Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về rủi ro tín dụng tại VIB Cần Thơ (Trang 56)

III. Phạm vi nghiên cứu

4.2.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng

3 năm

Hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh chính tại các ngân hàng thương mại, trong đó có cả ngân hàng VIB Cần Thơ. Trong phần trên như đã phân tích thì cho thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng có những diễn biến tốt. Tuy nhiên, để đánh

giá chính xác hiệu quả của hoạt động tín dụng thì chúng ta phải dựa vào các chỉ tiêu

tài chính như: vòng quay vốn tín dụng, hệ số thu nợ, mức độ rủi ro tín dụng… Trước khi đi vào phần đánh giá chúng ta quan sát bảng số liệu sau:

Bảng 5 : Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của DNVVN tại ngân hàng qua 3 năm

ĐVT : Triệu đồng

Năm Chênh lệch

Chỉ tiêu Đơn vị tính

2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007

1.Vốn huy động Triệu đồng 118.235 188.755 261.143 70.520 72.388

2.Tổng nguồn vốn Triệu đồng 178.979 328.313 438.987 149.334 110.674

3.Doanh số cho vay Triệu đồng 161.120,2 455.306,4 508.788 294.186,2 53.481,6

4.Doanh số thu nợ Triệu đồng 133.714,1 356.821,9 454.417,2 223.107,8 97.595,3

5.Dư nợ cho vay Triệu đồng

109.645,9 208.130,4 262.501,2 98.484,5 54.370,8

6.Nợ quá hạn Triệu đồng 1.192,3 2.896,6 4.230,7 1.704,3 1.334,1

7.Dư nợ bình quân Triệu đồng

79.486,7 158.888,2 235.315,8 8.VHĐ/TNV % 66,1 57,5 59,5 9.S dư nợ/VHĐ Lần 0,93 1,1 1 10.Nợ quá hạn/S dư nợ % 1,1 1,4 1,6 11.Hệ số thu nợ Lần 83 78,4 89,3 12.Vòng quay tín dụng Vòng 1,7 2,2 1,9 13. Thời gian thu nợ bình quân Ngày

211 163 189

4.2.2.1 Tổng dư nợ / Vốn huy động

Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn huy động của ngân hàng trong quá trình cho vay. Qua bảng trên ta thấy tình hình huy động vốn của ngân hàng còn khá thấp, thể hiện ở tỷ lệ tham gia của vốn huy động vào dư nợ. Tỷ lệ này cao nhất là

vào năm 2007, bình quân cứ 110 đồng dư nợ mới có 1 đồng vốn huy động tham gia. Nguyên nhân là do trong năm 2007, dư nợ của ngân hàng tăng trưởng cao 89,8%

trong khi vốn huy động tăng trưởng thấp hơn với 59,6% nên khả năng đáp ứng của

vốn huy động để cho vay không cao. Qua 3 năm ta thấy mặc dù vốn huy động của ngân hàng tăng lên liên tiếp nhưng nguồn vốn huy động vẫn còn thấp, chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho vay. Tuy nhiên, trong năm 2008 thì vốn huy động có sự gia tăng đáng kể, tăng 72.388 triệu đồng, tạo nên sự chuyển biến về tỷ lệ Tổng dư nợ / Vốn huy động. Trong thời gian tới để cho hoạt động cho vay ngày một tốt hơn cũng như

góp phần làm giảm chi phí cho hoạt động kinh doanh thì ngân hàng cần có những

biện pháp tích cực hơn nữa để gia tăng nguồn vốn huy động, đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng của khách hàng.

4.2.2.2 Vòng quay vốn tín dụng

Đây là chỉ tiêu đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng nhanh hay chậm. Chỉ

tiêu này càng lớn thì hiệu quả của hoạt động tín dụng càng cao. Ta thấy vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng qua 3 năm có biến động nhưng chỉ tiêu này luôn đạt

mức khá. Đối với ngân hàng còn khá non trẻ như VIB Cần Thơ thì những con số

này cũng đã là khá tốt. Cụ thể, năm 2006, vòng quay vốn tín dụng đạt 1,7 vòng, con số qua 2 năm tiếp theo lần lượt là 2,2 vòng và 1,9 vòng vào năm 2007 và 2008. Mặc

dù con số này có giảm vào năm 2008 nhưng mức giảm này vẫn chấp nhận được. Số

liệu trên cho thấy tốc độ luân chuyển vốn tín dụng hay công tác thu hồi nợ của ngân

hàng vẫn chỉ ở mức khá. Vì vậy, muốn cho hoạt động tín dụng ngày càng hiệu quả hơn thì ngân hàng phải tập trung đẩy mạnh tốc độ thu hồi nợ cho vay hơn nữa.

4.2.2.3 Hệ số thu nợ

Hệ số thu nợ qua 3 năm là khá tốt phản ánh trung thực công tác thu hồi nợ của ngân hàng. Năm 2006, hệ số này đạt 83%. Đến năm 2007, nó giảm xuống còn

78,4% do trong năm doanh số cho vay tăng 182,6%, cao hơn doanh số thu nợ là 166,9%. Tuy nhiên, với mức 78,4% thì hệ số thu nợ vẫn ở mức khá, không phải là một dấu hiệu quá xấu cho công tác thu nợ, nhưng ngân hàng cũng cần phải lưu ý

đến. Do vậy, đến năm 2008, hệ số thu nợ đã tăng trở lại với mức khá cao là 89,3%, cao nhất trong 3 năm. Thông qua chỉ tiêu này cho thấy công tác thu nợ đã được ngân

hàng chú trọng thực hiện có hiệu quả tốt hơn cũng như công tác thẩm định dự án được cải thiện, cán bộ tín dụng đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình góp phần vào sự

phát triển của ngân hàng.

4.2.2.4 Thời gian thu nợ bình quân

Bên cạnh hệ số vòng quay thì thời gian thu hồi nợ bình quân cũng là chỉ tiêu

dùng để đánh giá hiệu quả vốn tín dụng trên cơ sở phản ánh thời gian thu nợ nhanh

hay chậm trong số tiền mà ngân hàng đã phát vay cho khách hàng. Qua bảng số liệu

ta thấy thời gian thu nợ có thay đổi theo từng năm. Năm 2006 thời gian thu hồi nợ

bình quân là 211 ngày, năm 2007 thời gian này được rút ngắn xuống còn 163 ngày,

sang năm 2008 thì thời gian thu nợ là 189 ngày, tăng nhưng không đáng kể. Đạt được điều đó phần lớn là do trong hoạt động cho vay, cán bộ tín dụng của ngân hàng

đã chấp hành đúng nguyên tắc, sáng suốt và khách quan, thực hiện tốt công tác thu

hồi nợ, đảm bảo nhanh chóng, kịp thời và đầy đủ, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng.

4.2.2.5 Mức độ rủi ro tín dụng

Mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng được đo lường bằng chỉ tiêu Nợ quá

hạn/Tổng dư nợ. Chỉ tiêu này có xu hướng tăng dần qua các năm. Cụ thể vào năm 2006 là 1,1%, năm 2007 là 1,4% và 1,6% đối với năm 2008. Mặc dù tỉ lệ này tăng trong 3 năm qua nhưng tăng ít và vẫn đảm bảo được yêu cầu an toàn là Nợ quá

hạn/Tổng dư nợ dưới mức 5%. Hoạt động tín dụng của ngân hàng gặp nhiều rủi ro

do theo quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN:“ Nếu khách hàng không hoàn trả nợ theo định kỳ thì sẽ chuyển toàn bộ món nợ vay thành nợ quá hạn” . Tuy vậy, với tình hình tỉ lệ nợ quá hạn tăng thì ngân hàng cũng cần phải chú ý và phải đề ra các biện

Tóm lại, qua các chỉ tiêu trên có thể kết luận rằng hoạt động tín dụng của ngân

hàng đối với khách hàng là DNVVN trong những năm qua có xu hướng phát triển

khá tốt. Mặc dù gặp phải chịu sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn, nhất là các ngân hàng thương mại cổ phần nhưng vốn huy động

của ngân hàng vẫn tăng liên tục qua các năm, quy mô tín dụng ngày càng được mở

rộng, công tác thu nợ vẫn đạt hiệu quả yêu cầu, tỷ lệ nợ quá hạn tuy vẫn tăng nhưng

vẫn ở mức độ khá an toàn. Với kết quả trên sẽ làm nền tảng và định hướng cho hoạt động của ngân hàng trong thời gian tới ngày càng tốt hơn góp phần làm tăng uy tín

ngân hàng.

Ta thấy 3 năm qua, tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng tuy tăng ít và vẫn nằm trong

mức cho phép nhưng không thể kết luận là mức độ rủi ro của ngân hàng vẫn an toàn.

Để có thể đánh giá một cách chính xác mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng ta cần

xem xét thêm tình hình nợ quá hạn theo ngành, theo thành phần kinh tế và theo phân loại nợ của ngân hàng.

4.3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG VIB CẦN THƠ QUA 3 NĂM

Trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, rủi ro là vấn đề không thể tránh khỏi.

Dù một ngân hàng hoạt động tốt đâu đi nữa thì rủi ro vẫn luôn tiềm ẩn và có thể xảy

ra. Biểu hiện của nó là nợ quá hạn tăng qua các năm. Sau đây chúng ta sẽ xem xét

thực trạng rủi ro tín dụng của Ngân hàng Quốc tế VIB Cần Thơ mà chủ yếu là phân tích rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trong những năm qua. Như đã trình bày ở trên, tín dụng của đối tượng khách hàng doanh nghiệp chiếm đến 72% trong cơ cấu tín dụng của ngân hàng. Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ là đối tượng mà ngân hàng xác định phải tập trung hướng đến ngay từ những ngày đầu

mới thành lập. Cho đến thời điểm này, VIB Cần Thơ cho vay đối tượng doanh

nghiệp với 100% đều là loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là đối tượng chiếm

tỷ trọng lớn trong cơ cấu quy mô doanh nghiệp ở TP Cần Thơ, hơn nữa doanh

nghiệp vừa và nhỏ đang được Nhà nước quan tâm và tạo điều kiện tốt để phát triển trong tương lai.

4.3.1 Tình hình nợ quá hạn

Xét trong chỉ tiêu dư nợ còn có một khoản nữa đó là nợ quá hạn, đây là dạng dư

nợ mà ngân hàng luôn phấn đấu đạt mức thấp nhất. Nó thể hiện mức độ rủi ro tín

dụng của ngân hàng trong từng thời kỳ. Số liệu về tình hình nợ quá hạn được thể

hiện ở bảng 6.

Bảng 6: Tình hình nợ quá hạn chung của ngân hàng qua 3 năm

ĐVT : Triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Chênh lệch 07/06 Chênh lệch 08/07 Nợ quá hạn 1.656 4.023 5.876 2.367 1.853 -Ngắn hạn 527 911 1.259 384 348 -Trung và dài hạn 1.129 3.112 4.617 1.983 1.505

Sau đây là biểu đồ thể hiện tình hình nợ quá hạn chung của ngân hàng vào các

Biểu đồ 6: Tình hình nợ quá hạn của ngân hàng qua 3 năm ĐVT : Triệu đồng 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 2006 2007 2008 Nợ quá hạn Ngắn hạn Trung&dài hạn

Ta thấy nợ quá hạn của ngân hàng có xu hướng tăng qua các năm. Nó đạt 1.656

triệu đồng năm 2006 và tiếp tục tăng lên đến 5.876 triệu đồng vào năm 2008. Đây là

một dấu hiệu không tốt mà ngân hàng cần phải có các giải pháp cần thiết nhằm làm giảm tỉ lệ nợ quá hạn để hoạt động kinh doanh ngày càng có hiệu quả hơn. Xét riêng

về nợ quá hạn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, ta có bảng số liệu chi tiết hơn về nợ

Bảng 7 : Tình hình nợ quá hạn của DNVVN tại ngân hàng qua 3 năm ĐVT : Triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Chênh lệch 07/06 Chênh lệch 08/07 Nợ quá hạn 1.656 4.023 5.876 2.367 1.853 -DNVVN 1.192,3 2.896,6 4.230,7 1.704,3 1.334,1 -Khác 463,7 1.126,4 1.645,3 662,7 518,9

Nợ quá hạn của doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng dần qua các năm, từ 1.192,3 triệu đồng năm 2006, tăng vọt lên 2.896,6 triệu đồng năm 2007 và tăng lên 4.230,7 triệu đồng năm 2008. Sở dĩ năm 2007 nợ quá hạn của ngân hàng tăng đến 142,9% so với năm trước là vì sự tăng lên đáng kể ở khoản mục doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do cuối năm 2007, nợ quá hạn tăng cao nên vào năm 2008 ngân hàng đã tập trung giải quyết

thu hồi nợ gốc và lãi, vì thế mà nó đã không tăng nhiều như năm trước. Nợ quá hạn

của loại hình doanh nghiệp này chiếm tỷ trọng khoảng 70% trong cơ cấu nợ quá hạn

của ngân hàng. Điều này cho thấy, mặc dù thu nhập từ hoạt động tín dụng của ngân

hàng phần lớn rơi vào doanh thu từ hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhưng

cũng chính đối tượng này tạo ra nhiều khoản nợ quá hạn cho ngân hàng. Như vậy,

ngân hàng cần phải cải thiện công tác thu hồi nợ, trích dự phòng rủi ro đối với các

khoản nợ quá hạn và thẩm định kỹ khả năng tài chính của khách hàng trước khi cho

vay. Tuy nhiên, để đánh giá được mức độ rủi ro của ngân hàng thì cần xem xét thêm nợ quá hạn theo các tiêu chí phân loại của ngân hàng như theo phân loại nợ, theo

ngành kinh tế....

4.3.2 Rủi ro nợ quá hạn tính theo thời gian

Bảng 8 : Tình hình nợ quá hạn của ngân hàng theo phân loại nợ qua 3 năm

ĐVT : Triệu đồng

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Chỉ tiêu Số tiền Nhóm nợ/∑Dư nợ(%) Số tiền Nhóm nợ/∑Dư nợ(%) Số tiền Nhóm nợ/∑Dư nợ(%) Nợ nhóm 1 150.230 98,92 285.047 98,61 358.709 98,4 Nợ nhóm 2 406 0,27 1.132 0,39 1.501 0,4 Nợ xấu 1.250 0,81 2.891 1,00 4.375 1,2 - Nhóm 3 403 0,26 343 0,12 1.562 0,43 - Nhóm 4 811 0,53 1.377 0,48 870 0,24 - Nhóm 5 36 0,02 1.171 0,41 1.943 0,53 ∑ Dư nợ 152.286 289.070 364.585 (Nguồn: Phòng tổng hợp)

Trong quan hệ kinh doanh, việc trễ hẹn thanh toán từ 1 đến 10 ngày là chuyện

bình thường và thường xuyên xảy ra do khách hàng chưa gom đủ tiền, trong khi

theo Quyết định 493 của Ngân hàng nhà nước thì các khoản nợ chậm trả 1 ngày so với cam kết trong hợp đồng tín dụng là đã chuyển sang nợ quá hạn. Qua bảng số liệu

trên ta thấy cơ cấu nợ quá hạn thay đổi tùy theo từng năm. Vào năm 2006, nợ nhóm

2 và nhóm 4 chiếm tỷ trọng cao nhất. Tuy nhiên, đây cũng là những khoản nợ mà ngân hàng còn có khả năng thu hồi được, hơn nữa số tiền phạt do quá hạn cũng sẽ làm tăng thu nhập cho ngân hàng. Nhưng đến năm 2007 thì nợ nhóm 4 và nhóm 5 lại chiếm tỷ trọng cao. Từ đó dẫn đến tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tăng lên 1%. Năm

2008, nợ nhóm 3 và nhóm 5 chiếm tỷ lệ cao, tăng lên so với năm trước nên đã làm cho nợ xấu của ngân hàng tăng lên 1,2%. Sở dĩ tỷ trọng nợ xấu tăng lên như vậy một

phần là do công tác thẩm định khả năng tài chính của khách hàng trước khi cho vay

chưa được thực hiện tốt, một phần là do ảnh hưởng khách quan trong giai đoạn kinh

tế gặp nhiều khó khăn nên khách hàng vay vốn không có khả năng chi trả vốn vay

kịp thời. Một số khoản vay vốn dài hạn để mở rộng hoạt động kinh doanh là vào thời gian kinh tế tăng trưởng tốt. Đến khi đến hạn trả nợ vay thì doanh nghiệp gặp

phải cơn bão lạm phát, suy thoái kinh tế, hoạt động kinh doanh kém hiệu quả làm cho họ không có đủ tiền để chi trả nợ đã vay. Tuy nhiên, ta sẽ đi sâu vào phân tích nợ xấu của ngân hàng theo phân loại nợ đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ta có

Bảng 9 : Tình hình nợ xấu của DNVVN tại ngân hàng qua 3 năm

ĐVT : Triệu đồng

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Chỉ tiêu Số tiền Nợ xấu/∑Dư nợ(%) Số tiền Nợ xấu/∑Dư nợ(%) Số tiền Nợ xấu/∑Dư nợ(%) Nợ xấu 900 0,59 2.081,5 0,72 3.150 0,86 - Nhóm 3 290,2 0,19 246,9 0,09 1.124,6 0,31 - Nhóm 4 583,9 0,38 991,4 0,34 626,4 0,17 - Nhóm 5 25,9 0,02 843,2 0,29 1.399 0,38 ∑ Dư nợ 152.286 289.070 364.585 (Nguồn: Phòng tổng hợp)

So sánh số liệu ở bảng số 9 – Tình hình nợ xấu của DNVVN tại ngân hàng với

số liệu ở bảng 8 – Tình hình nợ quá hạn của ngân hàng theo phân loại nợ ta sẽ thấy

rằng rủi ro nợ xấu của ngân hàng tập trung nhiều vào đối tượng là doanh nghiệp-đối tượng cho vay chủ yếu của ngân hàng. Tỷ trọng nợ xấu/Tổng dư nợ tăng dần qua 3 năm là 0,59 ; 0,72 và 0,86. Trong đó, nợ nhóm 3 và nhóm 4 có tăng và có giảm qua các năm nhưng riêng đối với nợ nhóm 5 thì chỉ tăng mà không có giảm. Tỷ trọng nợ

xấu cao nhất là vào năm 2008 với 0,86% do trong năm này, nguyên nhân là do một

số khách hàng doanh nghiệp tư nhân hoạt động bị thua lỗ, một số không thể chi trả

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về rủi ro tín dụng tại VIB Cần Thơ (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)