Chi phí ngoài lãi Chi phí lã
4.6. Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh:
Bảng 6: Chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Cần Thơ Chỉ tiêu Năm So sánh Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2007/2006 Năm 2008/2007 Tổng nguồn vốn (tỷ đồng) 838 946 1.080 108 134 Tổng dƣ nợ (tỷ đồng) 808 923 1.069 115 146 Vốn huy động (tỷ đồng) 503 424 480 -79 56 Vốn huy động/ Tổng dƣ nợ (%) 62,3 45,9 44,9 -16,4 -1 Hệ số thu nợ (%) 102,9 95,6 95,4 -7,3 -0,2 Nợ quá hạn/Tổng dƣ nợ (%) 0,6 0,1 10,5 -0,5 10,4 Vòng quay vốn tín dụng (vòng/năm) 3,7 3,7 3,1 0 -0,6 Rủi ro tín dụng (%) 14,34 3,89 13,35 -10,45 9,46 Tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu (ROS) 12,4 11,7 5,38 -0,7 -6,32 Tỷ suất lợi nhuận/Tổng tài sản (ROA) 2,4 1,6 1,2 -0,8 -0,4 (Nguồn : Phòng Kế hoạch Tổng hợp, tháng 4/2009) Vốn huy động/ Tổng dƣ nợ:
năm. Nguyên nhân là do vốn huy động của chi nhánh qua 3 năm có sự biến động nên việc sử dụng nguồn vốn này vào mục đích cho vay cũng biến động theo. Mặc dù tỷ số này giảm qua các năm nhưng vẫn ở mức trung bình là 50% chứng tỏ chi nhánh sử dụng nguồn vốn huy động để cho vay có hiệu quả.
Hệ số thu nợ (Doanh số thu nợ/Doanh số cho vay):
Theo số liệu ở bảng 6 ta thấy hệ số thu nợ của chi nhánh trong năm 2006 là 102,9%; cao hơn so với năm 2007 và 2008. Tuy nhiên, hệ số thu nợ trong năm 2007 và 2008 giảm không đáng kể so với năm 2006 do chi nhánh đặc biệt chú trọng đến việc thẩm định dự án của khách hàng khi vay vốn nên tránh được phần nào tình trạng nợ khó đòi, giảm rủi ro tín dụng cho chi nhánh.
Nợ quá hạn/Tổng dƣ nợ:
Đây là một trong những chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng. Trong năm 2007, nợ quá hạn trên tổng dư nợ của chi nhánh là 0,1%; giảm 0.5% so với năm 2006. Đây là điều đáng mừng vì tỷ số này càng thấp thì hiệu quả tín dụng càng cao, cho thấy nợ quá hạn của chi nhánh thấp. Năm 2008, tỷ số này tăng đến 10,5% thể hiện nợ quá hạn khó đòi của chi nhánh tăng cao.
Vòng quay vốn tín dụng:
Vòng quay vốn tín dụng phản ánh tình hình luân chuyển vốn của ngân hàng trong một kỳ nhất định mà cụ thể ở BIDV chi nhánh Cần Thơ mà ta đang xem xét là một năm. Đồng vốn quay vòng càng nhanh càng tốt và đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Vòng quay vốn tín dụng của chi nhánh khá cao chứng tỏ chi nhánh hoạt động có hiệu quả, thu được nhiều lợi nhuận hơn. Cụ thể năm 2006 và 2007, vòng quay vốn tín dụng của chi nhánh là 3,7 vòng; đến năm 2008, vòng quay vốn tín dụng giảm còn 3,1 vòng. Qua sự sụt giảm của vòng quay tín dụng trong năm 2008 cho thấy đồng vốn của chi nhánh giảm trong năm này, điều này chứng tỏ hiệu quả hoạt động tín dụng của chi nhánh giảm. Vì vậy, chi nhánh cần phải nhanh chóng tìm ra biện pháp khắc phục để vòng quay vốn luôn tăng. Có như thế thì hoạt động kinh doanh của chi nhánh mới có hiệu quả hơn.
Rủi ro tín dụng (Nợ xấu/Tổng dƣ nợ):
Rủi ro tín dụng trong ngân hàng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình theo cam kết. Rủi ro tín dụng là chỉ tiêu đánh giá
hoạt động tín dụng của ngân hàng. Một điều mà bất kỳ một ngân hàng nào đều cũng gặp phải là việc tồn tại các khoản nợ xấu và nợ quá hạn, nhưng vấn đề cần quan tâm là tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng đó cao hay thấp. Tỷ lệ nợ xấu đối với tổng dư nợ của chi nhánh qua 3 năm biến động khá phức tạp. Năm 2006 là 14,34%, đến năm 2007 giảm xuống 3,89% nhưng năm 2008 lại tăng lên 13,35%. Sở dĩ tỷ lệ nợ xấu năm 2007 giảm hơn so với năm 2006 là do chi nhánh tăng cường công tác thu nợ và xử lý nợ và ý thức trả nợ của khách hàng tăng lên đã giúp cho tỷ lệ nợ xấu giảm. Để làm giảm nợ xấu thì phải có sự nổ lực từ nhiều phía: từ sự quản lý hiệu quả của Ban lãnh đạo chi nhánh và sự cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ tín dụng cộng thêm thiện chí trả nợ của khách hàng, điều này nên được duy trì và phát huy hơn nữa trong tương lai.
Tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu (ROS):
Tỷ số này phản ánh cứ một đồng doanh thu thuần thì mang lại bao nhiêu % lợi nhuận, tỷ số này càng cao thì chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của chi nhánh càng tốt. Qua bảng trên ta thấy tỷ số này liên tục giảm qua 3 năm, tuy nhiên số lượng giảm không đáng kể: năm 2006 là 12,4; năm 2007 là 11,7; năm 2008 giảm còn 5,38. Vì ROS tỷ lệ thuận với lợi nhuận nên khi lợi nhuận giảm thì tỷ số này cũng giảm. Điều này chứng tỏ doanh thu của chi nhánh có tăng nhưng do chi phí cũng tăng làm cho lợi nhuận giảm. Qua sự giảm liên tục của tỷ suất lợi nhuận trên tổng doanh thu cho thấy chi nhánh cần tìm ra nguyên nhân để nâng cao chất lượng kinh doanh, thu về nhiều lợi nhuận cho chi nhánh trong thời gian tới.
Tỷ suất lợi nhuận/Tổng tài sản (ROA):
Tỷ suất lợi nhận trên tổng tài sản của chi nhánh có xu hướng giảm qua 3 năm. Mặc dù tổng tài sản của chi nhánh qua 3 năm đều tăng nhưng do lợi nhuận giảm nên làm cho tỷ số này giảm theo.
Tóm lại, qua việc phân tích các tỷ số trên, chi nhánh có thể rút ra điểm mạnh, điểm yếu, biết được nguyên nhân làm sụt giảm lợi nhuận của chi nhánh để tìm cách khắc phục, đồng thời chi nhánh có thể so sánh các tỷ số này với các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn để đưa ra kế hoạch kinh doanh có hiệu quả hơn.