Các phương pháp oxi hoá tiên tiến (AOPs) 1 Giới thiệu chung

Một phần của tài liệu Khảo sát quá trình xử lý COD của nước thải thuốc Ampicillin bằng phương pháp Fenton (Trang 43 - 44)

d. Phương pháp khử hoá học

3.2Các phương pháp oxi hoá tiên tiến (AOPs) 1 Giới thiệu chung

3.2.1 Giới thiệu chung

Một trong những công nghệ cao nổi lên trong thời gian gần đây là công nghệ phân huỷ khoáng hoá chất ô nhiễm hữu cơ trong nước và nước thải dựa trên các quá trình oxi hoá nâng cao (Advanced Oxidation Processes – AOPs). Các quá trình oxi hoá nâng cao được định nghĩa là những quá trình phân huỷ oxi hoá dựa vào gốc tự do hoạt động hydroxyl *OH được tạo ra in situ ngay trong quá trình xử lý. Gốc hydroxyl là một tác nhân oxi hoá mạnh nhất trong số các tác nhân oxi hoá được biết từ trước đến nay, có khả năng phân huỷ oxi hoá không lựa chọn mọi hợp chất hữu cơ , dù là loại khó phân huỷ nhất, biến chúng thành những hợp chất vô cơ (còn gọi là khoáng hoá) không độc hại như CO2, H2O, các axit vô cơ,… Từ những tác nhân oxi hoá thông thường như hydrogen peroxit, ozon, có thể nâng cao khả năng oxi hoá của chúng bằng các phản ứng hoá học khác nhau để tạo ra gốc hydroxyl, thực hiện quá trình oxi hoá gián tiếp thông qua gốc hydroxyl, vì vậy các quá trình này được gọi là các quá trình oxi hoá nâng cao hy gọi tắt là các quá trình oxi hoá nâng cao (Advanced Oxidation Processes – AOPs).

Các quá trình oxi hoá nâng cao đã nổi lên những năm gần đây như là một loại công nghệ cao có tầm quan trọng trong việc đẩy mạnh quá trình oxi hoá, giúp

phân huỷ nhiều lọi chất hữu cơ ô nhiễm khác nhau trong nước và không khí. Các quá trình oxi hoá nâng cao rất thích hợp và đạt hiệu quả cao để phân huỷ các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ (POPs) như hydrocacbon halogen hoá (trihalometan – THM, tricloroetan, tricloroetylen,…), các hydrocacbon aromatic (benzen, toluen, etylbenzen, xylen – BTEX), polyclorbiphenyl (PCB), nitrophenol, các hoá chất bảo vệ thực vật, dioxin và furan, thuốc nhuộm, các chất hoạt động bề mặt…

Ngoài ra, do tac dụng oxi hoá cực mạnh của chúng so với các tác nhân diệt khuẩn truyền thống (các hợp chất của clo) nên các gốc hydroxyl ngoài khả năng tiêu diệt triệt để các vi khuẩn thông thường như Escherichia coli, Coliform còn diệt được các loại tế bào vi khuẩn và virus gây bệnh mà clo không thể diệt nổi như Campylobacter, Yersina, Mycobacteria, Nigionella, Cryptosporidium,… Mặt khác,

Một phần của tài liệu Khảo sát quá trình xử lý COD của nước thải thuốc Ampicillin bằng phương pháp Fenton (Trang 43 - 44)