Phân tích kỹ về khách hàng trước khi cho vay

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về rủi ro tín dụng tại VIB Cần Thơ (Trang 86 - 87)

III. Phạm vi nghiên cứu

5.3. Phân tích kỹ về khách hàng trước khi cho vay

Trong thời gian qua đã có trường hợp khách hàng sử dụng báo cáo tài chính

không chính xác đến ngân hàng xin vay vốn, một số khách hàng không có chiến lược kinh doanh lâu dài,… nên hoạt động kinh doanh kém hiệu quả gây ra nợ quá

hạn cho ngân hàng. Vì vậy trong thời gian tới ngân hàng cần phân tích, đánh giá kỹ hơn về khách hàng trước khi quyết định cho vay. Trong đó cần tập trung kỹ vào những nội dung sau:

-Nắm bắt thông tin về khách hàng: việc này sẽ giúp cho ngân hàng có cái nhìn khái quát về khách hàng. Nắm bắt thông tin về khách hàng có thể thực hiện qua các

hình thức sau:

-Thu thập thông tin qua báo cáo tài chính của khách hàng, tốt nhất là thu thập các báo cáo tài chính đã được kiểm toán.

-Đối với những khách hàng vay số vốn lớn, ngân hàng nên thu thập thông tin

về khách hàng qua trung tâm thông tin tín dụng (CIC) trước khi cho vay.

-Khoảng 3 năm 1 lần mở các hội nghị khách hàng để có những thông tin về

khách hàng từ chính khách hàng, từ các khách hàng khác, qua đó cũng để thấy được nhưng nguyên nhân làm cho hoạt động kinh doanh của khách hàng kém hiệu quả để

ngân hàng có giải pháp phù hợp cho hoạt động của mình.

-Liên kết với các ngân hàng khác trên địa bàn trong việc cung cấp về thông tin

của khách hàng cho nhau, điều này cũng sẽ giúp ngân hàng tránh hiện tượng đảo nợ.

-Phối hợp với chính quyền địa phương để tìm hiểu, sàng lọc những khách hàng có uy tín để cho vay.

+Xem xét kỹ kế hoạch sử dụng vốn của khách hàng, đòi hỏi khách hàng phải

có chiến lược kinh doanh dài hạn.

+Đánh giá khả năng điều hành sản xuất của lãnh đạo của đơn vị vay vốn,

xem xét bộ máy tổ chức của đơn vị. Năng lực của người lãnh đạo phần nào sẽ quyết định sự thành công hay thất bại của đơn vị; bên cạnh đó thì bộ máy tổ chức cũng có ảnh hưởng rất lớn, nếu bộ máy tổ chức quá cồng kềnh hay không ổn định, thay đổi nhiều lần cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của đơn vị.

+Xem xét kỹ sản phẩm, dịch vụ mà khách hàng cung ứng: Sản phẩm, dịch

vụ đó có thể tiệu thụ trên thị trường hiện tại và tương lai như thế nào, so sánh giá

bán đối với các sản phẩm cùng loại, xem xét khả năng cạnh tranh của các đối thủ…

+Đánh giá cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ của đơn vị vay vốn để có thể xác định thực trạng và triển vọng về hoạt động kinh doanh trên thị trường, cũng như để khẳng định sự tồn tại và phát triển của đơn vị trong tương lai.

+Đánh giá năng lực tài chính của khách hàng nhằm giúp cho ngân hàng nắm được thực trạng trong sản xuất kinh doanh cũng như khả năng thoanh toán của

khách hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về rủi ro tín dụng tại VIB Cần Thơ (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)