Thu từ lãi cho vay Thu từ lãi tiền gử

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về hoạt động kinh doanh tại ngân hàng đầu tư và phát triển Cần Thơ (Trang 31 - 34)

Thu từ lãi tiền gửi

Hình 6 : Thu nhập từ lãi của BIDV chi nhánh Cần Thơ từ 2006- 2008

Qua hình trên ta thấy thu nhập từ lãi của chi nhánh chủ yếu là thu từ lãi vay, chiếm tỷ lệ cao trong tổng số thu nhập từ lãi. Cũng như tất cả các ngân hàng thương mại khác thì khoản thu chủ yếu và luôn chiếm tỷ trọng cao (khoảng 90%) trong tổng thu nhập của chi nhánh chính là thu từ hoạt động tín dụng mà cụ thể là thu từ lãi cho vay. Do đó, tốc độ tăng trưởng từ việc thu lãi cho vay cũng xấp xĩ với tốc độ tăng trưởng của thu nhập. Năm 2007, thu nhập từ lãi cho vay không tăng nhiều so với năm 2006. Đến năm 2008, hoạt động từ thu lãi cho vay của chi nhánh tăng 77,4% so với năm 2007. Sở dĩ tốc độ tăng trưởng thu nhập từ lãi cho vay tăng khá cao trong năm 2008 như vậy là do chi nhánh đã có nhiều chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp trong việc vay vốn, kết hợp thành công giữa công tác mở rộng tăng cường cho vay và công tác kiểm tra, đôn đốc thu lãi các khoản vay đúng hạn. Thu từ lãi tiền gửi chiếm tỷ lệ thấp so với thu từ lãi cho vay vì nguồn tiền huy động của chi nhánh đã sử dụng vào việc cho vay, tính hiệu quả vào thu nhập tín dụng. Thu nhập 1 tỷ đồng từ lãi tiền gửi năm 2006 là do chi nhánh gửi tiền có kỳ hạn tại Trung ương. Đến năm 2007 và 2008, việc thu từ lãi tiền gửi của chi nhánh chiếm tỷ lệ không đáng kể.

4.3.2. Thu nhập ngoài lãi: Đvt: tỷ đồng Đvt: tỷ đồng 128 86 42 100 84 16 174 149 25 0 50 100 150 200

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Thu nhập Thu nhập từ lãi Thu nhập ngoài lãi

Hình 7: Thu nhập ngoài lãi của BIDV chi nhánh Cần Thơ từ 2006 - 2008

Thu nhập ngoài lãi là các khoản thu khác của chi nhánh không tính vào lãi của chi nhánh như thu từ phí dịch vụ ATM, thu hoàn nhập dự phòng rủi ro,…chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nhập của chi nhánh. Tuy nhiên, nó cũng ảnh hưởng một phần nào đó vào lợi nhuận của chi nhánh. Năm 2006, tổng thu nhập của chi nhánh là 128 tỷ đồng thì thu nhập ngoài lãi chiếm 32,8%. Năm 2007, thu nhập ngoài lãi giảm 61,9% so với năm 2006. Đến năm 2008, thu nhập ngoài lãi tăng 56,3% so với năm 2007 nhưng vẫn thấp hơn năm 2006. Thu nhập này chiếm tỷ lệ thấp trong tổng thu nhập nhưng nó có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của chi nhánh.

Nhìn chung, tổng thu nhập của chi nhánh trong năm 2008 tăng so với năm 2007 và 2006 là do chi nhánh đã và đang tăng cường mở rộng hoạt động cho vay đối với các ngành công nghiệp chế biến, xây dựng, hoạt động tài chính, thương mại và dịch vụ đồng thời kiểm soát tốt công tác thu lãi và gốc của các món vay khi đến hạn. Đặc biệt là áp dụng nhiều biện pháp linh hoạt để thu về những món vay quá hạn, thậm chí là những món vay đã quá hạn trong một thời gian dài.

Tóm lại, việc phân tích thu nhập là một phần không thể thiếu và rất quan trọng trong việc phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Vì thu

hình, cơ cấu thu nhập và xác định được nguyên nhân tác động đến thu nhập của chi nhánh. Từ đó, chi nhánh sẽ có những biện pháp để làm tăng thu nhập, góp phần nâng cao lợi nhuận cho chi nhánh.

4.4. Phân tích tình hình chi phí: 4.4.1. Chi phí lãi: 4.4.1. Chi phí lãi: Đvt: tỷ đồng 28 98 25 25 47 32 0 20 40 60 80 100 120

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Chi phí trả lãi tiền gửi Chi phí trả lãi tiền vay

Hình 8: Chi phí lãi của BIDV chi nhánh Cần Thơ từ 2006 - 2008

Chi phí lãi là chi phí có liên quan đến thu nhập và là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Ta thấy chi phí trả lãi tiền gửi từ năm 2006 đến 2008 biến động không đáng kể, trung bình là 26 tỷ đồng/năm, năm 2008 tăng 12% so với năm 2007 và chiếm 22,2% tổng chi phí lãi. Tiền gửi là số tiền của khách hàng gửi tại tổ chức tín dụng dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các hình thức khác. Tiền gửi được hưởng lãi và phải được hoàn trả cho người gửi tiền. Trong khi đó, chi phí trả lãi tiền vay luôn cao hơn phí trả lãi tiền gửi và có sự biến động qua các năm. Chi phí lãi là chi phí có liên quan đến thu nhập của chi nhánh. Chi phí lãi là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Cụ thể năm 2007 giảm 31,9% so với năm 2006, năm 2008 tăng lên đến 98 tỷ đồng. Đây là khoản chi lớn nhất của chi nhánh, chiếm 77,8% tổng chi phí của chi nhánh. Trong 3 năm thì năm 2008 số lãi tiền vay phải trả tăng cao vì trong năm 2008 xảy ra khủng hoảng tài chính gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, nên phải cần lượng tiền lớn để cho họ vay khắc phục khó khăn. Thành phố có nhiều dự án lớn phải triển khai nhằm khuyến khích

phát triển kinh tế thành phố mà nguồn vốn huy động từ tiền gửi của khách hàng còn rất hạn chế nên chi nhánh phải vay thêm ngân hàng Trung ương và các tổ chức tín dụng khác nên phải trả lãi cao.

4.4.2. Chi phí ngoài lãi:

Đvt: tỷ đồng 72 36 57 28 126 35 0 50 100 150 200

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về hoạt động kinh doanh tại ngân hàng đầu tư và phát triển Cần Thơ (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)