Một số giải pháp giải quyết việc làm nghề cho người dân khu vực 9, phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn

Một phần của tài liệu Luận văn: Khảo sát vấn đề việc làm của người dân ở khu vực 9, Phường Đống Đa, Thành phố Quy Nhơn (Trang 60 - 66)

THÀNH PHỐ QUY NH ƠN

3.3Một số giải pháp giải quyết việc làm nghề cho người dân khu vực 9, phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn

phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn

Vấn đề giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất cho các dự án phát triển kinh tế - xã hội nói chung và các dự án phát triển công nghiệp nói riêng là một vấn đề khó, vì vậy

cần phải thực hiện đúng những quan điểm nhất quán để quá trình phát triển này thực sự mang lại lợi ích thiết thực nhất cho người dân.

Sau đây là những quan điểm giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất:

Giải quyết việc làm cho người bị thu hồi đất phải trên quan điểm toàn diện, bình đẳng và phát triển bền vững.

Tính toàn diện được thể hiện: Đối với mỗi dự án thu hồi đất (bất kể phục vụ cho mục đích gì), các cấp chính quyền cần phối hợp với chủ đầu tư thông báo kế hoạch cụ thể, công khai, minh bạch cho người dân, nơi có đất bị thu hồi. Tránh tình trạng kế hoạch mập mờ về thời gian, phạm vi quy hoạch; giá cả đền bù không rõ ràng…

Tính bình đẳng được thể hiện: Giá đền bù phải tuân thủ nguyên tắc thị trường và đảm bảo nơi ở mới có điều kiện tối thiểu bằng nơi ở cũ. Tránh tình trạng lợi dụng danh nghĩa Nhà nước để ép giá đền bù hoặc lừa dân để có giá chênh lệch cao, sau đó chuyển nhượng dự án kiếm lời. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những khiếu kiện về đất trong thời gian qua.

Tính bền vững thể hiện: Không chỉ có giá đền bù thoả đáng theo thị trường, mà còn cần tạo điều kiện cho người dân bảo đảm được cuộc sống sau này, bằng cách tạo việc làm mới để người dân có thu nhập thường xuyên, duy trì được cuộc sống hàng ngày. Tránh tình trạng ở nhiều địa phương, người dân sau khi nhận tiền đền bù, tiêu hết vào việc xây nhà, sắm s ửa đồ đạc, thậm chí dư giả thì ăn tiêu, cờ bạc. Sau khi tiêu hết tiền thì lại rơi vào cảnh thất nghiệp, thậm chí thiếu ăn.

Xác định đúng tầm quan trọng của công tác này với sự tham gia của cả các cấp chính quyền (nơi có đất bị thu hồi), chủ đầu tư (doanh nghiệp nhận đất) và người dân có đất bị thu hồi.

Lâu nay, đối với các dự án thu hồi đất, thường chỉ chú ý đến việc đền bù (tính toán giá đất bị thu hồi), lo địa điểm tái định cư, mà ít chú ý đến giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất. Có chăng, ở đâu đó có chú ý đến việc

này, thì trách nhiệm cũng dồn cả lên vai cấp chính quyền, nơi có đất bị thu hồi. Còn doanh nghiệp được nhận đất chỉ cần lo đủ số tiền đền bù theo quy định (nhiều khi còn được Nhà nước hỗ trợ), là hết trách nhiệm.

Quan niệm này cần được thay đổi. Trách nhiệm của doanh nghiệp nhận đất sẽ phải được thể chế hoá thành những quy định cụ thể. Ngoài ra, những người dân có đất bị thu hồi, ở một mức độ nào đó cũng phải chủ động tìm việc, tự tạo cho mình những công việc thích hợp trong tương lai, khi mà đất canh tác bị thu hẹp, để phục vụ cho những mục đích phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.

Kết hợp đồng bộ nhiều giải pháp tạo việc làm, trong cả nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ;

Hiện trạng nông thôn Việt Nam, ở nhiều vùng quê đang thiếu việc làm, chưa kể đến những địa phương có đất bị thu hồi cho mục đích phát triển kinh tế - xã hội khác, thì nguy cơ thiếu việc làm càng trầm trọng hơn, nếu chỉ nhìn vào quỹ đất để phát triển nông nghiệp. Chính vì vậy, cùng với việc tạo thêm việc làm trong nông nghiệp, như tăng vụ, phát triển chăn nuôi, trồng trọt các giống cây con mới, cần tạo việc làm ở những lĩnh vực khác như công nghiệp, dịch vụ (tham gia vào các dự án có sử dụng đất tại địa phương) và phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp khác, kể cả thị trường xuất khẩu lao động.

Dựa vào tình hình thực tế của cộng đồng khu vực 9, bản thân người nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho người dân như sau:

 Nhóm giải pháp đối với chính quyền địa phương và chủ đầu tư các dự án

 Chính quyền địa phương cần có sự khảo sát lại một cách toàn diện tình hình đời sống của người dân, đặc biệt là trong vấn đề việc làm. Từ đó đánh giá chính xác hơn về thưc trạng đời sống người dân để đề ra và thực hiện các giải pháp giải quyết việc làm cho người dân.

 Chính quyền cần có sự quan tâm sâu sát hơn nữa đến đời sống người dân sau khi quy hoạch đất đai, tạo điều kiện thuận lợi cũng như thường xuyên thăm hỏi để gắn kết mối quan hệ giữa hai phía.

 Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân tiếp cận với nguồn vốn để phát triển sản xuất hay chuyển đổi nghề nghiệp. Vốn đang là khó khăn cũng như nhu cầu lớn nhất của người dân, có đến 44.4% tỉ lệ người dân trong cộng đồng đang gặp khó khăn về vốn. Đồng thời song song với việc cho vay vốn chính quyền địa phương cần lập ra một tổ chuyên trách việc hướng dẫn cho người dân cách để sử dụng nguồn vốn một cách hợp lý và hiệu quả. Lẽ ra đây là việc cần phải thực hiện ngay từ khi mới thực hiện dự án để người dân sử dụng có hiệu quả khoảng tiền đền bù của mình, nhưng trong tình trạng người dân thiếu việc làm nghiêm trọng như hiện nay thì công tác này vẫn vô cùng cần thiết.

 Gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm. Nhu cầu lớn nhất hiện tại của người dân là được đào tạo nghề, vì vậy giải pháp tối ưu nhất là đào tạo nghề cho người dân,việc đào tạo nghề cần có sự chuẩn bị kĩ càng, cần tổ chức nhiều cuộc họp để người dân nói lên những nhu cầu, nguyện vọng của mình, đồng thời có sự phân tích của cán bộ địa phương để người dân hiểu rõ hơn về nghề nghiệp mà họ chọn, nhu cầu của các công ty doanh nghiệp về ngành nghề đó hiện nay, đồng thời phân tích rõ xu hướng phát triển các ngành nghề trong tương lai của khu vực, định hướng cho họ chọn được ngành nghề muốn học, và cuối cùng dựa trên những kết quả ấy chính quyền tổ chức đào tạo nghề cho người dân. Điều đặc biệt quan trọng là cần phải chú ý đến đầu ra của việc đào tạo nghề, cần phải có sự liên kết chặt chẽ với các công ti, xí nghiệp... không nên để xảy ra tình trạng đào tạo xong nhưng người dân lại không tìm được việc làm, lâu dần các kiến thức kĩ năng bị mai một. Không áp đặt việc dạy nghề cho người dân hay chỉ làm việc này một cách hình thức nếu không sẽ không mang lại hiệu quả mà còn tiêu hao về thời gian và tiền bạc.

 Việc đào tạo nghề cho người dân cần phải có sự kiểm tra đôn đốc thường xuyên và kiểm định chất lượng đào tạo nghề mỗi đọt cuối khóa.

 Việc đào tạo nghề không chỉ là trách nhiệm của chính quyền địa phương và người dân mà nó còn bao gồm cả các chủ đầu tư các dự án xây dựng trên địa bàn.

 Chính quyền địa phương tìm kiếm việc làm và giới thiệu cho người dân. Người nông dân ở khu vực 9 có trình độ dân trí khá thấp vì vậy khả năng linh động trong việc tìm kiếm việc làm còn kém, vì vậy chính quyền cần có chính sách tìm kiếm việc làm và giới thiệu cho người dân.

 Chính quyền địa phương giới thiệu cho người dân tham gia vào các sàn giao dịch việc làm hay các trung tâm giới thiệu việc làm để họ có thể tự đi, tự chọn lấy ngành nghề cho mình. Bên cạnh đó khuyến khích các trung tâm giới thiệu việc chú ý đến cả đầu vào là người lao động, đưa thông tin về việc làm đến vơi người lao động thông qua xã phường.

 Hiện nay trên địa bàn phường Đống Đa chưa có một trung tâm giới thiệu việc làm nào, việc xây dựng ngay từ bây giờ là cần thiết cho cả hiện tại và tương lai.

 Chính quyền địa phương khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp đầu tư tạo việc làm cho người lao động. Nếu ngay tại địa phương có các công ty, xí nghiệp thì sẽ giải quyết một cách rất hiệu quả cho tình trạng thất nghiệp hiện nay của người dân.

 Các chủ đầu tư dự án trên khu vực này cần tạo cơ hội tốt nhất để giải quyết việc làm cho người dân nơi đây.

 Nhóm giải pháp từ chính cộng đồng

 Người dân cần ý thức được rằng bản thân họ là chủ thể trong việc giải quyết việc làm của chính mình, không nên ỷ lại, trông chờ hay đỗ lỗi hoàn toàn cho chính quyền đại phương. Bản thân cộng đồng là yếu tố quan trọng nhất đề giải quyết vấn đề việc làm của chính mình. Ý thức được vấn đề này người dân sẽ chủ động và tích cực hơn trong việc tìm kiếm việc làm.

 Người dân cần linh hoạt hơn trong việc tìm kiếm việc làm. Người dân cần tiếp cận việc làm không chỉ bằng phương pháp truyền thống là thông qua

người giới thiệu, mà cạn phải chủ động hơn nữa bằng việc tìm hiểu các thông tin về việc làm, tuyển dụng thông qua báo chí, internet, thông qua trung tâm giới thiệu việc làm, các sàn giao dịch việc làm... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Bản thân người lao động trong khu vực 9, cần chủ động nắm bắt thông tin để có điều kiện tham gia đào tạo đúng với nhu cầu của những ngành nghề mà địa phương đang cần. Từ đó vẫn chuyển đổi được nghề nghiệp mà không phải xa quê hương, đúng với chủ trương “Ly nông bất ly hương” mà Nhà nước ta hiện đang triển khai.

 Hiện nay trình độ học vấn của người dân trên khu vực còn thấp vì thế cần tích cực học tập để nâng cao trình độ, đây chính là chìa khóa quan trọng nhất để giải quyết vấn đề việc làm cho người dân ở đây.

Trên đây là những giải pháp bản thân nhà nghiên cứu đề ra để giải quyết vấn đề việc làm cho người dân khu vực 9, phường Đống Đa, trong đó có đề ra nhóm giải pháp cho chính quyền địa phương và các chủ đầu tư dự án cùng nhóm giải pháp cho cộng đồng, trong quá trình thực hiện các giải pháp này cần có sự phối hợp chặt chẽ từ cả ba phía mới có thể giải quyết vấn đề việc làm hiện nay ở khu vực này một cách hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu Luận văn: Khảo sát vấn đề việc làm của người dân ở khu vực 9, Phường Đống Đa, Thành phố Quy Nhơn (Trang 60 - 66)