Yếu tố nguy cơ phổ biến:

Một phần của tài liệu Xây dựng các bước sử dụng xanh toluidin trong chẩn đoán ung thư miệng (Trang 55 - 56)

4.1.2.1. Hút thuốc:

Trong 81 trường hợp, có 37 (45.7%) trường hợp tổn thương nghi ngờ có tiền sử hút thuốc, với thời gian ít nhất là 1 năm (nhiều nhất là >50 năm) (Biểu đồ 3.4) tỷ lệ này tương đồng với nghiên cứu của Ngô Đồng Khanh, Lâm Ngọc Ấn năm 2009 khảo sát trên 9000 dân là 42,95% cho thấy hút thuốc vẫn là yếu tố nguy cơ phổ biến quan trọng.

Nguy cơ mắc ung thư biểu mô khoang miệng tăng lên theo số lượng thuốc hút và thời gian hút thuốc [3], [7]. Theo Nguyễn Bá Đức và Phạm Hoàng Anh: hút thuốc từ 1-19 năm có nguy cơ mắc ung thư đường hô hấp trên cao gấp 4,2 lần những người không hút, nếu hút từ 40 năm trở lên, nguy cơ này tăng 10 lần [8]. Theo thống kê tại bệnh viện K, 97,5% bệnh nhân nam ung thư đường hô hấp trên có hút thuốc [27], còn tỷ lệ bênh nhân nam hút thuốc tại trung tâm ung bướu thành phố Hồ Chí Minh là 91,3%, đặc biệt theo Nguyễn Văn Vi và Huỳnh Anh Lan, tỷ lệ bệnh nhân nam ung thư biểu mô khoang miệng có hút thuốc là 92,4 % [20]. Ở nghiên cứu chúng tôi cũng cho thấy tỷ lệ cao ở bn nam 69,6% có hút thuốc lá.

4.1.2.2. Uống rượu:

Với yếu tố này nguy cơ ung thư tăng phụ thuộc vào số lượng và thời gian uống rượu ở Việt Nam, theo thống kê của Phạm Hoàng Anh, tỷ lệ nam mắc ung thư biểu mô khoang miệng có uống rượu là 76,4% [ 30] khá tương đồng với nghiên cứu chúng tôi với tỷ lệ nam giới 63.0% là có uống rượu với thời gian và số lượng thường xuyên ở mức nguy cơ.

Rượu và thuốc lá có tác dụng hiệp đồng. Một yếu tố đơn độc có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh lên vài ba lần, nhưng khi kết hợp lại, chúng có thể tăng gấp 15 lần [20], [26], [30].

4.1.2.3. Nhai trầu:

Nhai trầu là tập quán cũ ở Việt Nam chỉ có 11.1% (9/81 ca) trong số trường hợp nghiên cứu, còn lại 88.9% (72/81 ca) không tiếp xúc với yếu tố nguy cơ này, trong nghiên cứu của Ngô Đồng Khanh, Lâm Ngọc Ấn năm 2009 là chỉ có 4.17%. Ở Ấn Độ, người ăn trầu có nguy cơ ung thư biểu mô khoang miệng cao gấp 4 -35 lần người không có thói quen này [15].

Nhai trầu có liên quan mật thiết tới bạch sản - một tổn thương tiền ung thư [35]. Tuy nhiên thói quen này ở Việt Nam đang ít dần: trong nghiên cứu chúng tôi ghi nhận trong số bn có tiền sử nhai trầu số lượng miếng trầu ăn trung bình khá nhỏ là <5 miếng/ngày hoặc có bệnh nhân hiện tại đã bỏ trầu nhiều năm.

Một phần của tài liệu Xây dựng các bước sử dụng xanh toluidin trong chẩn đoán ung thư miệng (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w