Khái quát về tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về rủi ro tín dụng tại VIB Cần Thơ (Trang 41 - 47)

III. Phạm vi nghiên cứu

4.1.2.Khái quát về tình hình huy động vốn

Trong hoạt động kinh doanh ngoài vốn điều chuyển từ trung ương thì vốn huy

động là nguồn vốn quan trọng để Ngân hàng cho vay, đáp ứng nhu cầu vốn vay. Nhìn vào bảng 3 - Tình hình huy động vốn của ngân hàng qua 3 năm, cho thấy

gửi tiết kiệm của dân cư là chiếm tỷ trọng cao nhất, sau đó mới đến tiền gửi của các

tổ chức tín dụng.

Với phương thức huy động đa dạng cùng với việc linh hoạt trong công tác huy

động với mức lãi suất thích hợp và các hình thức quảng cáo, quà tặng trúng thưởng... đã thu hút dân cư và các tổ chức kinh tế đến gửi tiền ngày càng nhiều. Từ đó, đã làm cho vốn huy động tăng lên liên tục trong những năm qua. Sự giatăng của

vốn huy động chủ yếu là do sự gia tăng của tiền gửi tiết kiệm, mặc dù tiền gửi tổ

chức kinh tế tăng tuy ít hơn so với tiền gửi tiết kiệm nhưng cũng góp phần rất lớn đến sựgia tăng này.

Mặc dù nguồn vốn huy động của ngân hàng có sự tăng lên nhưng tỷ trọng nguồn

vốn này trong tổng nguồn vốn vẫn còn thấp. Nguyên nhân là do ngân hàng gặp

nhiều khó khăn trong công tác huy động vốn, mà chủ yếu là từ lãi suất huy động.

Ngân hàng VIB Cần Thơ là một ngân hàng thương mại nên lãi suất huy động vốn

phải dựa vào lãi suất trần do Ngân hàng Trung ương quy định. Là một ngân hàng mới thành lập, VIB Cần Thơ muốn thu hút khách hàng gửi tiền thì phải sử dụng lãi suất huy động cao. Tuy nhiên, nếu lãi suất huy động cao thì lãi suất cho vay đầu ra

cũng phải cao để duy trì lợi nhuận. Nếu lãi suất đầu ra quá cao thì sẽ khó có thể cho khách hàng vay được. Do vậy, cái khó của ngân hàng là phải tính mức lãi suất đầu

vào phù hợp nhất, không quá thấp để thu hút khách hàng gửi tiền và duy trì mức lợi

nhuận vừa phải. Do vậy, lãi suất huy động của ngân hàng cũng không cao hơn so

với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Điều này đã góp phần hạn chế khách

hàng đến gửi tiền. Để thấy rõ hơn tình hình vốn huy động trong những năm qua,

Biểu đồ 2 : Cơ cấu vốn huy động của ngân hàng qua 3 năm ĐVT : Triệu đồng 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 2006 2007 2008

Tiền gửi của

TCKT

Tiền gửi tiết kiệm

Tiền gửi của

TCTD

a) Tiền gửi tiết kiệm

Nhìn vào biểu đồ, ta thấy tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng liên tiếp qua 3 năm. Trong những năm qua, thành phố Cần Thơ ngày càng phát triển nên đời sống người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao, đồng

thời thì nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt của người dân cũng tăng cao nên đem vốn nhàn rỗi của mình đến ngân hàng để đảm bảo an toàn và hưởng lãi suất.

Mặt khác, dù ngân hàng quốc tế VIB Cần Thơ là ngân hàng thương mại vừa mới

thành lập nhưng thương hiệu của VIB Việt Nam đã tạo được lòng tin rất lớn trong

lòng khách hàng trong suốt những năm qua với thành tích là ngân hàng có tổng tài sản xếp thứ 5 trong tất cả các ngân hàng thương mại nên mặc dù lãi suất không cao, khách hàng vẫn an tâm đến gửi tiền.

Trong năm 2006, nền kinh tế nước ta tăng trưởng khá tốt nên đối với tiền nhàn rỗi tạm thời, dân cư đem gửi tiết kiệm. Nhờ vậy, tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đến năm 2007, loại tiền gửi này đạt 110.335 triệu đồng, tăng 52,1% so với năm 2006. Tuy nhiên, vào năm 2007, giá cả hàng hóa, sản phẩm trên thị trường có dấu

hiệu tăng, nhất là vào thời điểm cuối năm. Do vậy, mặc dù tiền gửi tiết kiệm của dân cư tăng nhưng với tốc độ tăng 52,1% là một con số khá khiêm tốn. Để đạt được sự gia tăng này ngân hàng đã linh hoạt hơn trong công tác huy động vốn, với mức lãi suất phù hợp cùng với các hình thức tiết kiệm dự thưởng chia làm nhiều đợt với trị

giá giải đặc biệt lên đến cả tỷ đồng; đồng thời trong dịp tết 2007, ngân hàng còn có

chương trình “Lộc xuân may mắn đến mọi nhà” với giải nhất là một xe Toyota Camry trị giá 1 tỷ đồng nên đã thu hút được khách hàng. Bên cạnh đó là sự nhiệt tình, phong cách phục vụ lịch sự tận tình của đội ngũ nhân viên nên thu hút được

khách hàng đến gửi tiền, làm cho loại tiền gửi này tăng lên trong năm và liên tục

tăng cao trong năm 2007. Trong năm này, ngoài các chương trình tiết kiệm dự thưởng thì ngân hàng còn đưa ra các chương trình mới thu hút được nhiều khách hàng. Điểm nổi bật của chương trình này và cũng là lợi thế cạnh tranh của sản phẩm

so với các sản phẩm tiết kiệm khác có trên thị trường là tiện ích quản lý vốn tự động, lãi suất gia tăng theo mức số dư tiền gửi ....Bên cạnh đó, ngân hàng cũng đã triển khai sản phẩm mới là tiết kiệm rút dần thu hút được nhiều khách hàng tham gia. Với các hình thức trên đã làm cho tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng cũng như

vốn huy động tăng lên đáng kể trong năm 2007.

Năm 2008 là một năm kinh tế sóng gió với nhiều biến động trên thị trường tài chính, giá cả hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, giá gạo tăng rất

cao. Bên cạnh đó, tỷ lệ lạm phát năm vào 8/2008 được xem như một kỷ lục : 28,3%. Vào cuối năm 2008, tỷ lệ lạm phát cao đẩy lãi suất huy động vốn của ngân hàng lên mức 17% / năm. Nhưng lãi suất này so với các ngân hàng khác thì vẫn còn thấp hơn

nên chỉ thu hút được các khách hàng trung thành của ngân hàng. Dù vậy, lượng tiền

gửi tiết kiệm trong năm này cũng đạt được 154.469 triệu đồng, tăng 40% so với năm

2007. Mặc dù tỉ lệ tăng trưởng thấp hơn năm 2007 nhưng đây vẫn là con số có thể

chấp nhận được khi tình hình chung của ngành tài chính ngân hàng và kinh tế nước ta đang đối mặt với rất nhiều khó khăn.

Xét về mặt tỷ trọng trong cơ cấu vốn huy động của ngân hàng thì tiền gửi tiết

kiệm chiếm tỷ trọng cao nhất ( khoảng từ 58% đến 62%). Đây là một biểu hiện tốt

của khả năng kinh doanh của ngân hàng. Dù vào năm 2007 và 2008, tỷ lệ này có giảm xuống so với năm 2006, nhưng sự giảm này không đáng kể. Lý do là do sự ảnh hưởng của nền kinh tế đang bị suy thoái. Tuy vậy phải nhìn nhận rằng để đạt được thành tích như vậy thì ngân hàng cũng đã những chính sách kinh doanh đúng đắn và hiệu quả, chính sách huy động vốn phù hợp tạo được niềm tin nên khách hàng gửi

tiền.

b)Tiền gửi của các tổ chức kinh tế

Về tiền gửi của các tổ chức kinh tế, đây là nguồn huy động đem lại cho ngân

hàng nhiều thuận lợi nhất, bởi khách hàng chủ yếu là các đơn vị kinh tế để thuận

tiện cho việc thanh toán của mình đã mở tài khoản tiền gửi ở ngân hàng, đáp ứng

nhu cầu kinh doanh. Do đó, mà trong cơ cấu loại tiền gửi này, tiền gửi thanh toán

chiếm tỷ trọng cao còn tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng thấp. Nhìn vào biểu đồ ta

thấy loại tiền gửinày tăng đều trong những năm qua.

Năm 2007, loại tiền gửi này đạt 64.398 triệu đồng, tăng 73,5% so với năm 2006. Năm 2006, tiền gửi của các tổ chức kinh tế chỉ đạt 37.108 triệu đồng. Sở dĩ loại tiền

gửi này tăng vào năm 2007 là do cả tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn đều tăng. Trong đó, chủ yếu là do sự tăng mạnh của tiền gửi thanh toán không kỳ hạn với tốc độ tăng là 85,2%. Do nhu cầu thanh toán trong quá trình kinh doanh ngày càng nhiều nên khách hàng doanh nghiệp mở nhiều tài khoản để thanh toán qua ngân hàng được dễ dàng và nhanh chóng.

Đến năm 2008, tiền gửi của các tổ chức kinh tế đạt 82.719 triệu đồng, tăng

28,4% so với năm 2007. Cũng như năm 2007, loại tiền gửi này tăng lên là do sự tăng lên của cả tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn. Tuy nhiên, tỷ trọng của cả 2 loại này để giảm xuống so với năm 2007 là do và năm 2008, cùng với sự phát triển của

nền kinh tế địa phương thì nhu cầu vốn của khách hàng cũng tăng lên, hơn nữa trong năm giá cả hàng hoá tăng cao do lạm phát tăng nên các khách hàng này đã rút bớt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nghệ, mua nguyên vật liệu, hàng hoá phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh...

Vì vậy, mà làm cho tiền gửi của tổ chức kinh tế tăng trưởng với tốc độ thấp hơn

nhiều so với năm 2007, chỉ đạt 28,4%. Đây là loại tiền gửi chiếm tỷ trọng cao thứ

hai sau tiền gửi tiết kiệm, khoảng từ 31% đến 34% trong cơ cấu huy động vốn của

ngân hàng. Qua bảng số liệu 3-Tình hình huy động vốn của ngân hàng VIB Cần Thơ qua 3 năm, ta thấy tỷ trọng của loại tiền gửi này có nhiều biến động, tăng lên rồi

giảm xuống trong năm 2008. Nhưng sự biến động này không đáng kể. Tiền gửi của

các tổ chức kinh tế vẫn đạt được sự tăng trưởng.

Nhìn chung cùng với sự phát triển của địa phương thì các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn cũng không ngừng phát triển, quy mô ngày càng được mở rộng và nhu cầu sử dụng các dịch vụ thanh toán của ngân hàng cũng tăng lên. Với các dịch vụ

thanh toán hiện đại,đa dạng và mức cho phí hợp lý nên ngày càng nhiều khách hàng

đến quan hệ với ngân hàng góp phần làm cho tiền gửi thanh toán cũng như tiền gửi

tổ chức kinh tế tăng lên nhiều hơn.

c)Tiền gửi của các tổ chức tín dụng

Tiền gửi của các tổ chức tín dụng là loại tiền gửi chiếm tỷ trọng thấp nhất trong cơ cấu huy động vốn của ngân hàng, khoảng từ 7,2% đến 9,2%. Qua 3 năm, tỷ trọng

của loại tiền gửi này vẫn tăng lên đều đặn. Vào năm 2007, loại tiền gửi này đạt

14.022 triệu đồng, tăng 63,7% so với con số 8.564 triệu đồng của năm 2006. Đến

2008, con số này là 23.955 triệu đồng, tăng 9.933 triệu đồng hay tăng 70,8% so với năm trước.

Như vậy, nhìn chung thì loại tiền gửi này vẫn đạt tốc độ tăng trưởng khá tốt và

ổn định hơn hai loại tiền gửi trên qua các năm. Chỉ riêng tiền gửi của các tổ chức tín

dụng là đạt tốc độ tăng trưởng năm 2008 so với 2007 cao hơn tốc độ này của năm

2007 so với 2006 trong cả ba loại tiền gửi Đây là một dấu hiệu tốt cho thấy VIB

Cần Thơ đã đạt được sự tín nhiệm trong lòng các tổ chức tín dụng khác nên họ đã mở nhiều tài khoản gửi tiền hơn tại ngân hàng. Đây là một bước quan trọng trong

quá trình khẳng định thương hiệu và tiềm năng phát triển của VIB Việt Nam nói

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về rủi ro tín dụng tại VIB Cần Thơ (Trang 41 - 47)