Các bước tiến hành:

Một phần của tài liệu Xây dựng các bước sử dụng xanh toluidin trong chẩn đoán ung thư miệng (Trang 34)

2.2.6.1 Đặc điểm lâm sàng: * Đặc điểm chung: - Tuổi - Giới - Địa dư

- Tỷ lệ phân bố tuổi giới theo tổn thương phát hiện được.

- Nếu có tổn thương: Thời gian khi xuất hiện dấu hiệu nghi ngờ nếu bn có nhận biết được tổn thương trong miệng và đi khám tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt TW Hà Nội.

* Một số yếu tố nguy cơ:

- Thói quen hút thuốc lá hoặc thuốc lào: + Số lượng điếu thuốc trong một ngày

+ Thời gian hút thuốc: từ 1/5/10/15 và trên 15 năm. - Thói quen uống rượu:

+ Số lượng rượu trong một ngày

+ Thời gian uống rượu: từ 5/10/20 và trên 20 năm. - Thói quen ăn trầu:

+ Số lượng miếng trầu trong một ngày

Trong đề tài này chúng tôi không đề cập sâu về đánh giá các yếu tố nguy cơ, tuy nhiên cũng có khai thác những yếu tố hay được đề cập để định hướng trong khám phát hiện sớm ung thư biểu mô khoang miệng.

* Triệu chứng lâm sàng:

- Triệu chứng cơ năng:

+ Phồng hoặc loét ở môi hoặc trong miệng.

+ Xuất hiện các mảng cứng, mảng trắng hoặc các mảng đỏ trong miệng.

Hình 2.4. Bạch sản miệng

Hình 2.5. Hồng sản miệng

+ Cảm giác đau vướng hoặc như vật lạ trong miệng. + Tiết nhiều nước bọt, đôi khi trong nước bọt có máu +Phát hiện hạch cổ

Ở giai đoạn muộn:

+ Cảm giác đau rát ở môi hoặc ở trong miệng nơi có tổn thương, có thể có dị cảm, tê vùng cằm do tổn thương lan tràn theo nhánh dây thần kinh VII.

+ Nhai đau có thể kèm theo nuốt khó, nuốt đau.

+ Có thể biểu hiện khít hàm do cơ bướm trong bị xâm lấn. + Đau tai.

+ Lung lay răng hàng loạt.

+ Hạch trước tai, góc hàm, cổ tự sờ thấy.

- Triệu chứng thực thể:

Khối u:

+ Vị trí khối u: bao gồm môi trên, môi dưới, lưỡi, sàn miệng, khẩu cái cứng, lợi hàm trên, lợi hàm dưới, hậu hàm.

+ Số lượng khối u: nhiều khối u thì lấy khối u lớn nhất làm đại diện. +Kích thước khối u: đo kích thước khối u có đường kính lớn nhất.

• Dưới 2 cm • Từ 2 đến 4 cm • Trên 4 cm. + Hình thái tổn thương:

• Loét:

• Sùi:

Hình 2.7. Khối sùi mặt bên lưỡi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Loét và sùi:

Hình 2.8. Loét sùi lợi – khẩu cái

• Thâm nhiễm cứng

Hạch cổ:

+ Vị trí hạch: xác định số lượng hạch và phân loại hạch thành sáu nhóm hạch cổ từ nhóm I đến nhóm VI.

+ Kích thước hạch: đo đường kính lớn nhất của hạch chia thành các mức (dưới 3 cm, từ 3 đến 6 cm và trên 6cm).

+ Xác định mối liên quan vị trí, kích thước hạch với giai đoạn ung thư. + Xác định mối liên quan giữa hạch và mô bệnh học

2.2.6.2. Phương pháp nhuộm tươi bằng xanh Toludin:

Sau khám lâm sàng xác định tổn thương, chúng tôi tiến hành test Xanh Toluidin để thực hiện đánh giá tổn thương nghi ngờ ác tính khoang miệng.

Theo hướng dẫn mới nhất của Hiệp hội Giải phẫu bệnh lý Miệng – Hàm Mặt do Gokul Sridharan and Akhil A. Shankar (2012) khuyến nghị, quy trình thực hiện test XT [41]:

+ Bước 1: Súc miệng sạch với nước 2 lần mỗi lần 20 giây. + Bước 2: Bôi tại chỗ dung dịch acid acetic 1% trong 20 giây.

+ Bước 3: Bôi Xanh Toluidine 1% tại chỗ tổn thương nghi ngờ trong 20 giây.

+ Bước 4: Súc miệng dung dịch axit axetic 1% trong 20 giây 2 lần và súc nước sạch.

Sau đó bộc lộ tổn thương đánh giá hình thái bắt màu, ghi phiếu kết quả test XT, chụp ảnh.

Trong nghiên cứu này chúng tôi có thay đổi, bổ sung thêm chi tiết cho quy trình Test XT từ hướng dẫn trên như sau:

+ Bước 1: Súc miệng với nước 1 lần trong 30 giây.

+ Bước 2: Bôi, quết tại chỗ acid acetic 1% trong 30 giây.

+ Bước 3: Bôi, lăn tăm bông tại chỗ dung dịch xanh toluidin 1% từ 30 giây:

Hình 2.10. Bôi tại chỗ dung dịch xanh toluidin 1%

+ Bước 4: Quệt rửa tại chỗ lần 2 acid acetic 1% trong 30 giây rửa sạch phẩm màu dư, và súc miệng lại bằng nước.

Hình 2.11. Quệt rửa tại chỗ lần 2 acid acetic 1%

Đánh giá kết quả xét nghiệm:

+ Test dương tính: tổn thương bắt màu xanh dương đậm Hình dạng bắt màu phổ biến:

Dạng mảng Dạng dải Dạng vòng

+ Không bắt màu hoặc bắt màu rất nhạt: Test âm tính. Ghi kết quả đánh giá test XT, chụp ảnh lưu:

Hình 2.12. Ghi phiếu nghiên cứu và lưu ảnh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.6.3. Sinh thiết:

Trong nghiên cứu của chúng tôi phương pháp này được thực hiện khi tìm thấy các tổn thương nghi ngờ sau khi khám lâm sàng và chỉ điểm bằng test xanh Toluidin.

Sinh thiết được thực hiện tại khoa Phẫu thuật Hàm Mặt Bệnh viện Răng Hàm Mặt TW Hà Nội.

Quy trình sinh thiết: (như mô tả trong phần 1.6.2.2)

Vùng tổn thương được gây tê tại chỗ. Bệnh phẩm được lấy ra phải là vùng tổn thương nghi ngờ nhất với một ít niêm mạc lành bên cạnh (mảnh sinh thiết ≥4mm), không lấy ở vùng trung tâm hoại tử hoặc vùng đang bị nhiễm trùng nhiều làm sai lệch chẩn đoán.

Hình 2.14.Sinh thiết tổn thương môi

Hình 2.15.Sinh thiết tổn thương lưỡi

- Bệnh phẩm được cắt làm tiêu bản và đọc kết quả tế bào học tại Khoa Giải phẫu bệnh Bệnh viện K Hà Nội.

- Đánh giá kết quả sinh thiết:

+ Tỷ lệ phát hiện tổn thương lành tính (viêm nhiễm, quá sản lành tính)

+ Tỷ lệ phát hiện tổn thương ung thư biểu mô trong khoang miệng.

Ngoài ra bệnh nhân khi xác định được các tổn thương nghi ngờ theo hai phương pháp trên có thể thực hiện thêm các phương pháp hỗ trợ chẩn đoán khác như:

- Nội soi hạ họng, thanh quản và thực quản: Nhằm phát hiện ung thư liên quan.

- Chẩn đoán hình ảnh:

+ Các phim thông thường như Hirtz, Blondeau hay Panorama chỉ nhằm mục đích phát hiện các tổn thương ở xương.

+ Chụp cắt lớp vi tính và chụp cộng hưởng từ.

+ PET CT: phát hiện, theo dõi các tổn thương ung thư.

Trong nghiên cứu của chúng tôi tập trung vào hai phương pháp đầu tiên là test xanh Toluidin và Sinh thiết bám theo mục tiêu chủ yếu là đánh giá khả năng phát hiện tổn thương nghi nghờ ở các giai đoạn bệnh được gặp.

Một phần của tài liệu Xây dựng các bước sử dụng xanh toluidin trong chẩn đoán ung thư miệng (Trang 34)