III. Phạm vi nghiên cứu
4.2.1. Phân tích hoạt động tín dụng
Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, ngoài họat động huy động vốn nhằm
chủ động được nguồn vốn thì hoạt động sử dụng vốn được xem là hoạt động chủ
yếu mà ngân hàng cần phải quan tâm nhằm đem lại nguồn thu nhập cho ngân hàng. Trong thời gian qua, để hoạt động tín dụng của ngân hàng có hiệu quả hơn cũng như để có thể cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn, ngân hàng đã
đa dạng hoá các hình thức cho vay của mình như: cho vay theo dự án, cho vay bảo
lãnh, cho vay thuê mua… Trước đây, Ngân hàng Quốc tế VIB Việt Nam cho vay trung và dài hạn là chủ yếu nhưng trong những năm gần đây theo đà phát triển của đất nước cũng như để giảm thiểu rủi ro cho hoạt động tín dụng, ngân hàng đã tăng cường cho vay ngắn hạn, giảm dần cho vay trung và dài hạn. Đối với ngân hàng VIB Cần Thơ, đối tượng khách hàng doanh nghiệp đều là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là đối tượng khách hàng chính mà ngân hàng muốn khai thác. Với sự chuyển hướng trên, hoạt động tín dụng của ngân hàng trong những năm qua đã có những
Bảng 4 : Tình hình hoạt động tín dụng của DNVVN tại ngân hàng VIB Cần Thơ qua 3 năm
ĐVT : Triệu đồng
(Nguồn: Phòng tổng hợp)
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tương đối(%) Số tiền Tương đối(%) Tổng doanh số cho vay 161.120,2 100 455.306,4 100 508.788 100 294.186,2 182,6 53.481,6 11,7
1. Ngắn hạn. 113.589,7 70,5 299.136,3 65,7 423.311,6 83,2 185.546,6 163,3 124.175,3 41,5 2. Trung và dài hạn. 47.530,5 29,5 156.170,1 34,3 85.476,4 16,8 108.639,6 228,6 (70.693,7) (45,2)
Tổng doanh số thu nợ 133.714,1 100 356.821,9 100 454.417,2 100 223.107,8 166,9 97.595,3 27,4
1. Ngắn hạn 89.722,2 67,1 233.004,7 65,3 368.986,8 81,2 133.282,5 148,6 135.982,1 58,4 2. Trung và dài hạn 43.991,9 32,9 123.817,2 34,7 85.430,4 18,8 79.825,3 181,5 (38.386,8) (31)
Tổng dư nợ cho vay 109.645,9 100 208.130,4 100 262.501,2 100 98.484,5 89,8 54.370,8 26,1
1. Ngắn hạn 70.612 64,4 136.741,7 65,7 191.100,9 72,8 66.129,7 93,7 54.359,2 39,8 2. Trung và dài hạn 39.033,9 35,6 71.388,7 34,3 71.400,3 27,2 32.354,8 82,9 11,6 0,02
Nợ quá hạn 1.192,3 100 2.896,6 100 4.230,7 100 1.704,3 142,9 1.334,1 46,1
1. Ngắn hạn 379,4 31,8 655,9 22,6 906,5 21,4 276,5 72,9 250,6 38,2 2. Trung và dài hạn 812,9 68,2 2.240,7 77,4 3.324,2 78,6 1.427,8 175,6 1.083,5 48,4
Để hiểu rõ hơn tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng trong những năm
qua, chúng ta cần đi cụ thể vào từng hoạt động tín dụng của ngân hàng.
4.2.1.1 Doanh số cho vay
Doanh số cho vay là số tiền mà ngân hàng đã giải ngân dưới hình thức tiền mặt
hay chuyển khoản trong một thời gian nhất định theo hợp đồng tín dụng. Sự tăng trưởng của doanh số cho vay thể hiện quy mô tăng trưởng của công tác tín dụng.
Trong những năm qua, hoạt động cho vay của ngân hàng đã có những diễn biến tốt,
doanh số cho vay không ngừng tăng lên qua các năm. Đây là kết quả của sự nỗ lực
hết mình cùng với việc thực hiện các biện pháp mở rộng tín dụng, cải thiện thủ tục
xin vay vốn, cũng như tác phong phục vụ của cán bộ tín dụng. Sau đây là tình hình doanh số cho vay trong 3 năm qua:
Biểu đồ 3 : Tình hình doanh số cho vay của ngân hàng qua 3 năm
ĐVT : Triệu đồng 0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 2006 2007 2008 Doanh số cho vay Ngắn hạn Trung&dài hạn
Doanh số cho vay có sự biến động theo hướng mở rộng cho vay. Cụ thể, vào
với 2006. Nguyên nhân là do ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động tín dụng , tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng vay vốn.
Doanh số cho vay ở năm 2007 tăng so với năm 2006 là do năm 2007 tình hình kinh tế trên địa bàn Thành Phố Cần Thơ có nhiều biến đổi, một bộ phận dân cư sản
xuất kinh doanh có hiệu quả nên họ có nhu cầu vay vốn để mở rộng quy mô sản xuất
kinh doanh, một bộ phận người chuyển dịch cơ cấu kinh tế nên họ cần vay thêm vốn để đầu tư cho lĩnh vực kinh doanh kinh doanh mới. Bên cạnh đó, Ngân hàng Quốc
tế VIB hoạt động cho vay chủ yếu là cho vay trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và thương mại mà kể từ khi Thành Phố Cần Thơ trở thành thành phố loại I trực
thuộc Trung Ương thì do yêu cầu phát triển chung của Thành Phố, để góp phần thiết
thực vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và để tạo ra thế và lực
mới góp phần đưa Thành Phố Cần Thơ sớm được công nhận là đô thị loại I trong
những năm 2006 – 2010 theo mô hình “Cần Thơ là thành phố đồng bằng hiện đại, đô thị xanh ven sông Mê Kông trù phú, là trung tâm công nghiệp, trung tâm thượng
mại dịch vụ, trung tâm văn hoá thể thao, giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ; là đầu mối giao thông vận tải trong cả nước và quốc tế; là trọng điểm chiến lược về
quốc phòng an ninh của Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước” cho nên có rất nhiều Khu chung cư, Khu đô thị mới, Khu công nghiệp... đã, đang và tiếp tục mọc lên mà điển hình là Khu công nghiệp Nam sông Cần Thơ. Chính vì vậy, lĩnh vực
công nghiệp, xây dựng và thương mại ngày càng phát triển; do ở giai đoạn đầu của
quá trình phát triển cho nên lĩnh vực công nghiệp và xây dựng rất cần có sự hỗ trợ
vốn từ nhiều tổ chức khác nhau mà chủ yếu là sự hỗ trợ từ phía ngân hàng nên đã làm cho doanh số cho vay trong lĩnh vực ngày càng tăng.
Hoạt động cho vay của Ngân hàng VIB Cần Thơ là công nghiệp, xây dựng và thủy sản là do: có nhiều công trình được thi công cho nên nhu cầu về vốn của những
khách hàng trong ngành xây dựng tăng cao, nhất thời họ chưa có đủ vốn để đáp ứng
nhu cầu này nên họ đã đến ngân hàng để vay vốn; còn đối với ngành công nghiệp do
sự phát triển của địa phương và trước xu thế gia nhập WTO như hiện nay, những
để mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng tính cạnh tranh trên thương trường để có thể tiếp tục tồn tại và phát triển mạnh mẽ cho nên nhu cầu
về vốn của họ tăng, mà lượng vốn để đầu tư cho ngành công nghiệp là rất lớn cho
nên những khách hàng này chưa đáp ứng đủ và kịp thời lượng vốn này nên đã đến
ngân hàng để vay vốn.
Doanh số cho vay ở năm 2008 tiếp tục tăng so với năm 2007 là do quá trình quy hoạch tổng thể Thành Phố Cần Thơ vẫn đang tiếp tục diễn ra và ngày càng rầm rộ hơn, do yêu cầu phát triển kinh tế trong thời kỳ mới – thời kỳ hội nhập kinh tế quốc
tế. Điều này chứng tỏ nhu cầu về vốn cho nền kinh tế ngày càng cao, hoạt động tín
dụng của ngân hàng càng được mở rộng, khách hàng đến giao dịch với ngân hàng ngày càng thực hiện tốt chức năng trung gian tài chính của mình.
Cụ thể, doanh số cho vay của ngân hàng qua các năm 2006, 2007, 2008 lần lượt
là 161.120,2, 455.306,4, 508.788 triệu đồng và tăng trưởng với tốc độ là 182,6%
năm 2007 và 11,7% năm 2008. Chỉ riêng năm 2008, doanh số cho vay của ngân
hàng cũng tăng nhưng tăng với tốc độ thấp hơn năm 2007, đó là do ảnh hưởng của
suy thoái kinh tế toàn cầu. Nhìn vào bảng 4-Tình hình hoạt động tín dụng của
DNVVN tại ngân hàng qua 3 năm, ta thấy trong cơ cấu doanh số cho vay thì cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều so với doanh số cho vay trung và dài hạn, khoảng từ 65% đến 83%. Tuy tỷ trọng cơ cấu có dịch chuyển qua các năm nhưng đây là biến động không đáng kể.
Nhìn chung, ngân hàng đã mở rộng công tác cho vay nhưng chỉ chủ yếu là cho vay ngắn hạn còn công tác cho vay trung và dài hạn thì biến động không đều lúc tăng lúc giảm và luôn chiếm một tỷ lệ rất thấp trong tổng số cho vay. Sở dĩ như vậy là vì hoạt động kinh doanh của ngân hàng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, những món vay
mà ngân hàng cho khách hàng vay thường là những món vay tương đối lớn và nếu
cho vay với thời gian dài thì khả năng phát sinh rủi ro rất cao. Nắm bắt được tình hình đó, ngân hàng đã hết sức thận trọng trong việc cấp tín dụng trung hạn và dài hạn. Cán bộ tín dụng chỉ xét duyệt cho vay đối với những khách hàng vay trung và
thi, có kế hoạch trả nợ hữu hiệu để đảm bảo cho việc thu hồi nợ đúng hạn, nâng cao
tính hiệu quả trong công tác cho vay của ngân hàng.
4.2.1.2 Doanh số thu nợ
Doanh số cho vay phản ánh số lượng và quy mô tín dụng của ngân hàng chứ chưa phản ánh được hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng, vì hiệu quả sử dụng vốn được thể hiện ở việc trả nợ vay của khách hàng. Nếu khách hàng luôn trả nợ đúng
hạn thì chứng tỏ ngân hàng đã sử dụng vốn vay của mình một cách hiệu quả, có thể
luân chuyển được nguồn vốn một cách dễ dàng. Nói cách khác, doanh số cho vay là
điều kiện cần, còn doanh số thu nợ là điều kiện đủ để hoạt động ngân hàng được duy
trì và phát triển. Như vậy, doanh số thu nợ cũng là một trong những chỉ tiêu đánh
giá hiệu quả công tác tín dụng trong từng thời kỳ. Sau đây chúng ta sẽ xét tình hình thu nợ của Ngân hàng qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 4 : Tình hình thu nợ của ngân hàng qua 3 năm
ĐVT : Triệu đồng 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 400000 450000 500000 2006 2007 2008 Doanh số thu nợ Ngắn hạn Trung&dài hạn
Quan sát biểu đồ, ta thấy tình hình thu nợ của ngân hàng diễn ra khá tốt. Cùng với sự tăng lên của doanh số cho vay thì ta thấy doanh số thu nợ của ngân hàng cũng
có sự gia tăng đáng kể. Điều này thể hiện công tác thu hồi nợ của ngân hàng được
quan tâm nhiều hơn. Doanh số thu nợ của ngân hàng tăng liên tục qua ba năm với
tốc độ tương đối cao. Nguyên nhân làm cho doanh số thu nợ tăng trưởng tương đối
cao và ổn định như vậy là do cán bộ tín dụng rất tích cực trong công tác quản lý
món vay, thu hồi nợ và thường xuyên đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn. Bên cạnh đó, do nhu cầu vốn của các khách hàng ngày càng tăng lên nên muốn tiếp tục
vay vốn của ngân hàng. Vì vậy, họ có ý thức trả nợ đúng hạn để giữ uy tín, duy trì quan hệ lâu dài với ngân hàng.
Doanh số thu nợ năm 2007 là 356.821,9 triệu đồng, tăng 166,9% so với năm 2006. Đến năm 2008, doanh số thu nợ đạt 454.417,2 triệu đồng, tăng 27,4% so với năm 2007. Điều này là do vào cuối năm 2007, nợ quá hạn của ngân hàng lên đến
2.896,6 triệu đồng, tăng 142,9%, vì vậy mà ngân hàng đã tập trung thu hồi nợ, tận
thu nợ gốc và lãi. Đồng thời một số khách hàng không thể trả nợ cho ngân hàng thì ngân hàng đã nhanh chóng xử lý đối với trường hợp này bằng cách phát mãi tài sản,
bán nợ cho công ty quản lý nợ thuộc Bộ Tài Chính để thu nợ nên góp phần làm cho doanh số thu nợ tăng lên. Hơn nữa, trong năm đối tượng khách hàng chủ yếu của
ngân hàng là các công ty thủy hải sản sử dụng vốn có hiệu quả, đồng thời đối tượng
này cũng cần thêm vốn để đầu tư dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô và tăng
doanh số,... nên đã trả nợ đúng hạn cho ngân hàng để có thể tiếp tục vay vốn.
Trong những năm gần đây thì các ngành công nghiệp nhẹ và ngành thủy sản trên
địa bàn Thành Phố Cần Thơ hoạt động kinh doanh ngày càng có hiệu quả, nhất là
các đối tượng hoạt động chế biến xuất nhập khẩu. Vì vậy, hoạt động của các đối tượng này thu được lợi nhuận cao nên trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Đây chính là
nguyên nhân chủ yếu làm cho doanh số thu nợ của ngân hàng trong năm 2007 tăng
cao và tiếp tục tăng vào năm 2008. Doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn so với doanh số thu nợ trung và dài hạn và tăng trưởng qua các năm. Điều này
Tuy nhiên, trong những năm qua, ngân hàng đã áp dụng biện pháp bán nợ, phát
mãi tài sản để thu hồi vốn đã làm tổn thất đi một phần doanh thu của ngân hàng. Vì vậy, trong tương lai ngân hàng nên hạn chế việc sử dụng biện pháp này thông qua việc thẩm định kỹ khách hàng trước khi quyết định cho vay vốn và quản lý tốt món vay cho đến khi món vay đến hạn, góp phần nâng cao tính hiệu quả trong hoạt động
tín dụng của ngân hàng.
Nhìn chung, công tác thu hồi nợ của ngân hàng trong ba năm qua là khá tốt dù
năm 2008 là năm ngân hàng đối mặt với nhiều khó khăn do lạm phát và suy thoái kinh tế. Doanh số thu nợ tăng cao trong những năm qua cho thấy sự nỗ lực, cố gắng
không ngừng của đội ngũ cán bộ tín dụng trong thời gian qua, không chỉ mở rộng tín
dụng, tìm kiếm thị trường để gia tăng doanh số cho vay mà cón chú ý đến công tác
theo dõi, kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng, đôn đốc khách hàng trả nợ
và lãi đúng hạn như trong hợp đồng tín dụng. Điều này cũng cho thấy công tác thẩm định của ngân hàng có hiệu quả góp phần làm cho hoạt động kinh doanh ngân hàng ngày càng tốt.
4.2.1.3 Tình hình dư nợ
Dư nợ cho vay là khoản tiền đã giải ngân mà ngân hàng chưa thu hồi về. Đây
cũng là một chỉ tiêu xác thực để đánh giá về quy mô của hoạt động tín dụng trong
từng thời kỳ. Hầu hết các ngân hàng có dư nợ cao thường là những ngân hàng có quy mô hoạt động, nguồn vốn mạnh và đa dạng.
Biểu đồ 5: Tình hình dư nợ của ngân hàng qua 3 năm ĐVT : Triệu đồng 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 2006 2007 2008 Tổng dư nợ Ngắn hạn Trung&dài hạn
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy tình hình tổng dư nợ cho vay của ngân hàng tăng lên qua các năm. Đây là điều đáng mừng vì nó cho thấy tình hình hoạt động tín dụng
của ngân hàng ngày càng có hiệu quả. Cụ thể vào năm 2007, dư nợ cho vay tăng
89,8% so với năm 2006. Nhưng vào năm 2008, tuy dư nợ của ngân hàng có tăng nhưng tăng với tốc độ thấp hơn so với 2007, chỉ tăng 26,1%. Nguyên nhân làm cho
dư nợ ở năm 2007 tăng cao là do ngân hàng đang mở rộng cho vay để góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế địa phương, mặt khác làm tăng thêm lợi nhuận cho ngân
hàng, đồng thời là do doanh số cho vay tăng mạnh qua các năm cộng với việc thu
hồi nợ được thực hiện khá tốt. Ta thấy mức tăng của doanh số cho vay cao hơn mức tăng của dư nợ, điều này cho thấy được tính hiệu quả trong hoạt động tín dụng của
ngân hàng, dù ngân hàng cũng có những khoản nợ quá hạn.
Bên cạnh đó, dư nợ 2007 tăng một phần cũng là do cơ cấu kinh tế trên địa bàn thành phố Cần Thơ bắt đầu có sự chuyển dịch vào các ngành công nghiệp nhẹ, thương mại dịch vụ và thủy sản, nhiều công trình với quy mô lớn được khởi công