Chương 2: THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI DÂN KHU VỰC 9, PHƯỜNG ĐỐNG ĐA , TH ÀNH PHỐ QUY NH ƠN
2.2.2.6 Sự phân công lao động theo giớ
Sự phân công lao động theo giới trong gia đình của người dân được thể hiện qua bảng sau:
B ảng 8: Lao động chính trong gia đình
Lao động chính Số lượng Tỉ lệ (% )
Nam 49 54.4
Nữ 9 10
Cả nam và nữ 32 35.6
Tổng 90 100
Như bảng số liệu đã thể hiện, ta thấy ở khu vực này, lao động chính trong các gia đình là nam chiếm tỉ lệ cao nhất 54.4%, trong khi tỉ lệ nữ làm lao động chính chiếm tỉ lệ thấp (10%), bên cạnh đó cũng có một tỉ lệ lớn nữ giới cùng với nam giới làm lao động chính của gia đình (35.6%). Điều này hoàn toàn phù hợp với xu thế hiện nay của nước ta là mặc dù đa số trong các gia đình Việt Nam người nam vẫn là trụ cột chính, nhưng với định hướng phát triển bình đẳng thì vai trò của phụ nữ ngày càng được nâng cao và được xã hội công nhận. Như vậy, việc tạo ra xu hướng bình đẳng về giới trong lao động sẽ góp phần nâng cao cơ hội tăng thu nhập cho gia đình, người phụ nữ ngày càng chủ động hơn chứ không chỉ trông chờ vào người đàn ông trong gia đình.
2.2.2.7 Thu nhập
Quá trình đô thị hóa là nhằm phục vụ cho quá trình phát triển chung của một khu vực rộng lớn, hay để nhằm khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên của đất nước. Đô thị hóa đồng nghĩa với việc con người đang sinh sống ở khu vực đang sẽ là người đô thị. Tuy nhiên một thực trạng đang diễn ra ở khu vực 9, phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn là người dân đô thị thất nghiệp, đời sống kinh tế rơi vào hoàn cảnh vô vùng khó khăn.
Để thấy rõ hơn về sự khó khăn đó của người dân ở khu vự này ta xét bảng phân tích số liệu thống kê sau:
B ảng 17: Những thay đổi của đời sống gia đình người dân sau khi dự án quy hoạch đất đai được tiến hành
Sự thay đổi Số lượng Tỉ lệ (% )
Được nâng cao 4 4.4
Bình thường 32 35.6
Khó khăn hơn 54 60
Tổng 90 100
Qua bảng trên ta thấy sau khi quy hoạch đất đai tình hình đời sống không những không được nâng cao lên mà thậm chí có tới 60% người dân rơi vào hoàn cảnh khó khăn hơn trước. Có 35.6% người dân vẫn giữ được sự ổn định của kinh tế gia đình. Như vậy ta thấy công tác ổn định đời sống cho nhân dân khi quy hoạch đất đai để đô thị hóa chưa được thực hiện có hiệu quả, thiếu tính đồng bộ và không toàn diện, dẫn đến đời sống người dân ngày càng khó khăn.
Trong tình hình kinh tế hiện nay, giá cả hàng hóa tăng cao và tất cá các dịch vụ đều tăng giá thì với đời sống của các gia đình s ống ở khu vực thành phố có rất nhiều các khoảng phải chi tiêu: cho bữa ăn hàng ngày của gia đình, các vật dụng trong gia đình, các khoảng vệ sinh môi trường, điện, nước, hoạt động vui chơi – giải trí … thì mỗi tháng một gia đình không có con đi học xa phải chi ra tối thiểu khoảng 2.5 triệu. Nhưng nếu không có việc thì không có thu nhập, hay công việc không ổn định thì thu nhập sẽ không cao, thì tất yếu đời sống gia đình sẽ rơi vào bần cùng, thậm chí nợ nần chồng chất.
Những căn nhà đổ nát, tạm bợ
Về thu nhập của người dân ở khu vực 9, phường Đống Đa được thể hiện rất rõ qua bảng sau:
B ảng 13: Thu nhập bình quân cá nhân hàng tháng
Thu nhập bình quân Số lượng Tỉ lệ (% )
Dưới 260 ngàn đồng 17 19
Từ 260 - <1 triệu đồng 20 22.2
Từ 1 triệu - <2.5 triệu đồng 41 45.6
Trên 2.5 triệu đồng 12 13.2
Tổng 90 100
Kết quả cho thấy có 45.6% người dân có thu nhập từ 1 triệu - <2.5 triệu cho thấy rõ về tình hình đời sống khó khăn của người dân ở đây, đây không phải là khoảng thu nhập quá thấp nhưng so với cuộc sống ở đô thị thì không thể nào đáp ứng được cho sinh hoạt hàng ngày của một hộ gia đình.
Thu nhập từ 260.000 -< 1 triệu đồng cũng chiếm tỉ lệ 22.2%, thậm chí có đến 19% người dân có thu nhập dưới 260.000 đồng, đây thực sự là mức thu nhập quá thấp để gia đình có thể tồn tại ở đô thị, và các hộ này thường rơi vào ngưỡng cận nghèo hay nghèo. Nhận định này càng có cơ sở hơn khi có đến 65.6% hộ có mức thu nhập không đủ chi tiêu cho cuộc sống gia đình
B ảng 15: Chi tiêu cho cuộc sống gia đình
Chi tiêu cho cuộc sống Số lượng Tỉ lệ (% )
Dư 2 2.2
Vừa đủ 29 32.2
Thiếu 59 65.6
Tổng 90 100
Qua bảng 24 – phần phụ lục ta nhận thấy nam giới có thu nhập tương đối cao hơn so với nữ. Ở mức thu nhập thấp nhất là dưới 260.000đồng thì nam chiếm 13% trong khi nữ chiếm 25%. Ở mức thu nhập cao nhất là trên 2.5 triệu đồng, thì nam chiếm tỉ lệ cao hơn với 17.4% và ở nữ là 9.1%.
Ngoài ra xét trên một phương diện khác thì thu nhập của người dân có mối quan hệ rất lớn với trình độ học vấn của họ, để nhận thức rõ được điều đó thì ta tiến hành nhận xét mối tương quan giữa trình độ học vấn và thu nhập của người dân địa phương qua bảng 31 – phần phụ lục.
Qua bảng tương quan ta thấy ở trình độ học vấn TCCN – CĐ – ĐH người dân đã có thu nhập từ 1 triệu trở lên, cụ thể thu nhập từ 1triệu -<2.5 triệu là 25% và trên 2.5 triệu là 75%. Ở bậc học thấp hơn thì đa số người dân nằm trong mức thu nhập từ 260.000 -<2.5 triệu, cụ thể như ở bậc học trung học phổ thông thì có 52.4% người dân có thu nhập từ 1 triệu đến dưới 2.5 triệu, bậc trung học cơ sở có 50% người dân có thu nhập từ 260.000 -<2.5 triệu và đối với người dân mù chữ thì có 60% người dân có thu nhập từ 1 triệu đến dưới 2.5 triệu.
Qua bảng tương quan ta thấy ở trình độ học vấn có vai trò rất lớn trong việc điều chỉnh mức thu nhập hàng tháng của người lao động. Và ở các bậc học càng cao thì thu nhập của người dân càng cao và tỉ lệ người dân có mức thu nhập dưới 1 triệu đồng giảm theo từng bậc học cao hơn, điều đó là hoàn toàn hợp lý.