trung gian. Tại Edinburgh, thuộc nước Anh, khả năng kháng kháng sinh được theo dõi trong cơ thể con người, bao gồm khả năng kháng với ampicillin. Plasmid chứa dạng Tem 1 beta – lactamas đựơc mã hoá thông tin và được xem xét trong cộng đồng và người ta tin rằng nó là thủ phạm của những enzyme beta – lactamas hoatï phổ rộng.

2.5.6 Kết luận

Qua những kết quả nghiên cứu trên đây cho thấy sự hiện diện của kháng sinh cũng như những dược phẩm và các sản phẩm chăm sóc sức khoẻ con người khác trong môi trường gây ra những tác động nghiêm trọng đến hệ sinh thái và cuộc sống của con người. Kháng sinh là nhóm hợp chất đặc biết gây ra những ảnh hưởng xấu bởi vì khả năng của chúng có thể tạo thành t ính chất kháng kháng sinh của cộng đồng vi sinh vật. Kháng sinh xâm nhập vào môi trường từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm theo các dòng chảy từ các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt và các công ty dược phẩm, thất thoát từ các quá trình chăn nuôi, từ các chất thải của con người và động vật chứa kháng sinh. Tuy nhiên nồng độ kháng sinh không chỉ giới hạn trong môi trường nước tự nhiên. Những phát hiện gần đây cho thấy đã phân tích một số nồng độ của một số kháng sinh trong nước cấp. Điều đó cho chúng ta thấy khả năng tồn tại và lan truỳên rộng rãi của kháng sinh

Điều đáng lo ngại nhất là các vi khuẩn kháng kháng sinh khi xâm nhập vào môi trường có thể lan truyền các mã di truyền kháng kháng sinh đến cộng đồng vi khuẩn, kết quả là sự thay đổi tính chất kháng kháng sinh của vi khuẩn trong môi trường tự nhiên có thể làm rối loạn hệ sinh thái và sẽ là hiểm hoạ đối với sức khoẻ con người. Ví dụ, khi con người có vết thương lập tức vết thương đó sẽ là mục tiêu tấn công của các loại vi khuẩn, khi các vi khuẩn kháng kháng sinh xâm nhập vào

thì khả năng điều trị bằng các loại kháng sinh sẽ rất khó khăn và đôi khi không mang lại kết quả như mong muốn và khả năng có thể gây tử vong.

Hiện nay, các bệnh nhiễm khuẩn vẫn là căn nguyên hàng đầu gây tử vong, hàng năm cướp đi sinh mạng khoảng 17 triệu người. Nhưng đến nay sự khởi phát tiềm tàng và tiến triển không ngừng của các vi khuẩn kháng thuốc đã trở thành mối lo ngại về vấn đề môi trường cũng như sức khoẻ của cộng đồng. Việc xử lý để loại bỏ kháng sinh trong nước thải trở thành vấn đề cấp thiết.

Chương 3: TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Một phần của tài liệu Khảo sát quá trình xử lý COD của nước thải thuốc Ampicillin bằng phương pháp Fenton (Trang 35 - 38)