Nhạy của test XT sau khi có đối giải phẫu bệnh

Một phần của tài liệu Xây dựng các bước sử dụng xanh toluidin trong chẩn đoán ung thư miệng (Trang 60 - 61)

Nghiên cứu cho thấy có 71 cho kết quả Test XT là (+) đạt 100% (71/71 ca được chẩn đoán có bệnh K),

Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Phạm Văn Liệu-2009 [40] với kết quả tương tự là độ nhạy 100%, theo nghiên cứu của Trần Thị Kim Cúc, Huỳnh Anh Lan, Nguyễn Thị Hồng - 2002 thì độ nhạy là 84% đến 100% [9]. Có ý nghĩa giúp nhà làm lâm sàng có được độ tin cậy tốt vào Test XT giảm đến mức tối đa việc bỏ sót tổn thương cho người bệnh.

Bên cạnh đó khi thực hiện test XT 0 ca có bắt màu chỉ điểm âm tính trong số 71 ca bệnh được chẩn đoán xác định là ung thư. Vậy tỷ lệ âm tính giả trên số ca có bệnh thực sự là 0%, một tỷ lệ rất tốt, cho tính tin cậy cao. Theo nghiên cứu của Trần Thị Kim Cúc, Huỳnh Anh Lan, Nguyễn Thị Hồng thì âm tính giả là 1/123 = 0,8% [9].

4.2.4. Độ đặc hiệu của test XT sau khi có đối chiếu giải phẫu bệnh lý:

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy trong 10 ca xác định lành tính có 20% (2/10 ca) cho kết quả Test XT là (+) và có 80% (8/10 ca) có kết quả test XT là âm tính.

Độ đặc hiệu là khá cao 80% và dương tính giả chỉ là 20%. Cho thấy việc sử dụng test XT như một biện pháp đánh giá nhanh trên lâm sàng là đủ mức định hướng cho sinh thiết xác định thể bệnh.

So sánh kết quả đề tài với các tác giả trong và ngoài nước:

Bảng 4.1. So sánh kết quả nghiên cứu

Tác giả Năm

nghiên cứu Độ nhạy Độ đặc hiệu

Phạm Văn Liệu 2011 100% 74.19%

Gupta A, Singh M, Ibrahim

R, Mehrotra R 2007 96.9% 86% Hedge MC, Kamath PM, Shreedharan S, Dannana NK, Raju RM 2006 97.29% 62.5% Trần Thị Kim Cúc, Huỳnh

Một phần của tài liệu Xây dựng các bước sử dụng xanh toluidin trong chẩn đoán ung thư miệng (Trang 60 - 61)