Nghề nghiệp của người dân trước và sau khi quy hoạch đất đai phục vụ quá trình đô thị hóa

Một phần của tài liệu Luận văn: Khảo sát vấn đề việc làm của người dân ở khu vực 9, Phường Đống Đa, Thành phố Quy Nhơn (Trang 35 - 40)

Chương 2: THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI DÂN KHU VỰC 9, PHƯỜNG ĐỐNG ĐA , TH ÀNH PHỐ QUY NH ƠN

2.2.2.1Nghề nghiệp của người dân trước và sau khi quy hoạch đất đai phục vụ quá trình đô thị hóa

phục vụ quá trình đô thị hóa

Ta có bảng thống kê số liệu điều tra về nghề nghiệp trước đây và hiện tại của người dân như sau:

Bảng 9: Công việc chính của người dân trước và sau khi quy hoạch đất đai Nghề nghiệp Trước đây B ây giờ

Tổng ý kiến Tỉ lệ(%) Tổng ý kiến Tỉ lệ(%) Không có việc làm ổn định 3 3.3 41 45.6 Công chức nhà nước 2 2.2 1 1.1 Buôn bán, dịch vụ 5 5.6 7 7.8 Công nhân 4 4.4 25 27.8 Nghề muối 62 69 0 0 Nghề biển 9 10 10 11.1 Thợ sơn 1 1.1 0 0 Nghề may 4 4.4 4 4.4 Làm tóc 0 0 1 1.1 Bảo vệ 0 0 1 1.1 Tổng 90 100 90 100

Qua bảng số liệu trên ta thấy có một sự thay đổi rất lớn trong cơ cấu ngành nghề của người dân ở khu vực này.

Trước đây, khi chưa quy hoạch đất đai thì nghề muối (hay còn gọi là diêm nghiệp) chiếm tỉ lệ chủ yếu 69%, tiếp theo là nghề biển, nuôi trồng thủy hải sản, làm bờ chiếm tỉ lệ 10%. Việc sản xuất muối đòi hỏi người dân hoạt động chủ yếu với công cụ lao động chính là ruộng muối, và nó sẽ được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Điều đó cũng góp phần giải thích vì sao trình độ học vấn của người dân ở khu vực là khá thấp. Với hoạt động sản xuất này người dân dựa vào kinh nghiệm là chủ yếu, các yếu tố khoa học ít được quan tâm và chú trọng, nên với tính chất nghề nghiệp như vậy không đòi hỏi người dân phải có trình độ cao, chỉ cần biết đọc biết viết là được, đã khiến cho không ít các bậc phụ huynh cho con em mình nghỉ học để đi làm muối với họ, kéo theo đó là cả một hệ quả to lớn về sau.

Hiện tại, số người dân không có việc làm chiếm tỉ lệ lớn nhất (45.6%), tiếp theo là làm công nhân chiếm tỉ lệ 27.8%. Điều đó cho thấy biến đổi lớn trong cơ cấu việc làm của người dân nơi đây. Từ chỉ có 3.3% tỉ lệ người dân không có việc làm ổn định khi chưa quy hoạch đất đai tăng lên tới 45.6% sau khi đã tiến hành quy hoách đất đai, cho thấy vấn đề việc làm tạo thu nhập ổn định đang là khó khăn lớn nhất của người dân. Họ bắt đầu chuyển sang các ngành nghề khác như làm công nhân 27.8% hay nghề biển 11.1% (nghề này tăng lên rất ít), những nghề này đều là những nghề nặng nhọc và thu nhập thì không cao, trong đó công nhân là nghề nghiệp được người dân lựa chọn nhiều nhất vì không đòi hỏi trình độ quá cao, hiển nhiên khu công nghiệp Phú Tài là khu vực thu hút nhiều nhất lượng công nhân trên địa bàn này, nhưng vẫn không thể giải quyết hết được tỉ lệ lao động thất nghiệp ở đây và cũng vì địa điểm làm việc quá xa nên một phần người dân không tham gia được. Trong khi tình hình giá cả thị trường hiện nay đang tăng đột biến thì để có một cuộc sống ổn định là điều không dễ dàng.

Quán nước mía tạm bợ tăng thêm thu nhập cho gia đình

Thực tế cho thấy với trình độ thấp thì việc tìm kiếm được những công việc có thu nhập cao ổn định là rất khó. Vì thế người dân lựa chọn những công việc không đòi hỏi trình độ học vấn cao. Qua tìm hiểu thì đa số phụ nữ không có việc làm ổn định ở khu vực này thường ở nhà, ban đêm đi nhặt “ve chai” hay có ai mướn gì thì làm nấy, còn đàn ông thì họ thường tập trung ở các khu chợ để làm nghề khuân vác mướn hay chạy xe ôm. Những nghề này đều là nghề nặng nhọc, nguy hiểm, thu nhập lại thấp nên không mang lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định.

Ta thấy có sự khác biệt về nghề nghiệp ở các độ tuổi. Trong độ tuổi trên 60 thì đa số người dân ở trong tình trạng không có việc làm chiếm 93.8%, còn lại họ tổ chức buôn bán nhỏ như bán nước mía, bán bán xèo, tạp hóa nhỏ. Điều này cũng phù hợp với tình trạng độ tuổi và sức khỏe của họ. Còn ở độ tuổi từ 18 – 30 tuổi thì nghề nghiệp chủ yếu là công nhân và tình trạng thất nghiệp chiếm tỉ lệ thấp nhất ở các độ tuổi. Ở độ tuổi từ 31 – 45 thì tỉ lệ người dân làm công nhân vẫn là chủ yếu, tuy nhiên nghề biển cũng được lựa chọn nhiều chiếm 18.2%, tỉ lệ lao động không có việc làm ổn định chiếm tỉ lệ cao hơn lứa tuổi trước với tỉ lệ 31.8%. Ở độ tuổi 46 – 60 thì công nhân vẫn là nghề chiếm tỉ lệ cao nhất (29.4%), nghề biển cũng được người dân chọn nhiều với tỉ lệ 14.8%, và tỉ lệ lao động thất nghiệp chiếm tỉ lệ cao hơn sao với hai lứa tuổi trước.

Ở độ tuổi 18 – 30 nghề nghiệp chính ở độ tuổi này là công nhân chiếm tỉ lệ 44.3%, đây là một lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với người lao động ở độ tuổi này, vẫn còn một tỉ lệ không nhỏ là 27.8% người dân chưa có việc làm ổn định. Điều đáng nói ở đây là ở độ tuổi này họ vẫn đang là độ tuổi thanh niên, là những người năng động và còn dồi dào sức khỏe nhất thì trình độ học vấn của họ lại không cao nên vấn đề việc làm đối với họ vẫn rất khó khăn.

Ở độ tuổi 31 – 45 tuổi thì nghề nghiệp chính vẫn là công nhân, tuy nhiên tỉ lệ này so với lứa tuổi 18 – 30 thì ít hơn. Ở độ tuổi này thì các doanh nghiệp hay công ty cũng phần nào đó hạn chế nhận vào làm việc mà họ sẽ ưu tiên cho lượng lao động có tuổi đời trẻ hơn. Như vậy so với lứa tuổi trước thì cơ hội việc làm của người dân ở độ tuổi này bị khép kín hơn. Điều đó giải thích vì sao tỉ lệ người lao động ở lứa tuổi này tăng cao hơn so với lứa tuổi trước, tuy nhiên cũng không đáng kể lắm. Điều đáng quan tâm ở độ tuổi này là tỉ lệ người dân chưa có việc làm ổn định chiếm tỉ lệ cao hơn so với độ tuổi 18 – 30, chiếm 31.8%.

Ở lứa tuổi từ 46 – 60 ta thấy tỉ lệ lao động có việc làm lại giảm đi so với hai lứa tuổi trước mà tỉ lệ lao động không có việc làm ổn định tăng lên rất nhiều chiếm 41.2%. Điều đó cũng là một thực tế đáng buồn, vì ở độ tuổi này các công

ty hay xí nghiệp sẽ hạn chế tới mức tối đa nhận vào làm, vì thao tác của họ chậm hơn, dễ đau bệnh hơn, vấn đề an toàn lao động ít được đảm bảo hơn và thời gian có thể gắn bó với công ty để làm công nhân lành nghề là ít hơn nhiều. Như vậy ở lứa tuổi này mặc dù người lao động sẽ rất khó tìm được việc làm trong các công ty, xí nghiệp. Điều đó sẽ hạn chế rất lớn cơ hội tìm được việc làm ổn định của họ.

Độ tuổi trên 60 là đã hết độ tuổi lao động, họ được xem là những người cần an hưởng tuổi già bên con cháu. Tuy nhiên khi điều kiện kinh tế còn không được đảm bảo thì họ vẫn sẽ lao động để ít nhất không trở thành gánh nặng cho con cháu. Nếu trước đây với nghề muối thì không có sự phân biệt về lứa tuổi, mọi độ tuổi đều có thể làm được nếu có sự đảm bảo về sức khỏe, vậy thì dù đã trên 60 tuổi thì họ vẫn có thể tham gia lao động với các thành viên khác trong gia đình. Tuy nhiên đất đai điều đã được quy hoạch thì họ không thể tìm được công việc nào khác ngoài việc trông cháu cho con hay mở các quán nước nho nhỏ vừa làm cho vui, vừa góp thêm vào “tiền đi chợ”.

Qua phân tích ta thấy, giữa độ tuổi và nghề nghiệp có mối quan hệ tỉ lệ nghịch với nhau khi lứa tuổi càng tăng thì khả năng tìm được việc làm ổn định ngày càng giảm và tỉ lệ lao động không có việc làm ổn định tăng lên rõ rệt. Công việc chủ yếu mà người lao động tham gia là làm công nhân, trong khi đó mức lương công nhân không hề cao thì đời sống kinh tế của cả gia đình thực sự sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Như vậy ta thấy dù ở độ tuổi lao động nào thì hầu như công nhân vẫn là nghề nghiệp chính mà họ lựa chọn, và ở độ tuổi càng cao thì tỉ lệ lao động có việc làm ổn định càng giảm. (Xem thống kê bảng 30 – phần phụ lục).

Xem bảng 35 – phần phụ lục ta cũng thấy tỉ lệ lao động không có việc làm ổn định có chiều hướng giảm tỉ lệ thuận theo trình độ học vấn, cụ thể người dân mù chữ có tỉ lệ thất nghiệp cao nhất là 60%, ở trình độ tiểu học thì tỉ lệ này là 55.6%, trung học cơ sở và trung học phổ thông là 42.8% và trình độ TCCN – CĐ – ĐH là 25%. Ở trình độ TCCN - CĐ - ĐH thì nghề nghiệp

chiếm tỉ lệ chính chính là buôn bán, dịch vụ (50%). Còn ở những trình độ còn lại thì công nhân và nghề biển chiếm tỉ lệ cao cụ thể như ở trình độ mù chữ thì 40% người dân làm công nhân, ở trình độ tiểu học thì 27.7% người dân làm công nhân, ở trình độ trung học cơ sở thì có 23.8% người dân làm nghề biển và 21.4% người dân làm nghề công nhân, ở trình độ trung học phổ thông thì tỉ lệ người dân làm công nhân là chủ yếu chiếm tỉ lệ 38.2%. Như vậy người dân có trình độ học vấn từ Trung cấp chuyên nghiệp trở lên thì họ chọn những việc mang tính chất thiên về đầu óc tính toán hơn. Còn những người ở trình độ thấp hơn thì công việc chính mà họ chọn là các công việc thiên về sức lực.

Một phần của tài liệu Luận văn: Khảo sát vấn đề việc làm của người dân ở khu vực 9, Phường Đống Đa, Thành phố Quy Nhơn (Trang 35 - 40)