Những khó khăn trong vấn đề việc làm

Một phần của tài liệu Luận văn: Khảo sát vấn đề việc làm của người dân ở khu vực 9, Phường Đống Đa, Thành phố Quy Nhơn (Trang 48 - 51)

Chương 2: THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI DÂN KHU VỰC 9, PHƯỜNG ĐỐNG ĐA , TH ÀNH PHỐ QUY NH ƠN

2.2.2.8Những khó khăn trong vấn đề việc làm

 Theo bảng 18 sẽ cho chúng ta thấy rõ những khó khăn mà cộng đồng dân cư khu vực 9, phường Đống Đa hiện đang gặp phải:

B ảng 18: Những khó khăn người dân đang gặp phải trong vấn đề việc làm

Những khó khăn Tổng số ý kiến Tỉ lệ (% )

Không có khó khăn gì 14 15.6

Thiếu vốn 40 44.4

Thiếu kiến thức 31 34.4

Thiếu phương tiện sản xuất 6 6.7

Lớn tuổi 7 7.8

Sức khỏe yếu 11 12.2

Theo như bảng số liệu đã cho thấy hiện nay khó khăn lớn nhất mà người dân đang gặp phải là thiếu vốn (44.4%) và thiếu kiến thức (34.4%). Và tiếp theo là khó khăn về sức khỏe (12.2%), lớn tuổi (7.8%), thiếu phương tiện sản xuất (6.7%).

Theo như đánh giá của người dân về chính bản thân họ thì vấn đề thiếu vốn sản xuất đang là vấn đề lớn nhất đối với họ, thì một câu hỏi đặt ra là: vậy số tiền đền bù ruộng đất của họ đâu? Thắc mắc về vấn đề này tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu các hộ gia đình đang gặp phải khó khăn về thiếu vốn. Hiện tại vấn đề xin việc ở các công ty, xí nghiệp đang gặp nhiều khó khăn thì giải pháp họ thường lựa chọn là chọn nghề biển hay buôn bán nhỏ. Trong khi đó để làm nghề biển thì họ cần mua phương tiện sản xuất như ghe, lưới… số tiền để sắm những phương tiện đó là không hề nhỏ. Trong khi đó số tiền đền bù tuy không nhỏ, nhưng trong khoảng thời gian không tìm kiếm được việc làm họ dồn số tiền đó vào cho chi tiêu trong gia đình. Theo như phỏng vấn sâu tôi được biết khoảng tiền đền bù của nhà nước ở giai đoạn đầu (khoảng năm 2000) là 26.000đồng/m2 đất nông nghiệp và bình quân mỗi hộ dạng 4 khẩu thì có khoảng 1000m2 đất nông nghiệp, trong giai đoạn sau (không rõ thời gian cụ thể) thì tăng lên 34.000đồng/m2 đất nông nghiệp. Những hộ gia đình ở đây được đền bù nhiều thì lên đến vài trăm triệu đồng, những hộ này thì tình hình đời sống kinh tế đang còn rất thoải mái, những hộ được đền bù ít thì khoảng 20 – 50 triệu. Cầm số tiền đó trong tay thì có vẻ lớn, nhưng thực ra chỉ một hay hai năm là hết sạch. Nên để tự đầu tư phát triển kinh tế họ đang vấp phải vấn đề lớn nhất là thiếu vốn.

Vấn đề thiếu kiến thức để tìm được việc làm ổn định cũng chiếm tỉ lệ lớn là 34.4%. Với trình độ học vấn thấp thì ít người dân có thể sử dụng nguồn vốn hiệu quả. Như ở phân tích ở trên ta đã thấy trình độ học vấn của người dân ở khu vực này tương đối thấp, trong xu thế phát triển toàn cầu hóa hiện nay, vấn để trình độ học vấn đang rất được đề cao, vậy để xin được vệc làm với trình độ văn hóa thấp là không dễ dàng. Các công ty, xí nghiệp hiện nay đang chỉ tuyển nhân viên với trình độ trung học cơ sở trở lên, và ưu tiên cho lao động có trình độ trung học phổ thông. Vậy khó khăn lớn thứ hai mà họ đang gặp phải là trình độ

học vấn thấp và vấn đề nâng cao trình độ học vấn của họ hiện nay không phải là vấn đề đơn giản.

 Ngoài ra theo phân tích bảng tương quan mối quan hệ giữa giới tính và khó khăn trong vấn đề việc làm (Bảng 29), cho ta thấy được tại khu vực này không có sự khác biệt quá lớn trong những khó khăn mà nam và nữ gặp phải. Thiếu vốn vẫn là vấn đề khó khăn lớn nhất mà cả nam và nữ đều gặp phải, trong đó khó khăn về vốn sản xuất ở nam chiếm tỉ lệ 32.7% và ở nữ tỉ lệ này là 38.6%. Tiếp theo đó, vấn đề khó khăn về kiến thức vẫn chiếm tỉ lệ cao ở cả 2 giới, cụ thể ở nam là 29.1% và ở nữ là 26.2%. Song tỉ lệ nam gặp khó khăn về sức khỏe lại chiếm tỉ lệ cao hơn so với nữ, ở nam là 12.7% và ở nữ còn ở nữ là 7%, giải thích về sự chênh lệch này là do hoạt động nông nghiệp thì người đàn ông đóng vai trò chính, làm những việc nặng nhất, nên về sau người đàn ông sẽ xuống s ức nhanh hơn so với phụ nữ. Có 5.3% phụ nữ gặp khó khăn về thời tiết còn ở nam giới là 0%, sự khác nhau này là do có một tỉ lệ nhỏ phụ nữ đang tổ chức buôn bán, ngày nắng thì họ còn tăng được một khoảng thu nhập cho gia đình, ngày mưa thì sẽ có ít khách mua hàng.

 Ngoài ra cộng đồng dân cư khu vực 9 ở đây còn gặp phải khó khăn khi tìm kiếm việc làm tại địa phương. Việc làm cho người dân trên địa bàn là rất ít, nên cơ hội việc làm cho cộng dồng bị thu hẹp đáng kể.

 M ột số người có nhu cầu việc làm nhưng ngay tại địa phương không có việc gì có thể đáp ứng cho nhu cầu của họ được mà phải đi xa nên đã tạo rào cản lớn cho vấn đề tìm việc làm của họ.

 Hiện nay giá cả hàng hóa đang tăng cao, trong khi lương bổng thì tăng rất chậm đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình đời sống của người dân tại địa phương.

 M ột số người dân vì trình độ học vấn quá thấp không thể tự đánh giá đúng những khó khăn của mình mà cần phải có người nghiên cứu định hướng. Một số người dân vẫn biết chữ và đọc tốt viết tốt, nhưng khi cầm bảng hỏi anket trong

tay thì họ lại không dám trả lời mà trả lại cho người nghiên cứu. Điều đó cũng cho thấy sự rụt rè, thiếu sự chủ động trong mọi vấn đề.

Một phần của tài liệu Luận văn: Khảo sát vấn đề việc làm của người dân ở khu vực 9, Phường Đống Đa, Thành phố Quy Nhơn (Trang 48 - 51)