Mức độ phù hợp của công việc

Một phần của tài liệu Luận văn: Khảo sát vấn đề việc làm của người dân ở khu vực 9, Phường Đống Đa, Thành phố Quy Nhơn (Trang 41 - 43)

Chương 2: THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI DÂN KHU VỰC 9, PHƯỜNG ĐỐNG ĐA , TH ÀNH PHỐ QUY NH ƠN

2.2.2.3Mức độ phù hợp của công việc

Để làm rõ sự phù hợp nghề ở hiện tại của người dân ta xét bảng sau:

Bảng 12: Sự phù hợp của công việc hện tại đối với người dân

Sự phù hợp nghề Số lượng Tỉ lệ (% )

Rất phù hợp 2 2.2

Khá phù hợp 6 6.7

Phù hợp 31 34.5

Không phù hợp 32 35.6

Hoàn toàn không phù hợp 18 20

Tổng 90 100

Kết quả cho thấy một tỉ lệ lớn hơn người dân cho rằng công việc hiện tại không phù hợp với mình chiếm 56.6%. Trong đó có 35.6% cho rằng công việc hiện tại của họ là không phù hợp và có 20% số người được hỏi khẳng định công việc hiện tại của họ là hoàn toàn không phù hợp. Ta cũng thấy có 34,5% người dân đang có việc làm phù hợp với bản thân, 6.7% số người dân nhận xét là khá phù hợp và 2.2% nhận cho rằng công việc hiện tại rất phù hợp với họ.

Như vậy có thể nhận thấy hơn một nửa dân cư ở đây đang làm những công việc hoàn toàn không phù hợp với họ.

Khi tiến hành phỏng vấn sâu tôi gặp được trường hợp của cô Đỗ Thị Lặn. Vốn là người Thanh Hóa, cô lấy chồng và theo chồng vào Bình Định xây dựng cuộc sống gia đình, tuy nhiên sau khi ruộng muối bị quy hoạch đời sống gia đình cô rơi vào hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Cô không có việc làm, không có thu nhập, chồng cô thì đi làm nghề khuân vác mướn, mới hơn 50 tuổi mà răng đã rụng hết chỉ còn vài cái, người thì gầy teo. Biết công việc đó nặng nhọc và không phù hợp với thể trạng của mình, nhưng chú vẫn làm, làm để nuôi cháu ăn học, làm để trả nợ. Nợ đó theo lời cô là nợ phát sinh sau khi quy hoạch đất đai, chứ trước đây thì nhà cô tuy khổ nhưng vẫn đủ ăn và chi tiêu cho cuộc sống gia đình. Còn bản thân cô thì mang đủ bệnh trong người, mỗi lần phát bệnh thì cô chỉ nằm nhà chờ chết chứ không lấy đâu ra tiền mà chữa bệnh. Cô khóc.

Theo lời của chú Nguyễn Văn Quang – người dân địa phương “tui biết nghề đó khổ (khuân vác mướn) nhưng giờ biết làm gì bây giờ, đi xin làm công nhân thì không được, đất thì không có lấy gì làm ăn, mấy người hàng xóm kêu đi làm thì tui đi luôn”, “nghĩ lại hồi trước làm nghề muối ấy vậy mà khỏe hơn bây giờ nhiều, không phải lo lắng nhiều, lại được thời gian nghi ngơi, còn bây giờ khổ quá”

Như vậy ta có thể thấy sau khi quy hoạch đất đai, đa số người dân ở đây đang làm những công việc không phù hợp với sức khỏe, nhu cầu của họ, mà chỉ vì mục đích kinh tế và tìm được một công việc phù hợp là vấn đề vô cùng khó khăn với người dân nơi đây.

Qua phân tích ta thấy dù ở bất cứ bậc học nào thỉ tỉ lệ người dân cảm thấy nghề nghiệp hiện tại của mình không phù hợp chiếm tỉ lệ cao, cụ thể như:

Ở trình độ TCCN – CĐ – ĐH thì có 50% người dân cho rằng nghề nghiệp hiện tại ít phù hợp với họ. Ở trình độ Trung học phổ thông thì có 38.1% số người dân cho rằng công việc ít phù hợp với họ, và ở bậc trung học tỉ lệ này là 35.7%, bên cạnh đó còn có 33.4% cho rằng công việc hoàn toàn không phù hợp

với họ, ở bậc tiểu học có 44.4% số người dân cho rằng công việc ít phù hợp. (Xem bảng 36 – phần phụ lục)

Một phần của tài liệu Luận văn: Khảo sát vấn đề việc làm của người dân ở khu vực 9, Phường Đống Đa, Thành phố Quy Nhơn (Trang 41 - 43)