Đặc hiệu của test XT sau khi có đối chiếu giả

Một phần của tài liệu Xây dựng các bước sử dụng xanh toluidin trong chẩn đoán ung thư miệng (Trang 52 - 55)

Bảng 3.6. Ghi nhận kết quả test XT trên số bn không K

Số test XT (+) Số test XT (-) Ca bệnh (chẩn đoán trên GPB là lành tính) Số bn 2 8 10 Tỷ lệ% 20 80 100

Độ đặc hiệu được xét bằng tỷ lệ test XT chỉ điểm là âm tính trong số ca được chẩn đoán xác định bằng tiêu chuẩn vàng là kết quả GPB là lành tính (có 10 ca trong số 81 ca được nghiên cứu).

Trong 10 ca xác định lành tính có 20% (2/10 ca) cho kết quả Test XT là (+) và có 80% (8/10 ca) có kết quả test XT là âm tính.

Công thức tính:

Số ca test XT âm tính trong số xác định có K

Số ca chẩn đoán xác định là không K Độ đặc hiệu là 80%

Số dương tính giả là 2/10 ca: 20% Độ nhạy =

Tổng hợp bảng kết quả test XT đối chiếu với tiêu chuẩn GPB: Bảng 3.7. Tổng hợp kết quả Test XT Số ca bệnh Test XT Bn K Bn không bị K Tổng số Dương tính 71 2 73 Âm tính 0 8 8 Tổng số 71 10 100 Nhận xét:

Trong nghiên cứu của chúng tôi khả năng bắt màu của Xanh Toluidin đối với tổn thương K là 71/71 ca, đạt 100% (độ nhạy), không có ca có bệnh nào làm test XT xuất hiện kết quả âm tính giả 0/71, 0%.

Trên số 10 ca được chẩn đoán là tổn thương lành tính test XT cho kết quả có dương tính là 2/10 ca, 20% bị dương tính giả, từ đó cũng cho thấy khả năng phản ánh đúng với tổn thương không phải ác tính của test trong nghiên cứu là 8/10, 80% (độ đặc hiệu).

CHƯƠNG 4

BÀN LUẬN

4.1. XÂY DỰNG CÁC BƯỚC SỬ DỤNG XANH TOLUIDIN4.1.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu: 4.1.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu:

4.1.1.1. Cơ cấu về tuổi:

Trong 81 truờng hợp nghiên cứu: Nhóm bệnh nhân xuất hiện tổn thương niêm mạc miệng nghi ngờ có tuổi nhỏ hơn 50 chiếm tỉ lệ rất ít 28.4% (23/81 ca), nhóm bệnh nhân có tuổi lớn hơn chiếm tỉ lệ 71.6% (58/81 ca)

Đỉnh cao mắc bệnh trong nghiên cứu của chúng tôi là lứa tuổi từ 55- 65 tuổi. Điều này phù hợp với thống kê của UICC (2006), bệnh thường gặp ở lứa tuổi từ 50-70, trên 80% BN UTBM khoang miệng xuất hiện trên tuổi 45 và tăng ổn định đến 65 tuổi sau đó lại giảm dần. Tuổi trung bình trong nghiên cứu là 55.3 tuổi, tương tự với kết quả của Phạm Văn Liệu (2011) [40] với độ tuổi trung bình là 56 tuổi.

4.1.1.2. Giới:

Trong 81 truờng hợp nghiên cứu có 56.7% nam (46/81 ca), 43.3% nữ (35/81), tỉ lệ nam/nữ là 1.31/1. Theo UICC (2006), tỷ lệ mắc UTBM khoang miệng của nam/ nữ là 2/1. Tỷ lệ này rất khác nhau tùy thuộc vào vùng dân cư và có xu hướng thay đổi. Tổn thương nghi ngờ xuất hiện nhiều nhất ở lứa tuổi 55 -65, đối với nữ xuất hiện nhiều nhất ở lứa tuổi 60-70 tuổi.

Tuổi trung bình nữ 62.8 (± 5.7) mắc bệnh cao hơn nam 57,6 (± 6,2) đều nằm trong lứa tuổi phát triển cao nhất của bệnh trên lâm sàng.

Có thể thấy bệnh gặp nhiều ở nam, tỷ lệ giữa nam và nữ rất khác nhau, tuỳ từng vùng dân cư và có xu hướng thay đổi. Ở Mỹ tỷ lệ nam/nữ là 2/1; ở Pháp là 3,7/1, còn ở Ấn Độ, tỷ lệ hiện nay là l/l [1], [4].

4.1.1.3. Địa dư:

Nghiên cứu này cũng ghi nhận trong 81 bệnh nhân có tổn thương miệng nghi ngờ thì dân cư ở vùng nội thành, thành phố lớn chỉ chiếm là 14,8% tổng số ca rất ít so với ít 85.2% ca là dân số ở vùng ngoại ô, nông thôn. Tuy nhiên trong khuôn khổ mục tiêu nghiên cứu của đề tài này chúng tôi không đánh giá sâu về yếu tố này.

Một phần của tài liệu Xây dựng các bước sử dụng xanh toluidin trong chẩn đoán ung thư miệng (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w