THÀNH PHỐ QUY NH ƠN
3.1 Nhu cầu đào tạo nghề của người dân khu vực 9, phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn
thành phố Quy Nhơn
Nhu cầu về vay vốn sản xuất: hiện nay nhu cầu vay vốn sản xuất và nhu cầu được đào tạo nghề đang là hai nhu cầu lớn nhất của người dân, điều đó thể hiện qua tỉ lệ 44.4% số người dân đang gặp khó khăn về thiếu vốn sản xuất, 34.4% số người dân đang gặp khó khăn về kiến thức. Sau khi quy hoạch đất đai tình hình đời sống người dân lâm vào hoàn cảnh khó khăn,vấn đề vốn sản xuất đối với họ rất cần thiết, tuy nhiên số hộ được ưu đãi vay vốn nhà nước lại có hạn nên đa số người dân ở đây thường vay “nóng” bằng các nguồn khác với mức lãi cao, dẫn đến tình trạng khó khăn càng khó khăn hơn. Tuy nhiên, nhu cầu vay vốn của người dân luôn phải đi liền với công tác đào tạo nghề, bởi không phải ai cũng có khả năng sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay đó. Nếu có vốn sản xuất họ sẽ chủ động hơn trong vấn đề việc làm của mình, vốn vay của nhà nước có lãi suất thấp giúp người dân yên tâm hơn trong việc sử dụng vốn.
Nhu cầu của người dân về vấn đề giải quyết việc làm là rất lớn. Trong đó nhu cầu được đào tạo nghề là nhu cầu lớn nhất của người dân. Bảng số liệu sau sẽ cho ta thấy được thực tiễn nhu cầu đào tạo nghề của người dân khu vực này như thế nào.
B ảng 24: Nhu cầu được đào tạo nghề của cộng đồng
Nếu được đào tạo nghề Số lượng Tỉ lệ (% )
Tham gia ngay 39 43.3
Có thể sẽ tham gia 34 37.8
Không tham gia 17 18.9
Tổng 90 100
Qua bảng số liệu trên ta thấy có 43.3% số người được hỏi khẳng định sẽ tham gia ngay lớp đào tạo nghề do chính quyền địa phương hay các tổ chức
đoàn thể nào đó mở ra, chiếm tỉ lệ cao nhất. Điều đó cho thấy nhu cầu được đào tạo nghề của người dân hiện đang rất cấp thiết, một phần đông dân cư trong cộng đồng đang mong chờ sự giúp đỡ này từ chính quyền hay các tổ chức đoàn thể. Có 37.8% số người dân còn lưỡng lự trong việc lựa chọn sẽ tham gia lớp đào tạo.. Chỉ có 17% số người dân khẳng định là sẽ không tham gia vào khóa đào tạo.
Để thấy rõ hơn về tính chất của nhu cầu đào tạo nghề giữa nam và nữ ta xét mối tương quan giữa giới tính và nhu cầu đào tạo nghề, kết quả cho thấy: Bảng 33: M ối tương quan giữa nhu cầu đào tạo nghề và giới tính
Giới tính Được đào tạo nghề Nam Nữ Tổng Số lượng Tỉ lệ(%) Số lượng Tỉ lệ(%)
Tham gia ngay 21 45.6 18 40.9 39
Có thể sẽ tham gia 16 34.8 18 40.9 34
Không tham gia 9 19.6 8 18.2 17
Tổng 46 100% 44 100% 90
Qua bảng tương quan ta nhận thấy có sự khác nhau trong nhu cầu đào tạo nghề giữa nam và nữ, thể hiện có 45.6% tỉ lệ nam khẳng định sẽ tham gia khóa đào tạo nghề, còn ở nữ là 40%, tỉ lệ này ở nam cao hơn so với nữ; có 34.8% tỉ lệ nam còn lưỡng lự trong việc lựa chọn có nên tham gia hay không thì tỉ lệ nữ lại cao hơn chiếm 40.9%. Ngoài ra tỉ lệ nam và nữ không tham gia lớp đào tạo nghề gần như xấp xỉ nhau, ở nam là 19.6%, còn ở nữ là 18.2%. Ngoài ra ta còn thấy tỉ lệ nữ khẳng định sẽ tham gia vào lớp đào nghề và còn lưỡng lự chiếm tỉ lệ ngang nhau là 40.9%, trong khi đó ở nam thì số người có nhu cầu tham gia lớp đào tạo nghề cao hơn so với số người còn đang lưỡng lự.
Đặc biệt người dân ở đây rất mong nhận được sự quan tâm nhiều hơn nữa, sâu sát hơn nữa về mọi mặt của chính quyền địa phương, đặc biệt là trong vấn đề việc làm. Điều đó thể hiện qua bảng 26 với dạng câu hỏi mở để người dân tự đề xuất ý kiến của mình với chính quyền địa phương.
Ngoài ra người dân còn mong chính quyền địa phương tổ chức các cuộc họp xúc tiến việc làm, lắng nghe những ý kiến nguyện vọng, nhu cầu của dân để giải quyết thỏa đáng. Người dân mong chính quyền địa phương giới thiệu việc làm cho người dân như đã hứa trước khi quy hoạch đất đai.
Qua phỏng vấn sâu cho thấy đa số người dân ở đây có nhu cầu được thay đổi nghề nghiệp hiện nay của họ vì lương thấp không đủ chi tiêu hay còn do nghề nghiệp hiện tại không phù hợp về sức khỏe, độ ổn định của công việc không cao. Qua phỏng vấn sâu cũng cho thấy đa số người dân mong muốn quay về nghề cũ của họ là nghề muối, vì với nghề đó họ đã có kinh nghiệm, không cân kiến thức cao và cần rất ít vốn sản xuất.