- Chỉ số 1: dư nợ ngắn (trung, dài hạn) / tổng dư nợ (%)
Ý nghĩa: chỉ số này dùng để xác định cơ cấu tín dụng theo thời hạn. Chỉ số
này giúp nhà phân tích đánh giá được cơ cấu đầu tư như vậy có hợp lý chưa và
có giải pháp để điều chỉnh kịp thời.
- Chỉ số 2: Vòng quay vốn tín dụng = Doanh số thu nợ/Dư nợ bình quân (vòng)
Trong đó dư nợ bình quân được tính
theo công thức sau:
Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ
Dư nợ bình quân =
2
Ý nghĩa: vòng quay tín dụng của ngân hàng là chỉ tiêu đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ nhanh hay
chậm. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ vốn quay càng nhanh, ngân hàng hoạt động có hiệu quả và ngược lại.
- Chỉ số 3: Hệ số thu nợ = Doanh số thu nợ / doanh số cho vay (%)
Ý nghĩa: chỉ tiêu này đánh giá công tác thu hồi nợ cho vay của ngân hàng. Giúp đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu hồi nợ của ngân hàng. Nếu hệ số này lớn chứng tỏ khả năng thu hồi nợ càng tốt.
2.1.4. Những yếu tố đã được khẳng định là ảnh hưởng đến nhu cầu vốn của nông hộ
Theo nhìn nhận từ thực tế cho thấy, bất cứ một ngành nghề nào khi mở đầu
hoạt động sản xuất nguồn vốn ban đầu luôn làm cho nhà đầu tư quan tâm. Sản
xuất nông nghiệp cũng không ngoại lệ, chi phí đầu tư cho hoạt động ban đầu là rất lớn, từ chi phí giống, chuồng trại đến thức ăn, phân bón, công lao động là rất
lớn. Nông dân có thể nói là thành phần có thu nhập thấp trong xã hội việc đầu tư như vậy xem như không thể. Vì vậy, hộ nông dân bắt đầu nghĩ đến những nguồn
vốn vay, có hai nguồn vốn vay: nguồn vốn chính thức từ các ngân hàng hay tổ
chức tín dụng khác hoạt động theo quy định của Nhà nước và nguồn vốn không
chính thức ở nông thôn. .
Hoạt động tín dụng ở khu vực nông thôn, ngân hàng gặp nhiều khó khăn, khách hàng chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nên bất ổn về giá cả sản
cho ngân hàng, đồng thời sản xuất nông nghiệp có chu kỳ sản xuất và trả nợ không thường xuyên, mang tính mùa vụ cao.
Vậy, nông dân sẽ tìm đến đâu để có thể vay vốn phục vụ cho nhu cầu sản xuất
của mình? Để khảo sát nhu cầu của khách hàng, dù doanh số cho vay đang tăng lên, nhưng khách hàng chủ yếu ở huyện Chợ Mới là nông dân và sẽ không thể nói trước được điều gì nếu không tìm hiểu thông tin về khách hàng bên cạnh
những chính sách đúng đắn của ngân hàng. Vì vậy nghiên cứu nhu cầu của khách
hàng là rất cần thiết để Ban giám đốc ngân hàng có cơ sở tham khảo và đưa ra
những quyết định phù hợp.
Những yếu tố sau ảnh hưởng đến nhu cầu vốn vay của hộ sản xuất nông nghiệp:
+ Tài sản thế chấp: tài sản thế chấp thường là những bất động sản thuộc
quyền sở hữu của người đi vay hoặc phải được sự ủy quyền của người sở hữu thì
người vay mới được vay. Tài sản của hộ nông dân thể hiện ở hai chỉ tiêu là diện tích đất và quyền sở hữu đất hợp pháp. Quyền sở hữu hợp pháp về đất đai hiện
tại được cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất. Tài sản thế chấp có ảnh hưởng
lớn và trực tiếp đến khả năng vay vốn và lượng vốn vay của nông dân. Theo quy định của NHNo&PTNT thì lượng vốn có thể vay tối đa là 75% giá trị tài sản thế
chấp. Đó được xem như là tuyến phòng thủ thứ hai của ngân hàng khi tuyến
phòng thủ thứ nhất không đảm bảo được khả năng trả nợ cho ngân hàng. Tuy nhiên ngân hàng luôn kỳ vọng người vay có thể trả nợ gốc và lãi cho mình đúng
hạn. Việc thanh lý và phát mãi tài sản thế chấp, cầm cố chỉ là giải pháp sau cùng mà ngân hàng không mong muốn. Tài sản thế chấp không ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu vay vốn của hộ nông dân nhưng đây là yếu tố quyết định xem hộ có
thể vay vốn tại các tổ chức tín dụng chính thức .
+Trình độ học vấn: đối với những người có trình độ học vấn cao, việc sử
dụng các nguồn vốn vay thường có hiệu quả hơn, am hiểu quy tắc cũng như các
+ Số người trong hộ: khi số thành viên trong gia đình càng nhiều thì nhu cầu chi tiêu cho gia đình càng nhiều, khi đó số tiền họ có thể tiết kiệm không nhiều trong khi chi phí để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp lớn do đó nhu cầu về lượng vốn vay càng nhiều.
+ Chi phí sản xuất: chi phí sản xuất là nhân tố quyết định xem hộ có vay vốn
sản xuất hay không? Những hộ có chi phí sản xuất cao thường có nhu cầu vốn cao hơn.
+ Vốn tự có: đây là điều kiện đủ để hộ nông dân có quyết định vay vốn hay
không? Họ vay vốn khi vốn tự có của mình không đủ cho quá trình sản xuất. Vốn
tự có càng thấp, chi phí sản xuất càng lớn thì nhu cầu vốn vay càng lớn.
+ Lợi nhuận: là khoản thu nhập sau khi hộ nông dân bán sản phẩm của mình ra thị trường và trừ đi những khoản chi phí cho quá trình sản xuất. Lợi nhuận thể
hiện khả năng trả nợ vay ngân hàng của hộ nông dân. Nếu lợi nhuận càng tăng
nhu cầu vay vốn sẽ có xu hướng giảm, đó là những nhận định trên cơ sở lý luận.
+ Lãi suất: khi vay vốn với mức lãi suất thực tế họ phải trả là bao nhiêu là vấn đề quan tâm của người vay vốn đặc biệt là hộ nông dân sản xuất nông
nghiệp. NHNo&PTNT có một lợi thế đó là vì đây là một Ngân hàng nhà nước, thường có mức lãi suất thấp và mục tiêu của ngân hàng là phục vụ hộ nông dân là chủ yếu.
+ Quy mô sản xuất: quy mô sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu
vốn vay của khách hàng. Quy mô tăng nghĩa là cần một lượng vốn nhất định để đầu tư ban đầu cho quá trình sản xuất, cũng như chi phí tăng lên khi tăng quy mô.
Quy mô giảm thì khoản chi phí sản xuất hàng năm sẽ giảm có thể ảnh hưởng đến
nhu cầu vốn vay của khách hàng.
+ Nhu cầu quá khứ: nhu cầu vốn vay trong quá khứ cũng có ảnh hưởng đến
nhu cầu vốn vay trong tương lai. Hộ nông dân thường có thu nhập không ổn định và thường là thấp, trang trải những chi phí trong quá trình sản xuất, chi phí vay
đình, nên trong quá trình sản xuất cho vụ mùa sau thường cũng có nhu cầu vay vốn.
Dựa vào những nhận định trên cơ sở lý luận và những nghiên cứu trước đây
mà em tham khảo được đã khẳng định các yếu tố trên có ảnh hưởng trực tiếp đến
nhu cầu vốn vay của nông hộ. Vì vậy, trong đề tài này các yếu tố trên cũng được đưa vào mô hình để xem xét sự ảnh hưởng của nó đến nhu cầu vốn vay của hộ
nông dân ở NHNo&PTNT huyện Chợ Mới là như thế nào, có khác biệt gì so với
các nghiên cứu trước đây.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu: 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu:
Nguồn số liệu thứ cấp: nguồn số liệu thứ cấp thực tế thu thập từ:
- Thu thập thông tin tại phòng tín dụng NHNo&PTNT huyện Chợ Mới
- Tham khảo các ý kiến của lãnh đạo ngân hàng, các anh chị tại phòng tín dụng
về các vấn đề có liên quan.
- Bảng tổng kết tình hình tín dụng của ngân hàng từ 2006 – 2008. - Định hướng hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
- Một số nhận định đánh giá của các nhà chuyên môn, quản lý trong lĩnh vực tài chính – tiền tệ.
- Thu thập thông tin từ các văn bản, quyết định, sách báo, tạp chí, Internet
Nguồn số liệu sơ cấp:
Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu: thu thập bằng cách tiến hành phỏng
vấn trực tiếp 30 nông hộ (nông hộ là khách hàng của ngân hàng), những mẫu này
2.2.2. Phương pháp phân tích:
Mục tiêu 1: Phân tích tình hình cho vay nông hộ tại NHNo&PTNT huyện
Chợ Mới.
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu 1 cần sử dụng một số phương pháp
sau:
+ Phương pháp phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay.
+ Phương pháp phân tích tổng hợp.
+ Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số
của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.
0 1 y y y Trong đó:
y0 là chỉ tiêu năm trước
y1 là chỉ tiêu năm sau
y là phần chênh lệch tăng, giảm của chỉ tiêu kinh tế
Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính và số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động hay không và tìm ra nguyên nhân từ đó đề ra giải pháp khắc phục.
+ Phương pháp so sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị
số của kỳ phân tích với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế:
% 100 100 1 x y y y o Trong đó:
y0 là chỉ tiêu năm trước
y1 là chỉ tiêu năm sau
y biểu hiện tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu kinh tế.
Phương pháp dùng để làm rõ tình hình biến động của các mức độ của các
chỉ tiêu kinh tế trong một thời gian nào đó.
Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vốn vay của nông
hộ.
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu 2 cần sử dụng một số phương pháp
+ Phương pháp thống kê miêu tả. + Phương pháp hồi quy tương quan.
Mục đích của việc thiết lập phương trình hồi quy là tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến một chỉ tiêu quan trọng nào đó, chọn những nhân tố có ý nghĩa, từ đó
phát huy nhân tố có ảnh hưởng tốt và khắc phục nhân tố có ảnh hưởng xấu. Phương trình hồi quy có dạng:
Y= α0 + α1 X1 + α2 X2 + α3 X3 + …+ αk Xk
Trong đó:
Y: biến phụ thuộc
Xi: biến độc lập (i = 1,2,3…k)
Các tham số α0 ,α1,…αk được ước lượng bằng phần mềm SPSS.
+ Phần mềm EXCEL để nhập số liệu, phầm mềm SPSS để xử lý số liệu.
Mục tiêu 3: Đề ra những biện pháp giúp ngân hàng đánh giá chính xác hơn
nhu cầu vốn của nông hộ và giúp nông hộ tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng. Thực hiện được mục tiêu 3 sử dụng phương pháp sau:
+ Phương pháp phỏng vấn chuyên gia, tham khảo và tổng hợp ý kiến
chuyên gia qua báo Kinh tế Sài Gòn và Tạp chí chuyên ngành.
+ Thông qua kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu vốn vay của nông hộ (từ việc điều tra phỏng vấn trực tiếp nông hộ) từ đó đề ra các giải
pháp nhằm nâng cao khả năng cho vay và đáp ứng nhiều hơn nhu cầu vốn của
CHƯƠNG 3
GIỚI T HI ỆU NG ÂN HÀNG NÔN G NGHIỆ P – PHÁT T RIỂ N
NÔN G TH ÔN HUYỆ N C H Ợ M ỚI T Ỉ NH AN GI ANG
3.1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG 3.1.1. Lịch sử hình thành 3.1.1. Lịch sử hình thành
Ngày 14/07/1988, Tổng Giám đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam (nay là Thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam ) đã ra quyết định số 53/NH – TCCB cho phép thành lập chi nhánh ngân hàng nông nghiệp tỉnh An Giang, ngày 15/08/1988 chi nhánh ngân hàng nông nghiệp huyện Chợ Mới đã chính thức đi
vào hoạt động.
Ngày 23/05/1990, Hội đồng Nhà nước ban hành pháp lệnh về ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Ngân hàng phát triển nông nghiệp tỉnh An Giang và các chi nhánh trực thuộc được xem là ngân hàng thương mại quốc doanh. Đã qua hai lần đổi tên gọi và hiện nay gọi là “ Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp huyện Chợ
Mới” đã là đơn vị trực thuộc, đơn vị thành viên trong hệ thống ngân hàng nông nghiệp Việt Nam.
Khi mới thành lập chi nhánh ngân hàng nông nghiệp huyện Chợ Mới có trụ sở
chính tại số 10 Lê Lợi, thị trấn Chợ Mới. Do kinh tế huyện ngày một phát triển và địa bàn lớn, để tạo điều kiện cho bà con nông dân vay, gởi tiền được thuận
tiện, chi nhánh ngân hàng nông nghiệp huyện Chợ Mới đã mở rộng thêm phòng giao dịch Hòa Bình tại xã Hòa Bình.
3.1.2. Nhiệm vụ của ngân hàng
Với trọng tâm phát triển kinh tế, chi nhánh ngân hàng nông nghiệp huyện Chợ
Mới thực hiện tốt nhiệm vụ chính của ngân hàng là huy động vốn tại địa bàn để
cho vay hộ sản xuất kinh doanh theo đúng chế độ, thể lệ của ngành, định hướng
của ngân hàng nông nghiệp tỉnh An Giang và của chính quyền địa phương theo
nguyên tắc đảm bảo bù đắp chi phí rủi ro và có lợi nhuận.
Đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của khách hàng có đủ điều kiện theo quy định
của Nhà nước và có hướng xử lý thích hợp đối với các món vay. Đa dạng hóa các loại hình huy động vốn.
Tìm những biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả tín dụng.
Làm tròn nghĩa vụ nộp thuế, báo cáo tài chính, góp phần xây dựng và phát triển
kinh tế theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.
Nghiên cứu, tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật ứng dụng vào thực tế,
phát huy thế mạnh và khắc phục những mặt hạn chế, có định hướng vững mạnh
nâng cao hiệu quả hoạt động.
Đề xuất các phương án, kế hoạch tổng hợp đảm bảo nguyên tắc chi phí rủi ro
và có lợi nhuận. Phương án chỉ được phép triển khai và thực hiện sau khi được Giám đốc ngân hàng nông nghiệp tỉnh An Giang phê duyệt.
3.1.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng của phòng ban
HÌNH 3.1. SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC
01 Giám đốc: là người duy nhất trong cơ quan vừa lãnh đạo cơ quan vừa chịu
sự lãnh đạo trực tiếp của cấp trên và có những chức năng sau:
- Xác định nhiệm vụ và vai trò cơ quan để đề ra những mục tiêu kinh doanh, tạo ra lợi nhuận cho cơ quan.
- Ổn định và giải quyết các mâu thuẫn nội bộ.
01 Phó Giám đốc phụ trách kế toán – ngân quỹ: chịu trách nhiệm phụ trách
phòng kế toán – ngân quỹ, đồng thời trực tiếp chỉ đạo phòng hành chính nhân sự,
kể cả phòng giao dịch Hòa Bình. Giám Đốc Phó giám đốc (phụ trách KT – NQ) Phòng hành chánh - Nhân sự KT - ngân quỹ Phòng giao dịch Hòa Bình Tổ kiểm tra Phòng tín dụng
Phòng tín dụng: có 15 nhân viên bao gồm: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng, 1 cán bộ tín dụng phụ trách cho vay món lớn, còn lại là cán bộ tín dụng phụ trách
xã.
Phòng hành chính nhân sự:
- Cung cấp dụng cụ văn phòng cho các phòng ban.
- Bố trí nhân viên trực an ninh, bảo đảm an toàn tuyệt đối tài sản cơ quan.
- Quản lý, mua sắm tài sản cho nhu cầu hoạt động.
- Chăm sóc sức khỏe cho cán bộ viên chức nhằm hoạt động có hiệu quả.
Phòng kế toán – ngân quỹ:
- Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán như: thu, chi tiền mặt, ngân phiếu thanh
toán.
- Làm dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng (ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi), mở
tài khoản tiền gởi cá nhân, tổ chức kinh tế kể cả khoản thu chi trong ngày để xác định được lượng vốn hoạt động của ngân hàng.
- Thống kê số liệu, lưu giữ tài liệu thông tin cập nhật các số liệu, thanh toán bù trừ, chuyển tiền theo yêu cầu của khách hàng,…
Tổ kiểm tra nội bộ:
- Có chức năng kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động phát sinh tại ngân hàng.