III. Phạm vi nghiên cứu
3.6 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm
Tùy theo thời hạn cho vay mà sẽ áp dụng quy trình cho vay cụ thể, nhưng nhìn chung quy trình cho vay gồm các bước sau:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ tín dụng của khách hàng.
Bước 2: Thẩm định và đánh giá khách hàng. Bước 3: Xét duyệt, ký kết hợp đồng tín dụng.
Bước 4: Giải ngân, giám sát và quản lý vốn tín dụng.
Bước 5: Thu nợ (đối với cho vay), theo dõi giao dịch (đối với bảo lãnh) và xử
lý phát sinh.
Bước 6: Kết thúc hợp đồng tín dụng.
3.6 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2006-2008 HÀNG QUA 3 NĂM 2006-2008
Kết quả hoạt động kinh doanh là vấn đề hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh
ngân hàng. Nó cho thấy được hiệu quả hoạt động của ngân hàng đó đã đạt được mục
tiêu của mình hay không và việc đạt được mục tiêu đó ảnh hưởng tốt hay xấu để từ đó tìm ra biện pháp khắc phục những mặt yếu, phát huy những mặt mạnh trong kinh
doanh góp phần làm cho ngân hàng ngày càng phát triển. Trong 3 năm qua trước
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng VIB Cần Thơ qua 3 năm 2006-2008
ĐVT : Triệu đồng
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007 so với 2006 2008 so với 2007 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền (%) Số tiền (%) 1. Thu nhập 16.853 100 53.910 100 81.135 100 37.057 219,9 27.225 50,5 - Thu từ lãi 15.340 91 47.838 88,7 72.644 89,5 32.498 211,8 24.806 51,9 - Thu từ dịch vụ 791 4,7 2.752 5,1 4.468 5,5 1.961 248,0 1.716 62,3 - Thu nhập khác 722 4,3 3.320 6,2 4.023 5,0 2.598 359,8 703 21,2 2. Chi phí 13.868 100 44.360 100 64.932 100 30.492 218,9 20.572 46,4 - Chi trả lãi 10.283 74,1 32.616 73,5 45.452 69,9 22.333 217,2 12.836 39,4 - Chi dịch vụ 182 1,3 1.022 2,3 3.786 5,8 840 461,5 2.764 270,4 - Chi khác 3.403 24,6 10.722 24,2 15.694 24,3 7.391 215,1 4.972 46,4
Qua bảng số liệu ta thấy trong 3 năm qua ngân hàng kinh doanh rất có hiệu quả,
lợi nhuận ròng qua 3 năm đều tăng. Cụ thể năm 2006, lợi nhuận đạt 2.985 triệu đồng. Sang năm 2007, lợi nhuận tiếp tục tăng và vẫn giữ mức tăng trưởng cao đạt
9.550 triệu đồng, tăng 219,9% so với năm 2006. Lợi nhuận của ngân hàng vào năm
2008 là 16.203 triệu đồng, tăng 69,7% so với năm 2007. Mặc dù tốc độ tăng trưởng
của năm 2008 thấp hơn so với năm 2007 nhưng xét về số tuyệt đối thì mức tăng lợi
nhuận ròng của 2008 là 6.653 triệu đồng cao hơn năm 2007 là 6.565 triệu đồng.
Biểu đồ 1 : Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm
ĐVT : Triệu đồng 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 90000 2006 2007 2008 Doanh thu Chi phí Lợi nhuận
Trong vòng 3 năm qua với phương châm mở rộng quy mô tín dụng, doanh số
cho vay của ngân hàng đã tăng lên đáng kể. Đồng thời, ngân hàng cũng quan tâm đến công tác thu nợ, tập trung thu hồi các khoản nợ xấu nên doanh số thu nợ của
ngân hàng cũng tăng lên. Do đó làm cho thu từ lãi tiền vay tăng nhanh qua 3 năm
với mức cao và đây cũng là nguồn thu chủ yếu khiến cho doanh thu của ngân hàng
hàng như thu tiền tại chỗ, tư vấn miễn phí cho khách hàng, thực hiện mở L/C…nên làm cho thu từ hoạt động dịch vụ cũng tăng lên góp phần làm tăng doanh thu của
ngân hàng. Mặc dù tình hình chi phí cũng có xu hướng gia tăng nhưng đó là do ngân
hàng vừa mới thành lập, phải chịu chi phí đầu tư cơ sở vật chất, tìm kiếm khách
hàng, mở rộng thị trường, gia tăng các dịch vụ nên phải chi nhiều hơn cho việc
quảng cáo, tiền quà tặng cho các khách hàng, đầu tư các trang thiết bị hiện đại… Năm 2007, chi phí tăng với tốc độ cao, tăng 218,9% so với năm 2006. Nguyên
nhân là do trong năm 2007, vốn huy động của ngân hàng tăng cao nên ngân hàng
phải chi trả nhiều hơn để sử dụng nguồn vốn này. Do vốn huy động của ngân hàng thấp nên ngân hàng phải sử dụng thêm vốn điều chuyển và vốn vay để cho vay. Đây
là loại vốn có lãi suất cao nên đã làm tăng chi phí của ngân hàng. Bên cạnh đó với
việc Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO, hoạt động của ngân hàng sẽ chịu nhiều sự cạnh tranh trong tương lai nên ngân hàng phải
chi nhiều hơn để đầu tư trang thiêt bị hiện đại, phát triển công nghệ ngân hàng, đồng
thời cho ra đời các sản phẩm dịch vụ mới như: tiết kiệm rút dần, sản phẩm ngân
hàng trực tuyến VIB4U…nên ngân hàng phải chi nhiều hơn để quảng bá sản phẩm.
Từ đó làm cho chi phí trong năm tăng lên. Mặc dù chi phí tăng với tốc độ cao nhưng
vẫn thấp hơn tốc độ tăng trưởng của doanh thu. Đó chính là những nguyên nhân làm cho lợi nhuận của ngân hàng tăng liên tục qua 3 năm từ 2006 đến 2008.
Đến năm 2008, tăng trưởng doanh thu của ngân hàng là 50,5% thấp hơn so với năm 2007 nhưng đó là do tình hình kinh tế thế giới và nước ta gặp nhiều biến động
mạnh. Tuy vậy nhưng ngân hàng cũng đã cố gắng duy trì doanh thu tăng, đây đã là một biểu hiện tích cực của VIB Cần Thơ.
Nhìn chung, đối với một ngân hàng vừa mới được thành lập như VIB Cần Thơ
thì 3 năm vừa qua, ngân hàng đã đạt được kết quả khá tốt. Tuy nhiên, mặc dù tốc độ tăng trưởng của chi phí vẫn còn thấp hơn doanh thu nhưng vẫn ở mức cao (tăng 218,9% vào năm 2007). Vì vậy, ngân hàng cần phải có những biện pháp tích cực hơn để gia tăng thu nhập và giảm thiểu chi phí để hoạt động kinh doanh của ngân
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA & NHỎ TẠI NGÂN HÀNG QUỐC TẾ
VIB CHI NHÁNH TP CẦN THƠ TỪ NĂM 2006 ĐẾN 2008 4.1 KHÁI QUÁT VỀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN VÀ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2006-2008)
4.1.1 Khái quát về cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm
Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, nguồn vốn không những giữ vai trò quan trọng mà còn mang tính chất quyết định đối với sự ổn định của ngân hàng, ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Do đó, để có thể tồn tại và phát triển
vững bền thì ngân hàng cần có những biện pháp để đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của mình. Ngân hàng Quốc tế VIB CầnThơ đã thu hút và duy trì nguồn vốn nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của mình bằng nhiều hình thức như: huy động vốn qua các loại tiền gửi, vay các tổ chức kinh tế, vốn điều chuyển từ trung ương…Để biết rõ hơn về cơ cầu nguồn vốn của Ngân hàng trong những năm
Bảng 2 : Tình hình nguồn vốn của ngân hàng VIB Cần Thơ qua 3 năm ĐVT : Triệu đồng (Nguồn: Phòng tổng hợp) 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % 1. Tổng VHĐ 118.235 66,1 188.755 57,5 261.143 59,5 70.520 59,6 72.388 38,4 2. Vốn điều chuyển 43.053 24,1 104.293 31,8 124.773 28,4 61.240 142,2 20.480 19,6 3. VCSH và vốn khác 17.691 9,8 35.265 10,7 53.071 12,1 17.574 99,3 17.806 50,4 Tổng 178.979 100,0 328.313 100,0 438.987 100,0 149.334 83,4 110.674 33,7
Bảng 3 : Tình hình huy động vốn của ngân hàng VIB Cần Thơ qua 3 năm
ĐVT : Triệu đồng 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Khoản mục Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền % Số tiền % a. Tiền gửi của các TCKT 37.108 31,4 64.398 34,1 82.719 31,7 27.290 73,5 18.321 28,4 - Không kỳ hạn 23.749 20,1 43.984 23,3 57.490 22,0 20.235 85,2 13.506 30,7 - Có kỳ hạn 13.359 11,3 20.414 10,8 25.229 9,7 7.055 52,8 4.815 23,6
b. Tiền gửi tiết kiệm 72.563 61,4 110.335 58,5 154.469 59,2 37.772 52,1 44.134 40,0
- Không kỳ hạn 17.427 14,7 22.067 11,7 46.340 17,7 4.640 26,6 24.273 110,0 - Có kỳ hạn 55.136 46,6 88.268 46,8 108.129 41,4 33.132 60,1 19.861 22,5
c. Tiền gửi của các TCTD 8.564 7,2 14.022 7,4 23.955 9,2 5.458 63,7 9.933 70,8
Tổng VHĐ 118.235 100,0 188.755 100,0 261.143 100,0 70.520 59,6 72.388 38,4
Qua bảng số liệu ta thấy nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm có nhiều biến động. Tổng nguồn vốn năm 2006 là 178.979 triệu đồng. Vào năm 2007, tổng nguồn
vốn đạt 328.313 triệu đồng, tăng 83,44% so với năm 2006. Và đến năm 2008 thì tiếp
tục tăng lên 438.987 triệu đồng, tức là tăng khoảng 33,7% so với năm 2007. Mặc dù tổng nguồn vốn của ngân hàng đều tăng liên tục qua 3 năm nhưng tốc độ tăng của năm 2008 thấp hơn so với tốc độ tăng vào năm 2007. Lý do là vì vào năm 2008, tình hình kinh tế thế giới rơi vào cuộc khủng hoảng suy thoái nghiêm trọng làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế nước ta. Đây là khoảng thời gian mà hệ thống ngân
hàng trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Tuy vậy, ngân hàng vẫn đạt mức tăng trưởng nguồn vốn khá tốt mà trong đó phải sự gia tăng của vốn huy động là đáng kể nhất.
a) Vốn huy động
Đây là nguồn vốn quan trọng và luôn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn
vốn của ngân hàng. Qua bảng 2, ta thấy rằng vốn huy động liên tiếp tăng qua 3 năm
mà cao nhất là vào năm 2008, đạt 261.143 triệu đồng. Do tính chất quan trọng của
nguồn vốn này nên nó sẽ được đề cập kỹ hơn trong phần sau.
b) Vốn chủ sở hữu và vốn khác
Qua bảng 2, ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu và vốn khác ( bao gồm các quỹ )đều tăng qua các năm. Cụ thể là trong năm 2008, nguồn vốn này đạt 53.071 triệu đồng, tăng 50,4% so với năm 2007. Trong năm 2007, tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn này đạt 99,3% so với năm 2006. Tuy nhiên, nếu xét về số tuyệt đối thì năm 2008 là năm mà nguồn vốn này tăng cao hơn năm 2007. Lý do của việc tăng này là do lợi
nhuận của ngân hàng tại thời điểm trên cũng tăng cao đáng kể nên ngân hàng cũng
trích vốn nhiều hơn. Bên cạnh đó, theo quyết định 493của Ngân hàng Nhà nước nên ngân hàng VIB cũng trích lập quỹ dự phòng rủi ro nhiều hơn làm cho số quỹ dự
phòng của ngân hàng tăng lên.
Mặc dù vốn chủ sở hữu và vốn khác chiếm tỷ trọng nhỏ ( khoảng từ 10% đến 12%) trong cơ cấu nguồn vốn nhưng nó cũng là yếu tố tài chính quan trọng trong
c) Vốn điều chuyển
Một điều dễ nhận thấy là nguồn vốn điều chuyển của ngân hàng tăng liên tục qua các năm. Cụ thể là vào năm 2006, nguồn vốn này đạt 43.053 triệu đồng. Vào năm
2007, vốn điều chuyển của đạt 104.293 triệu đồng, tăng 142,2% so với năm 2006. Đến năm 2008 thì nó đạt 124.773 triệu đồng, tăng 19,6% so với năm 2007. Ta thấy
tốc độ tăng trưởng vốn điều chuyển của ngân hàng vào năm 2008 thấp hơn so với
tốc độ này vào năm 2007 (19,6% so với 142,2%). Điều này là do vào năm 2008,
nguồn vốn huy động của ngân hàng đạt mức rất cao 261.143 triệu đồng nên vào năm
này vốn điều chuyển sẽ ít hơn.
Bảng số liệu 2 cung cấp cho ta cái nhìn khách quan về cơ cấu nguồn vốn của
ngân hàng. Nguồn vốn điều chuyển là nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong
tổng nguồn vốn của VIB Cần Thơ. Vào năm 2006, vốn điều chuyển chiếm 24,1%,
và số liệu này lần lượt qua hai năm 2007, 2008 là 31,8% và 28,4%. Do nguồn vốn huy động tăng cao vào năm 2008 nên làm tỷ trọng vốn điều chuyển giảm xuống trong năm này. Tuy vậy phải nhìn nhận rằng nguồn vốn này chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng. Điều này là do VIB Cần Thơ là ngân hàng
mới vừa thành lập, khả năng huy động vốn vẫn còn nhiều hạn chế nên cần phải có
sự hỗ trợ nhiều từ vốn điều chuyển. Điều này cũng chứng tỏ là VIB Cần Thơ vẫn
còn khá non trẻ về năng lực kinh doanh độc lập và còn phụ thuộc nhiều vào hội sở.
Tóm lại trong xu thế hiện nay để tồn tại và phát triển thì ngân hàng cần đưa ra
biện pháp tích cực hơn để tăng nguồn vốn huy động, giảm bớt vốn điều chuyển từ trung ương. Điều này sẽ làm giảm chi phí, giúp cho hoạt động kinh doanh của ngân
hàng có hiệu quả góp phần làm tăng uy tín và thương hiệu cho VIB.
4.1.2 Khái quát về tình hình huy động vốn của ngân hàng qua 3 năm
Trong hoạt động kinh doanh ngoài vốn điều chuyển từ trung ương thì vốn huy
động là nguồn vốn quan trọng để Ngân hàng cho vay, đáp ứng nhu cầu vốn vay. Nhìn vào bảng 3 - Tình hình huy động vốn của ngân hàng qua 3 năm, cho thấy
gửi tiết kiệm của dân cư là chiếm tỷ trọng cao nhất, sau đó mới đến tiền gửi của các
tổ chức tín dụng.
Với phương thức huy động đa dạng cùng với việc linh hoạt trong công tác huy
động với mức lãi suất thích hợp và các hình thức quảng cáo, quà tặng trúng thưởng... đã thu hút dân cư và các tổ chức kinh tế đến gửi tiền ngày càng nhiều. Từ đó, đã làm cho vốn huy động tăng lên liên tục trong những năm qua. Sự giatăng của
vốn huy động chủ yếu là do sự gia tăng của tiền gửi tiết kiệm, mặc dù tiền gửi tổ
chức kinh tế tăng tuy ít hơn so với tiền gửi tiết kiệm nhưng cũng góp phần rất lớn đến sựgia tăng này.
Mặc dù nguồn vốn huy động của ngân hàng có sự tăng lên nhưng tỷ trọng nguồn
vốn này trong tổng nguồn vốn vẫn còn thấp. Nguyên nhân là do ngân hàng gặp
nhiều khó khăn trong công tác huy động vốn, mà chủ yếu là từ lãi suất huy động.
Ngân hàng VIB Cần Thơ là một ngân hàng thương mại nên lãi suất huy động vốn
phải dựa vào lãi suất trần do Ngân hàng Trung ương quy định. Là một ngân hàng mới thành lập, VIB Cần Thơ muốn thu hút khách hàng gửi tiền thì phải sử dụng lãi suất huy động cao. Tuy nhiên, nếu lãi suất huy động cao thì lãi suất cho vay đầu ra
cũng phải cao để duy trì lợi nhuận. Nếu lãi suất đầu ra quá cao thì sẽ khó có thể cho khách hàng vay được. Do vậy, cái khó của ngân hàng là phải tính mức lãi suất đầu
vào phù hợp nhất, không quá thấp để thu hút khách hàng gửi tiền và duy trì mức lợi
nhuận vừa phải. Do vậy, lãi suất huy động của ngân hàng cũng không cao hơn so
với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Điều này đã góp phần hạn chế khách
hàng đến gửi tiền. Để thấy rõ hơn tình hình vốn huy động trong những năm qua,
Biểu đồ 2 : Cơ cấu vốn huy động của ngân hàng qua 3 năm ĐVT : Triệu đồng 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 2006 2007 2008
Tiền gửi của
TCKT
Tiền gửi tiết kiệm
Tiền gửi của
TCTD
a) Tiền gửi tiết kiệm
Nhìn vào biểu đồ, ta thấy tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng liên tiếp qua 3 năm. Trong những năm qua, thành phố Cần Thơ ngày