Chi phí ngoài lãi Chi phí lã
4.7. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh: 1 Tốc độ phát triển kinh tế:
4.7.1. Tốc độ phát triển kinh tế:
Kinh tế thế giới:
Tiếp tục đà suy giảm từ cuối năm 2007, kinh tế thế giới năm 2008 vẫn đối mặt nhiều khó khăn và chưa có dấu hiệu hồi phục. Tăng trưởng kinh tế ở hầu hết các quốc gia đã chậm lại trung bình giảm 0,5-1% so với mức tăng trưởng của năm 2007 và sau đó là nguy cơ suy thoái đang ngày một trở nên thách thức đối với các nền kinh tế. Cùng với sự biến động bất thường của các hang hóa trọng yếu như vàng, dầu lửa, lương thực…đang có biểu hiện giảm sút. Cuộc khủng hoảng trên thị trường tài chính Mỹ cùng với sự sụp đổ của hàng loạt định chế tài chính Mỹ và Châu Âu đã làm cho thị trường chứng khoán trên thế giới xuống dốc nhanh chóng. Việc khủng hoảng tài chính là rất đáng báo động và không dừng ở phạm vi khủng hoảng hệ thống công ty tài chính như các ngân hàng đầu tư, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư mà đã lan sang hệ thống ngân hàng thương mại và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất, thương mại, dịch vụ khác.
Kinh tế Việt Nam:
Trước các biến động của kinh tế thế giới và những khó khăn trong nước, chính phủ đã tiếp tục thúc đẩy thực hiện 8 nhóm giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát. NHNN vẫn tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt thong qua công cụ lãi suất cơ bản và hạn chế tốc độ tăng trưởng tín dụng, nhưng đã linh hoạt hơn trong hổ trợ các NHTM về thanh lhoarn, thể hiện ở việc tăng lãi suất đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc và cho phép các NHTM cầm cố tín phiếu bắt buộc để vay vốn. Điều này đã giúp các NHTM có điều kiện giảm lãi suất cho vay để phục vụ nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp. Ngoài ra, trước những biến động của khủng hoảng tài chính Mỹ, Chính phủ đã chủ động chủ trì họp để nghiên cứu, đánh giá các tác động của khủng hoảng và có những chỉ đạo nhằm hạn chế những ảnh hưởng của nó tới Việt Nam.
- GDP:
Mặc dù chịu nhiều biến động của nền kinh tế thế giới cùng với những tác động của thiên tai, dịch bệnh xảy ra trong nước, nhưng nhờ nỗ lực kiềm chế lạm phát của Chính phủ và các cấp, các ngành nên tổng sản phẩm trong nước
(GDP) năm 2008 là 6,25%; thấp hơn 2,25% so với năm 2007 và thấp hơn 0,77% so với kế hoạch điều chỉnh.Con số GDP tuyệt đối của cả nước năm 2008 đạt 1487 ngàn tỷ đồng. Với dân số Việt Nam khoảng 86160 ngàn người, GDP bình quân của mỗi người dân đạt khoảng 16700 đồng/USD thì GDP trung bình của người dân Việt Nam đã đạt 1024 USD/ người. Năm 2008, lạm phát tính qua chỉ số CPI đã lên đến 19,89%, USD mất giá 2,35%. Tốc độ tăng trưởng GDP cho thấy tình hình lạm phát, giá cả các mặt hàng tăng cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân.