Nguyên nhân của vấn đề việc làm * Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Luận văn: Khảo sát vấn đề việc làm của người dân ở khu vực 9, Phường Đống Đa, Thành phố Quy Nhơn (Trang 51 - 57)

Chương 2: THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI DÂN KHU VỰC 9, PHƯỜNG ĐỐNG ĐA , TH ÀNH PHỐ QUY NH ƠN

2.2.2.9Nguyên nhân của vấn đề việc làm * Nguyên nhân chủ quan

* Nguyên nhân chủ quan

 Trình độ học vấn thấp nên việc tìm kiếm việc làm ổn định gặp phải rất nhiều khó khăn. Chính điều này đã trở thành nguyên nhân chính hạn chế cơ hội xin việc và học nghề của họ.

 Người nông dân vốn quen với ruộng đồng, ao hồ nên khi tiếp xúc với các lĩnh vực ngành nghề khác họ còn nhiều bỡ ngỡ, rụt rè, chậm chạp dẫn đến tiến độ công việc không cao, nên việc xin việc của họ vấp phải nhiều khó khăn.

 Người dân ở khu vực này vốn từ xưa làm nghề nông (diêm nghiệp) là chủ yếu nên đã hình thành tâm lý thụ động, trông chờ, ỷ lại khi gặp phải những khó khăn, thách thức. Đồng thời khả năng thích nghi với môi trường xã hội mới kém, thiếu tính sáng tạo và chủ động.

Trong điều kiện đất sản xuất bị mất đi, khả năng tìm kiếm việc làm đối với những người lao động có trình độ học vấn thấp sẽ gặp nhiều khó khăn, vì vậy cần phải linh động trong nhiều nguồn lực giúp đỡ. Tuy nhiên người dân ở đây lại mang nặng tư tưởng trông chờ vào sự giúp đỡ của chính quyền địa phương. Từ đó khi vấn đề giải quyết việc làm không đạt được hiệu quả đa số người dân lại chỉ biết đổ lỗi cho chính quyền địa phương, cho các tổ chức có trách nhiệm thực hiện dự án quy hoạch. Người dân không thực sự chủ động trong việc giải quyết việc làm cho chính mình, trong khi chính họ mới là chủ thể của vấn đề còn sự giúp đỡ của chính quyền địa phương chỉ là sự hỗ trợ từ bên ngoài.

 Người nông dân ít khi tích lũy được một số tiền lớn trong tay nên khi dự án quy hoạch được tiến hành, người dân nhận được một khoảng đền bù khá lớn. Với số tiền lớn trong tay hầu như người nông dân không biết cách linh động

nguồn vốn đó để phát triển kinh tế, số tiền đó họ dành để chi tiêu và mua sắm đồ dùng cho gia đình. Nhìn những căn nhà ọp ẹp, bị đập một phần vì nằm trong khu vực giải tỏa tương phản với những chiếc tivi màn hình phẳng 21inch, 29inch và những chiếc xe máy xịn mới cáu như Air blade, Nouvo LX, Excenter... trị giá hàng chục triệu mới biết họ vừa mua không lâu, và số tiền đền bù họ dành cho mua sắm là rất nhiều.

 Dù công việc hiện tại có thu nhập thấp nhưng người dân vẫn kém linh động trong việc tìm kiếm thêm những công việc phụ để tăng thu nhập cho gia đình. Cụ thể, dựa vào bảng 14 ta thấy có tới 87.8% người dân không chủ động tìm kiếm những công việc làm phụ để tăng thu nhập cho gia đình, chẳng hạn như chăn nuôi gia cầm, trồng rau, xin vào làm cho các quán gần đó... chỉ có 12.2% tỉ lệ người dân có làm thêm việc phụ để tăng thu nhập cho gia đình, tỉ lệ này quá thấp.

 Trước đây khi người dân còn hoạt động nông nghiệp, công việc rất nhiều và cực khổ, nhưng họ vẫn bám nghề và cần cù lao động. Khi dự án giải tỏa đất đai được tiến hành, trong một khoảng thời gian dài người dân rơi vào tình trạng rảnh rỗi và sử dụng tiền đền bù cho chi tiêu cuộc sống trong gia đình hoặc của con cháu gởi cho thì lại hình thành nên trong họ tâm lý thích được hưởng thụ, biếng làm việc. Vì thế nên khi không có việc làm họ lại cậy vào tiền đền bù hay cậy vào con cháu với lý do là không biết làm việc gì hay lớn tuổi rồi mặc dù họ vẫn đang trong độ tuổi lao động.

 Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay vấn đề tuyển dụng lao động của các cơ quan, xí nghiệp rất phong phú, trên báo, đài, truyền hình, trên mạng internet, các tờ rơi và đặc biệt là thông qua các trung tâm giới thiệu việc làm. Tuy nhiên ở bảng 23 – bảng tìm hiểu về những phương pháp tìm việc của người dân sau quy hoạch đất đai lại cho thấy một nguyên nhân lớn nữa dẫn đến tình trạng thất nghiệp của người dân ở khu vực này chiếm tỉ lệ cao.

Bảng 23: Những cách thức tìm kiếm việc làm của người dân sau khi quy hoạch đất đai

Cách thức tìm việc Số lượng Tỉ lệ (% )

Thông qua người quen giới thiệu 57 63.3

Thông qua trung tâm giới thiệu việc làm 2 2.2

Thông qua báo chí, truyền hình 1 1.1

Thông qua sự giới thiệu của địa phương 2 2.2

Chưa đi xin việc 29 32.2

Qua bảng trên ta thấy có 67.8% số người dân có đi tìm kiếm việc làm bằng nhiều hình thức khác nhau, trong khi đó có tới 32.2% tỉ lệ người dân chưa đi xin việc. Tỉ lệ người dân chưa đi xin việc quá lớn nên dẫn đến tình trạng thất nghiệp nặng nề ở khu vực này, những người này thường là phụ nữ ở nhà nội trợ còn chồng đi làm hay có tư tưởng hưởng thụ, ỷ lại như trên đã phân tích.

Trong khi có tới 63.3% tỉ lệ người dân tìm việc bằng cách thông qua người thân giới thiệu, thì tỉ lệ người dân tìm việc thông qua các hình thức khác như thông qua chính quyền địa phương (2.2%), thông qua trung tâm giới thiệu việc làm (2.2%), thông qua báo chí – truyền hình (1.%) lại rất ít ỏi. Điều đó cho thấy khả năng cập nhập thông tin tuyển dụng lao động của người dân còn quá nhỏ hẹp, trong khi các hình thức khác hiện nay lại có tiềm năng rất lớn đối với việc tìm kiếm việc làm cho bản thân họ

* Nguyên nhân khách quan

 Cơ hội việc làm cho người dân trên địa bàn khu vực quá thấp. Người dân không có nhiều cơ hội để tìm kiếm việc làm ngay trên chính địa phương mình đang sinh s ống. Điều đó được thể hiện qua bảng phân tích số liệu sau:

B ảng 19: Cơ hội việc làm cho người dân ở địa phương

Cơ hội việc làm Số lượng Tỉ lệ (% )

Rất lớn 1 1.1 Khá lớn 2 2.2 Lớn 3 3.3 Không lớn 30 33.4 Không có 54 60 Tổng 90 100

Theo như đánh giá của chính cộng đồng thì có tới 60% cho rằng trên địa bàn khu vực 9 không có một cơ hội việc làm nào cho họ có thể tham gia, có 33.4% số người dân cho rằng cơ hội việc làm của họ là không lớn, chỉ có 3.3% cho rằng cơ hội việc làm là lớn, 2.2% cho là khá lớn và 1.1% cho là rất lớn. Như vậy ta thấy rằng cơ hội việc làm cho người dân là quá thấp trong khi nhu cầu lại quá cao, chính sự mâu thuẫn đó đã phần nào đẩy người dân vào tình trạng thất nghiệp.

 Cơ cấu ngành nghề ở địa phương không phong phú và kém tiềm năng.

B ảng 22: Những nghề ở khu vực mà người dân có thể tham gia sau khi đất sản xuất đã được quy hoạch

Những nghề trong khu vực mà người dân

có thể tham gia Số lượng Tỉ lệ (% )

Công nhân 7 7.8 Buôn bán nhỏ 18 20 Phụ hồ 7 7.8 Nghề biển 3 3.3 Uốn tóc 1 1.1 Kinh tế hộ gia đình 1 1.1 Không có nghề nào 53 58.9

Dựa vào bảng trên ta thấy có tới 58.9% số người được hỏi cho rằng trong khu vực họ không thể tham gia được, bên cạnh đó ta cũng thấy cơ cấu nghành nghề trong khu vực quá ít, chỉ có 6 nghề là người dân có thể tham gia lao động, tuy nhiên tỉ lệ đó chỉ chiếm 42.1% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Chính quyền địa phương ít quan tâm đến việc giải quyết việc làm cho người dân ở khu vực. Công tác quy hoạch đất đai có tác động rất lớn đối với đời sống của người dân, đặc biệt vấn đề việc làm cần giải quyết nhanh chóng và hiệu quả để đời sống nhân dân được ổn định và ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên theo đánh giá của người dân thì vai trò của chính quyền địa phương là quá nhỏ bé, hay chỉ là về mặt hình thức, điều đó thể hiện qua bảng sau:

Bảng 20: Sự quan tâm của chính quyền địa phương đối với việc giải quyết việc làm cho người dân

Sự quan tâm của chính quyền Số lượng Tỉ lệ (% )

Có 11 8.9

Không 79 91.1

Tổng 90 100

Qua bảng trên ta thấy có 91.1% trong tổng số ý kiến đánh giá rằng chính quyền địa phương không quan tâm đến việc giải quyết việc làm cho họ, chỉ có 8.9% cho rằng chính quyền có sự quan tâm. Như vậy ta thấy vai trò rất quan trọng của chính quyền địa phương trong việc giải quyết việc làm cho người dân sau khi quy hoạch đất đai đã không được thực hiện hiệu quả. Một cán bộ lớn trong phường nói “ thì kế hoạch quy hoạch đất đai là của tỉnh giao xuống cho phường thực hiện, phường chỉ làm hết trách nhiệm giải tỏa đất đai như tỉnh giao cho, còn vấn đề việc làm thì làm sao mà giải quyết hết được, rồi từ từ họ cũng ổn định lại thôi”. Sự vô tâm của chính quyền địa phương khiến cho việc giải quyết vấn đề việc làm cho người dân không đạt được hiệu quả.

 Việc chính quyền địa phương giải quyết việc làm cho người dân chỉ mang tính hình thức và xuất phát từ trên xuống chứ không thực sự tìm hiểu

nhu cầu, nguyện vọng của người dân, điều đó đi ngược lại với mục tiêu lớn nhất của quá trình đô thị hóa là phát triển về mọi mặt cho người dân.

 Hiện nay cùng với xu hướng phát triển của xã hội, trình độ của người lao động ngày càng được nâng cao, vì thế trong các công ty xí nghiệp nhu cầu tuyển lao động có tay nghề, có trình độ cao đang là ưu tiên số một. Vì thế cơ hội việc làm cho người dân có trình độ thấp hầu như là rất thấp.

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁ P GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VIỆC LÀM CHO NGƯỜI DÂ N KHU VỰC 9, PHƯỜNG ĐỐNG ĐA ,

Một phần của tài liệu Luận văn: Khảo sát vấn đề việc làm của người dân ở khu vực 9, Phường Đống Đa, Thành phố Quy Nhơn (Trang 51 - 57)